HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Kiến thức y khoa

    Cách xử lý khi trẻ bị ngã

    1. Nguyên nhân khiến trẻ bị ngã
     
    Ngã do sự bất cẩn của người lớn: Không trông coi trẻ đúng cách khiến trẻ ngã từ xe đẩy, trên võng, trên giường hoặc trên cao xuống. Nhiều bậc cha mẹ không để ý, bế con, để con tuột tay cũng dẫn đến ngã đau, gây thương tích.
     
    Trẻ có thể trèo hoặc đứng trên ghế hoặc đồ vật kê không vững.
     
    Trẻ chạy nhảy ở những nơi trơn trượt như: nhà tắm, sàn nước, sàn nhà mới lau hoặc bị những nơi bị đổ nước, sân chơi sau mưa, …
     
    Cách xử lý khi trẻ bị ngã
     
    Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị ngã
     
    Trẻ chơi với nhau, thường nô đùa, xô đẩy nhau ngã. Hoặc các em có thể ngã trong khi chơi thể thao như bóng đá, đá cầu, kéo co, …đây cũng là do người lớn để các em chơi ở những chỗ nguy hiểm, không đảm bảo điều kiện sân chơi, không có người lớn hướng dẫn. Ví dụ để bé trai chơi bóng ở sân bê tông là không đúng. Các em có thể chạy rất nhanh, bị các bạn đỡ bóng, hoặc ngáng chân là có thể ngã đâm mặt xuống nền xi măng, hậu quả rất nghiêm trọng.
     
    Trẻ cũng hay bị ngã do thường trèo cây, trèo tường, trèo cột điện, cầu thang, ban công, …
     
    2. Cách xử lý khi trẻ bị ngã và có chấn thương
     
    Nếu trẻ bị đau đớn mà không bị ngất, bạn có thể chỉ cần mời thầy thuốc. Nếu trẻ ngã rồi bất tỉnh, nôn ói, có chảy máu ra ở miệng hoặc mũi, tay chân co giật bất thường, bạn cần gọi bác sĩ hoặc đưa ngay tới phòng cấp cứu.
     
    Trong khi di chuyển cháu, hoặc chờ đợi bác sĩ tới thì cần nhớ:
     
    Tránh không di động trẻ.
     
    Đặt người nằm thẳng, đầu hơi thấp hơn chân,nghiêng mặt về một bên để nếu cháu nôn, ói hay bị chảy máu mũi, miệng chất lỏng không chảy vào họng, tránh cho trẻ bị sặc.
     
    Không được cho trẻ uống hay ăn bất cứ thứ gì.
     
    Thường bác sĩ sẽ khám về tình trạng thần kinh và toàn thân, nếu có nghi vấn có thể phải chụp sọ não.
     
    Trong thời gian tiếp theo, người săn sóc trẻ phải chú ý theo dõi xem có các hiện tượng như: nôn ói, sốt, co giật, sắc mặt tái dần, giấc ngủ không yên hoặc ngủ mê mệt không? Trong suốt 36 giờ đầu, cần phải theo dõi liên tục, thỉnh thoảng lại gọi xem tể có tỉnh lại không vì nếu có hiện tượng chảy máu trong não, trẻ có thể ngủ thiếp đi rồi chuyển qua trạng thái hôn mê mà người săn sóc không hay biết. Một số triệu chứng đáng lo ngại khác là: Sự thay đổi thái độ đột ngột: Hoặc tự nhiên trẻ tỏ ra bàng quan với tất cả chung quanh, hoặc trái lại, tự nhiên vật vã kích động, mắt nhìn bỗng bị rối loạn, có khi nhìn như người lác mắt. Lúc này người nhà cần báo ngay cho bác sĩ đê có thể chẩn đoán và xử lý kịp thời.
     
    Trẻ có thể đã bị trẹo khớp hoặc bị gãy xương khi thấy sau khi ngã trẻ không cử động được tay, hoặc chân, hoặc cử động thì đau nhói ở chỗ nào đó. Nhưng muốn xác định rõ rang, chính xác phải đưa cháu đi chụp X-quang. Lúc này, bạn cũng cần đưa trẻ đi cấp cứu hoặc mời bác sĩ tới. Cố gắng bất động trẻ ở một tư thế nào trẻ đỡ đau nhất.
     
    Nếu có chảy máu thì nên làm một số động tác cầm máu tạm thời. Rửa sạch các vết thương bằng nước sạch sau đó bằng nước muối chín phần nghìn hoặc thuốc sát trùng nếu có. Sau đó dùng băng vô trùng băng cầm máu. Khi băng cần lựa tay ở mức độ vừa phải, không băng quá lỏng hoặc quá chặt để cho máu ở bên dưới vết thương vẫn được lưu thông.
     
