HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Bệnh tiêu hóa

    9 lời khuyên cho hội chứng ruột kích thích

    Hiện nay, rất nhiều người đang phải vật lôn với các triệu chứng khủng khiếp của Hội chứng ruột kích thích (IBS). IBS không những khiến người bệnh khó chịu, bối rối mà còn gây cảm giác đau đớn vùng bụng. Tuy vậy, có thể nhiều người vẫn chưa biết rằng mức độ ảnh hưởng ít hay nhiều của chứng bệnh này còn tùy thuộc vào thói quen, cũng như cách thức ăn uống. Dưới đây là 9 bí quyết hữu hiệu dành riêng cho những ai đang phải khổ sở với Hội chứng ruột kích thích.

    Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một dạng rối loạn chức năng đường ruột mãn tính đặc trưng bởi đau vùng bụng dưới, đầy bụng, trung tiện nhiều, thay đổi thói quen đi tiêu (tiêu chảy và/hoặc táo bón). Đây là một bệnh lý khá phổ biến, theo thống kê, hiện nay cứ bảy người thường có một người bị bệnh.

    Nguyên nhân gây bệnh

    Hiện nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra hội chứng ruột kích thích, tuy nhiên có thể cân nhắc các nguyên do sau:

    * Tăng phản xạ dạ dày ruột

    * Do ruột nhạy cảm một cách bất thường với sự căng duỗi ruột

    * Xáo trộn tâm lý

    * Có hành vi nguy cơ hay nghề nghiệp liên quan với bệnh đường ruột

    * Không dung nạp thực phẩm.

    Các tác nhân phối hợp thường là những ức chế như thất vọng, stress kéo dài, thiếu sự điều hòa trong việc ngủ và nghỉ ngơi, sử dụng nhiều cà phê, do bệnh dạ dày ruột trước đó, điều trị kháng sinh, bất thường lượng dịch nhập và nhu động ruột.

    Lời khuyên dành cho bệnh nhân mắc chứng ruột kích thích:

    1. Duy trì chế độ ăn đều đặn

    Bệnh nhân nên bắt đầu ngày mới với bữa sáng và đảm bảo bổ sung thêm bữa nhẹ sau mỗi 3 hoặc 4 tiếng. Các bác sĩ cũng khuyến cáo người bệnh không nên bỏ bữa bởi việc này sẽ tạo khoảng trống cho khí tràn vào hệ tiêu hóa, gay ra cảm giác căng tức bụng, đầy hơi.

    1. Ăn theo thực đơn cân bằng, khoa học

    Lời khuyên này không chỉ dành riêng cho người bệnh mà bất kì ai cũng nên áp dụng. Các chất dinh dưỡng lành mạnh là một nhân tố hết sức quan trọng trong việc hỗ trợ hoạt động của hệ thống tiêu hóa. Chẳng hạn, ăn quá nhiều các món ăn nhanh, nhiều dầu mỡ như sandwich, xúc xích, gà rán,… thay vì bữa ăn cân bằng với tinh bột, đạm, rau xanh,… sẽ làm tăng áp lực lên hệ thống tiêu hóa dẫn đến những hậu quả khôn lường, mà IBS là một điển hình.

    dtd

    1. Ăn vừa phải

    Người mắc hội chứng ruột kích thích nếu ăn quá nhiều, quá no, hệ tiêu hóa vốn đã yếu có nguy cơ bị suy thêm, quá tải dẫn đến cảm giác căng cứng, tức hoặc có thể tiêu chảy. Do vậy, bệnh nhân nên ăn một lượng vừa đủ, hoặc chia thức ăn thành những bữa nhỏ.

    1. Ăn chậm rãi

    Căng thẳng là một nguyên nhân phổ biến của IBS. Do vậy, dùng bữa với tốc độ vừa phải giúp cơ thể có thời gian thư giãn, việc tiêu hóa cũng thuận lợi hơn. Ngoài ra, ăn chậm, nhai kỹ thức ăn sẽ giúp giảm áp lực hoạt động của dạ dày và ruột, hạn chế không khí thâm nhập vào khoang ruột.

    1. Bổ sung chất xơ hòa tan

    Cố gắng xoa dịu hệ thống của bạn với chất xơ cơ có trong cám yến mạch, lúa mạch, đậu, các loại hạt. Một số nghiên cứu cũng cho thấy chất xơ hòa tan có thể giảm bớt triệu chứng của IBS. Nó cũng có tác dụng giảm lượng cholesterol. Psyllium, một dạng chất xơ hòa tan có trong một số loại ngũ cốc, thực phẩm chức năng, có thể giúp bạn cảm thấy no bụng và kiểm soát cảm giác thèm ăn, thêm vào làm giảm ảnh hưởng của IBS.

    1. Uống nhiều nước

    Mỗi ngày nên uống từ 6 đến 8 ly nước. Các chất lỏng sẽ bổ sung lượng nước cho cơ thể nếu bị tiêu chảy, và làm mềm các chất thải nếu bạn đang đối phó với chứng táo bón.

    1uong-nhieu-nuoc

    1. Tránh đồ uống có ga và nước ngọt

    Các loại đồ uống chứa ga sẽ càng khiến cho hệ tiêu hóa càng thêm khó chịu. Fructose, thành phần chính trong các loại đồ uống có đường, cũng có thể tạo ra khí. Ngoài ra, người bệnh cũng nên hạn chế sử dụng ống hút bởi cách uống này khiến họ nuốt nhieuf không khí hơn.

    1. Không uống rượu và cà phê

    Đây có thể là một nhiêm vụ vô cùng khó khăn đối với các quý ông. Tuy nhiên, đây lại là một yêu cầu tiên quyết trong chữa trị Hội chứng ruột kích thích. Nguyên nhân do cà phê và rượu là những chất kích thích cực mạnh lên hệ tiêu hóa và làm gia tăng tác động của IBS.

    1. Thiết lập một danh sách thực phẩm cho riêng mình

    Có quá nhiều loại thực phẩm gây hại cho đường ruột và làm trầm trọng thêm các triệu chứng của IBS như: thực phẩm nhiều chất béo, đồ ăn cay, Lactose, các loại rau nhiều chất xơ không hòa tan như bông cải xanh, bắp cải, vỏ táo,…Vì vậy, để đảm bảo một chế độ ăn an toàn, người bệnh nên lập ra một danh sách các thực phẩm cần tránh và thực phẩm nên dùng.

    Dược sĩ Hưng


    3D V- serento_H+L (1)

    V-SORENTO – SỨC MẠNH CỦA ĐẠI TRÀNG

    Xem thông tin chi tiết tại đây.

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương
    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang
    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần