HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Các bệnh khác

    Cùng tìm hiểu về bệnh nấm da bàn chân

    Nấm bàn chân thường tác động tới khoảng giữa các ngón chân, nhưng có thể lan tới móng chân, gan bàn chân, gót chân và mu bàn chân. Khu vực truyền bệnh nguy hiểm nhất là nhà tắm, bể và bãi tắm.

    Một số điều kiện làm cho bàn chân dễ bị nhiễm nấm:  

    • Sống trong khí hậu ấm áp, khí hậu ẩm ướt 
    • Sử dụng chung hồ bơi, vòi tắm hoa sen, khăn tắm
    • Mang giày dép chặt chẽ, không thông thoáng 
    • Ra mồ hôi chân đầm đìa 
    • Mắc bệnh tiểu đường hoặc hệ thống miễn dịch yếu 
    • Đứng làm việc quá lâu
    • Thể lực yếu

    DẤU HIỆU  VÀ TRIỆU CHỨNG

     

    Có nhiều dấu hiệu và triệu chứng của nấm bàn chân, nhưng bạn có thể không mắc phải tất cả trong số chúng:

    • Ngứa, nhức và nóng ở giữa các ngón chân, đặc biệt là ở giữa ngón 3,4,5
    • Ngứa, nhức và nóng ở gan bàn chân.
    • Phồng giộp da.
    • Ngứa và tróc da, đặc biệt là giữa các ngón chân và gan bàn chân.
    • Mùi khó chịu
    • Da dày
    • Móng trở nên dày, dễ gãy, dễ xước, đổi màu hoặc bị bật móng

    VỊ TRÍ THƯỜNG GẶP

    • Khoảng giữa các ngón chân, đặc biệt là giữa 4 và 5
    • Lòng bàn chân 
    • Mu bàn chân 

    Nấm da bàn chân có thể một hoặc cả hai chân. Hình ảnh khác nhau tùy thuộc vào vị trí của bàn chân bị nhiễm trùng nấm: 

     

    – Mu bàn chân xuất hiện mảng da màu đỏ kèm vảy, ngứa, kích thước từ 1 đến 5 cm. Bờ gờ cao, mụn nước nhỏ, vảy da, hình tròn hoặc vòng cung, trung tâm của thương tổn có làn da có vẻ bình thường. 

     

    – Giữa các ngón chân có thể xuất hiện như viêm, có vảy, tiết dịch. Mặt da giữa các ngón chân hoặc dưới các ngón chân có thể nứt nẻ. Ngứa nhiều. 

     

    – Lòng bàn chân (mặt chân) có thể xuất hiện như da màu hồng đến màu đỏ với mức độ khác nhau.. 

     

    – Bệnh nấm da bóng nước, có mụn đau và ngứa vị trí thường bị là mu bàn chân hoặc long bàn chân. 

     

    – Tình trạng nghiêm trọng nhất của bệnh nấm da bàn chân là lở mụn mủ, loét nông, dày sừng đau đớn. Các tổn thương này đặc biệt phổ biến giữa các ngón chân, nhưng có thể bao gồm toàn bộ duy nhất lòng bàn chân. Do vậy tổn thương thường bị nhiễm vi khuẩn kết hợp. Loét bàn chân xảy ra thường xuyên nhất ở những người bị bệnh tiểu đường và những người có hệ thống miễn dịch yếu. 

     

     bệnh nấm da chân

    Một số hình ảnh về nấm da chân

    ĐIỀU TRỊ

     

    – Bị nhẹ: Bạn dùng thuốc chống nấm tại chỗ không cần đơn dạng mỡ, dung dịch, bột hoặc xịt. Hầu hết nhiễm trùng đáp ứng tốt với các thuốc dùng tại chỗ này. Ngoài ra, cố gắng giữ cho bàn chân của bạn khô tạo ra môi trường tiêu diệt các loại nấm. 

     

    – Bị nhiễm nấm nặng hoặc không đáp ứng với thuốc dùng tại chỗ, bác sĩ có thể kê cho bạn thuốc uống. Bác sĩ có thể kê kháng sinh đường uống nếu bạn có nhiễm khuẩn đi kèm.

     

    (Chú ý: Trong quá trình điều trị, nếu bạn đột ngột ngừng uống thuốc khi thấy triệu chứng thuyên giảm, bệnh có thể nặng trở lại. Vì vậy, để bệnh khỏi hoàn toàn, bạn cần tuân thủ phác đồ và thời gian điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.)

     

    Có mụn nước, mụn mủ, loét ở bàn chân thì cũng cần gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

     

    CÁCH PHÒNG TRÁNH BỆNH NẤM CHÂN

      

     – Rửa chân hàng ngày sạch sẽ với xà phòng và nước ấm. Chà sạch các vết bẩn, cả trong kẽ các ngón chân. Giữ cho chân bạn luôn khô, đặc biệt là các ngón chân.

     

     – Sát trùng các vết xây xát, kể cả vết xước nhỏ nhất.

     

    – Thận trọng khi rửa vết thương, không gây tổn thương da và móng, nhất là đối với mô mềm dưới móng.

     

    –  Chỉ sử dụng giày phù hợp, không gây xây xát chân và không cào xước da.

     

    – Chọn dùng loại dép thoáng hơi. Giữ sạch sẽ, không mang dép bẩn và ẩm. Dép bẩn và ẩm chính là điều kiện phát sinh và nuôi dưỡng nấm bệnh. Không dùng dép nylon và các loại giày bằng plastic.

     

    – Nếu chân bạn hay ra mồ hôi, nên mang dép có quai thay vì mang giày.

     

    – Đi tất được làm từ nguyên liệu tự nhiên như là cotton hay sợi. Thay tất thường xuyên. Nếu chân bạn ra nhiều mồ hôi, thay tất 2 lần/ngày.

     

    – Đi giầy nhẹ, thoáng. Tránh đi giầy làm từ chất liệu tổng hợp như nhựa vinyl hay cao su. Đi xen kẽ hai đôi giầy để chúng có thể khô trong vòng 2-3 ngày. 

     

    – Không nên đi giày của người khác.

     

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương
    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần
    Tôi đã mua Canxi King cho cháu nhà tôi uống. Sản phẩm rất tốt và dễ uống.
    Nguyễn Minh, Khu D8, Thành Công, Đống Đa, Hà Nội