    Nếu vết thương quá to, gây chảy máu nhiều, việc cầm máu là quan trọng nhất. Đầu tiên, cần lau sạch hoặc gắp bỏ những vật có trong vết thương. Sau đó, bạn buộc vết thương lại bằng một lớp băng dày hoặc đặt lên vết thương một cái khăn tay sạch rồi ấn tay lên vết thương chừng năm phút để giúp cho việc cầm máu trước. Bạn chờ bác sĩ tới hoặc đưa trẻ tới phòng cấp cứu để lau rửa và khâu vết thương. Nếu sau khi buộc vết thương mà máu vẫn không ngừng chảy, bạn hãy tìm đường động mạch của cháu bé và ấn mạnh ngón tay xuống một điểm ở mạch phía trên vết thương, đồng thời đưa trẻ tới ngay nơi cấp cứu. Không nên buộc ga rô, nếu bạn chưa biết phương pháp. Thường thì sau khi xử lý xong vết thương, bác sĩ sẽ cho trẻ tiêm phòng uốn ván nếu cần thiết.
     
    3. Những điều nên và không nên làm khi sơ cứu trẻ bị ngã
     
    Không nên:
     
    – Làm nóng chỗ bị thương như lấy khăn ấm đắp lên chỗ thương là một sai lầm. Làm như vậy tuy có cảm giác dễ chịu nhưng lại gây hại. Khi bị ngã, mạch máu đang bị xuất huyết, chườm nóng sẽ khiến mạch máu bị giãn ra và làm cho máu chảy nhiều hơn. Gây ra bầm tím càng nặng và khó lành.
     
    – Bôi dầu gió: Dầu gió là loại luôn có sẵn trong các tủ thuốc gia đình. Sau khi bị ngã, chúng ta thường có thói quen xoa dầu gió cho trẻ và xoa bóp. Làm như vậy tình trạng vết thương sẽ càng nặng hơn, cũng như chỗ sưng không giảm. Khi đó một số mạch máu nhỏ do bị day sẽ càng chảy máu liên tục.
     
    – Dùng mật gấu pha rượu: Các cụ thường có thói quen xoa mật gấu. Nhưng với trẻ con thì rất nguy hiểm. Rượu cũng gây nóng nên càng gây xuất huyết do giãn mạch máu. Bên cạnh đó, mật gấu nếu như trẻ có vết xước da thì càng không tốt.
     
    Nên:
     
    – Chườm đá lạnh: Cách này có thể làm co mạch rất nhanh. Nhưng lưu ý là nên bọc viên đá trong miếng khăn xô để không làm cho nước lạnh tiếp xúc trực tiếp gây quá lạnh cho trẻ. Bên canh đó đá lạnh mới lấy ra thường khô, tiếp xúc da trẻ quá mỏng dễ gây bỏng lạnh. Nhược điểm của cách này là trẻ đôi khi không chịu ngồi yên để chườm và không chịu được lạnh.
     
    – Dán miếng hạ sốt: Những miếng dán hạ sốt cất trong tủ lạnh có thể dùng dán đắp lên chỗ bị ngã. Phần gel lạnh sẽ làm co mạch máu mà không khiến trẻ khó chịu.
     
    – Bôi mỡ lạnh: Cái này rất tiện lợi và vô cùng đơn giản. Mỡ lợn sạch, rán lấy phần nước mỡ để vào tủ lạnh. Khi bé bị ngã, các mẹ chỉ cần lấy bôi lên chỗ bị ngã. Phần mỡ lạnh sẽ giúp chườm lạnh tức thì cho bé mà không gây khó chịu cũng như rất lành nếu như bé có bị xây xước
     
    4. Đề phòng tai nạn xảy ra với trẻ
     
    Cha mẹ không thể đoán hết các tình huống có thể khiến trẻ ngã nhưng hoàn toàn có thể đề phòng bằng các biện pháp sau:
     
    Phải luôn có người lớn chăm sóc bên cạnh trẻ nhỏ khi ăn, ngủ, chơi. Không cho trẻ biết lật, bò, đi nằm trên võng, giường lúc không có người lớn bên cạnh.
     
    Có rào hoặc thanh bảo vệ ở những nơi như cầu thang, cửa sổ, ban công với độ cao tối thiểu 75 cm, chấn song dọc, khoảng cách giữa các song không vượt quá 15 cm.
     
    Đảm bảo bậc thềm, cầu thang đủ ánh sáng, dễ đi.
     
    Dạy trẻ không xô đẩy nhau, không leo trèo. Ví dụ như chèo cây hái quả, leo cột điện để lấy diều, leo mái nhà, … Giáo dục cho trẻ biết các nguy cơ và hậu quả có thể xảy ra khi ngã. Cần dạy trẻ tránh các trò chơi nguy hiểm như: Nhảy từ trên cao, thả diều trên sân thượng, lòng đường.
     
    Không cho trẻ đứng trên ghế, vật dụng không vững.
     
    Không để sàn nhà ẩm ướt, trơn trượt.
     
    Không để đồ vật của trẻ ngoài tầm với.
     
    Không để trẻ dưới 10 tuổi trông trẻ dưới 3 tuổi.
     
    Cách phòng chống tai nạn ngã ở trẻ thực ra không khó. Chỉ cần người lớn không chủ quan và nhận thức đúng những điều cần làm để trang bị cho trẻ những kỹ năng cần thiết tự tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra.
     

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Khi sử dụng V-Sorento – Hỗ trợ chữa trị viêm đại tràng, các triệu trứng viêm đại tràng của tôi đã được cải thiện rõ rêt.
    Nguyễn Cường, 60 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang
    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương