HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Kiến thức y khoa

    Nguy hiểm khi cho trẻ ăn thạch

    Với trẻ em, thạch dễ ăn nhưng cũng dễ hóc
     
    BS Hoàng Đình Ngọc, Phó Giám đốc Viện Tai mũi họng TƯ cho biết các BS của Viện Tai mũi họng TƯ phải đành “bó tay” trước ca cấp cứu cháu bé 3 tuổi do hóc thạch từ Bắc Giang chuyển đến. Khi nhập viện, bé gái này đã ở trong tình trạng khó thở, không tỉnh táo. Gia đình cho biết, cháu đang ngồi ăn thạch một mình bỗng nhiên bị nghẹn, rồi ho khó thở, tím tái mặt mày. Tại BV Đa khoa Bắc Giang, các BS không phát hiện thạch trong đường hô hấp nhưng cháu bé vẫn được đặt nội khí quản và chuyển đến Viện Tai mũi họng TƯ. “Khi đặt nội khí quản tại BV Đa khoa Bắc Giang, vô tình miếng thạch đã được đẩy xuống đường tiêu hóa, đường thở không còn bị dị vật che lấp. Tuy nhiên, thời gian từ lúc phát hiện đến lúc được đặt nội khí quản quá lâu nên cháu bé đã bị thiếu ôxy. Khi chuyển đến Viện Tai mũi họng TƯ, bé dần rơi vào tình trạng sống đời sống thực vật và chúng tôi chẳng thể làm gì hơn”.
     
    Nguy hiểm khi cho trẻ ăn thạch
     
    Trẻ có thể tử vong khi bị hóc thạch
     
    Thạch là dị vật khó gắp

    BS Ngọc giải thích, thông thường khi thức ăn chạm vào gốc lưỡi thì đường thở đóng lại, thức ăn sẽ qua thực quản xuống dạ dày. Tuy nhiên nếu thức ăn xuống quá nhanh khi đường thở vẫn mở thì sẽ trôi xuống và làm tắc đường thở. Ở trẻ em, phản xạ đóng mở đường thở và đường tiêu hóa chưa được tốt như người lớn, việc hóc dị vật đường thở hay xảy ra và dễ khiến trẻ tử vong trong vòng vài phút giống như bị “chết đuối trên cạn”.

    Nếu dị vật là hình có góc cạnh, bệnh nhân có nhiều cơ hội cứu chữa hơn vì ôxy vẫn có thể “lọt” qua các khe hở. Nhưng nếu là những hình tròn nhẵn sẽ “bít” chặt đường thở, chỉ sau mấy phút thôi, bệnh nhân sẽ tử vong vì không được cung cấp ôxy. Thạch tuy không phải là hình tròn nhưng vốn mềm nên khi trôi xuống đường thở, rất dễ “thay đổi hình dáng” và ôm khít lấy đường thở. Do đó có thể khiến bệnh nhân tử vong ngay lập tức. “Những ca hóc thạch khả năng cứu sống là cực kỳ khó, trẻ có thể tử vong ngay trên đường di chuyển từ nhà đến bệnh viện. Hơn nữa, việc gắp dị vật là thạch rất khó, các mảnh thạch dễ vụn nát rơi xuống đường thở sâu hơn. Chính vì vậy, đối với trẻ nhỏ dưới 5 tuổi không nên cho ăn thạch”, BS Ngọc khuyến cáo.

    Xử trí khi trẻ hóc thạch

    Trường hợp trẻ bị hóc thạch nói riêng và hóc dị vật đường thở nói chung, tuyệt đối không dùng tay móc họng trẻ, tránh nguy cơ làm dị vật vào sâu hơn, hay có thể làm trầy xước vùng họng, gây phù nề khiến trẻ khó thở hơn. Khi thấy trẻ tím tái, có thể áp dụng nhiệm pháp đặc biệt: Đối với trẻ nhỏ, đặt trẻ lên đùi, đầu để thấp và quay nghiêng, sau đó vỗ vào lưng để thạch bật ra. Đối với trẻ lớn, đặt 2 tay dưới xương ức và tiến hành ấn. Tuy nhiên cả 2 biện pháp này đều đỏi hỏi người sơ cứu phải có kinh nghiệm. Nếu không sẽ khiến bệnh nhân bị khó thở và rơi vào tình trạng nguy hiểm hơn. Tốt nhất là nên đưa trẻ đến bệnh viện, trong lúc đó cần báo ngay tới BV để kịp thời chuẩn bị trước các trang thiết bị y tế cần thiết cho trẻ.

    Nguyên tắc phòng tránh

    Trong thời gian 10 năm trở lại đây mới có các trường hợp bị hóc thạch. Con số đưa đến viện không nhiều, nhưng hầu như, bị hóc dị vật là thạch thì đều không thể cứu sống.

    Trẻ em vốn thích ăn thạch, cha mẹ chiều con mua cả túi thạch cho con ăn mà không lường hết được nguy hiểm. Đối với các trường hợp hóc dị vật như hạt lạc, hạt đỗ… các bác sĩ chỉ cần nội soi và gắp dị vật và ít khi bị chèn vào khí quản. Hay sặc cháo, bột và các thức ăn lỏng chỉ cần hút là dị vật có thể thoát ra ngoài. Song với những ca hóc thạch, khả năng cứu sống rất khó vì thạch vốn trơn, lại thường được sản xuất dưới hình trụ, khi bóc lớp vỏ ngoài, người lớn thường bóp ở đầu chóp thạch khiến thạch được đẩy ra rất nhanh, mạnh. Nhiều trẻ vì bị cả miếng thạch đẩy vào miệng nhanh, bất ngờ trôi tọt vào cuống họng nên bị hóc gây ngạt. Trong khi thạch là món ăn không bổ béo gì, lại có thể gây nguy hiểm cho trẻ, nên tốt nhất, trẻ con tuyệt đối không nên ăn thạch. Nếu cho con ăn, không nên cho bé cầm cả cái thạch mà nên dùng thìa dằm nhỏ cho vào bát, cốc… trước khi cho trẻ ăn.

    Hóc dị vật là tai nạn bất ngờ, có thể xảy ra bất cứ lúc nào nên người lớn luôn phải chú ý tới trẻ. Tuyệt đối không cho trẻ chơi các đồ chơi có thể nhét vừa vào miệng. Khi cho trẻ ăn uống, cần tránh đùa nghịch rất dễ sặc. Bóc hạt trái cây trước khi cho trẻ ăn. Với những trái cây trơn, tròn như vải, nhãn phải bóc bỏ hạt, tách nhỏ quả cho trẻ.

    Còn khi thấy trẻ đang bình thường bỗng có các dấu hiệu ho sặc sụa, ngưng thở, tím tái, trợn mắt thì phải nghĩ ngay bị dị vật đường thở, cần nhanh chóng sơ cứu bằng cách dốc ngược đầu trẻ xuống đất, dùng tay vỗ mạnh vào lưng để dị vật qua khỏi thanh môn, hoặc tạo khe hở để trẻ dễ thở hơn, sau đó đưa trẻ đi cấp cứu ngay. Tuyệt đối không dùng tay móc họng trẻ, hay vuốt cổ, vuốt ngực trẻ, vì có thể khiến dị vật vào sâu hơn, hoặc làm trầy xước vùng họng, gây phù nề khiến trẻ khó thở hơn.
     

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương
    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần
    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang