HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Bệnh Ung Thư

    Bệnh ung thư miệng

    1. Nguyên nhân

    Nguyên nhân chính gây ung thư miệng đến nay chưa rõ, nhưng chắc chắn người ta đã xác định được các yếu tố nguy cơ cao gây ung thư miệng đó là: Sử dụng thuốc lá ở các dạng khác nhau (có kèm theo hoặc không kèm theo uống rượu) như hút thuốc lá, thuốc lào, tẩu thuốc, nhai trầu thuốc. Những người dùng thuốc lá có kèm uống rượu thì nguy cơ bị mắc bệnh cao hơn lên rất nhiều; Nghiện rượu nặng; Nhiễm virus HPV (Human Papiloma Virus); Các tổn thương tiền ung thư khác của khoang miệng như bạch sản, hồng sản, viêm nấm candida quá sản mạn tính, các vết loét do sang chấn liên tục kéo dài…

    Như vậy, có thể nói bệnh ung thư miệng là bệnh có thể phòng tránh được bằng cách loại trừ các nguy cơ này.

    2. Triệu chứng
     
    Ung thư miệng nẩy sinh từ khoang miệng, có thể được phát hiện sớm bởi thầy thuốc và chính bản thân người bệnh. Không giống các bộ phận khác của cơ thể, ung thư miệng thường xuất hiện với những triệu chứng sớm mà bệnh nhân cảm nhận được khi ăn uống, nuốt, nói ngay cả khi tổn thương còn rất nhỏ. Ở thời kỳ này việc chẩn đoán xác định rất dễ dàng bằng cách cắt tổn thương nghi ngờ làm mô bệnh học dưới tác dụng gây tê tại chỗ. 
     
    Bệnh ung thư miệng
     
    Triệu chứng của bệnh ung thư miệng
     
    Ung thư miệng có thể có các biểu hiện: Loét bờ gồ, có hoại tử trung tâm vết loét; Các ổ loét ở các đường nứt sâu trên lưỡi; Các loét nham nhở ở niêm mạc miệng, dễ chảy máu khi đụng chạm nhẹ; Các mảng cứng ở miệng; Các quá sản lợi khu trú ở một răng hay một nhóm răng.
     
    Để giúp thầy thuốc chẩn đoán sớm ung thư miệng, khi có các dấu hiệu sau đây, người bệnh cần đến khám các cơ sở chuyên khoa phẫu thuật miệng hàm mặt: 
     
    – Bất cứ vết loét nào tồn tại trong miệng trên 2 tuần
     
    – Bất cứ chảy máu nào trong miệng không giải thích được
     
    – Sờ thấy bất cứ mảng cứng nào trong miệng
     
    – Bất cứ mảng trắng nào trong miệng
     
    – Bất cứ mảng đỏ hay đỏ trắng nào trong miệng
     
    – Hàm giả đang sử dụng bình thường tự nhiên không đeo được hoặc lắp không khít
     
    – Đau, khó vận động lưỡi
     
    – Đau xương hàm
     
    – Đau khi nuốt
     
    – Đau khi ăn nhai
     
    – Đau họng.
     
    Khi có các dấu hiệu trên, cần đến ngay cơ sở y tế. Thầy thuốc sẽ làm các quy trình sau để khám và chẩn đoán bệnh cho bệnh nhân: Khám đánh giá tổn thương; Gây tê tại chỗ, cắt tổn thương để làm mô bệnh học; Một số trường hợp nếu tổn thương nghi ngờ lan rộng hoặc ở sâu, để giúp cho chẩn đoán và điều trị, thầy thuốc có thể chỉ định cho làm thêm các thăm dò khác như chụp X quang, chụp cắt lớp, chụp cộng hưởng từ, chụp PET scan… tùy theo sự đánh giá tổn thương khi thăm khám.
     
    3. Ðiều trị và phòng bệnh
     
    Ðiều trị
     
    Điều trị ung thư miệng hiện tại có 3 biện pháp chủ yếu là phẫu thuật, xạ trị và điều trị hóa chất. Với các ung thư miệng đến sớm, việc điều trị phẫu thuật cắt bỏ khối u có kết quả rất khả quan. Tỷ lệ bệnh nhân sống trên 5 năm lên đến 85%.
     
    Tùy theo tiến triển của u, có thể áp dụng các mức độ điều trị phẫu thuật khác nhau: Cắt bỏ u đơn thuần; Cắt u và nạo vét hạch cổ; Cắt u, nạo vét hạch cổ kèm phẫu thuật tái tạo.
     
    Xạ trị có thể được sử dụng phối hợp trước hoặc sau phẫu thuật để tăng thêm hiệu quả điều trị, tuy nhiên nó cũng có nhiều tác dụng phụ như khô miệng, sâu răng, loét, chảy máu khoang miệng, hoại tử xương hàm…
     
    Hóa trị liệu có thể dùng phối hợp với xạ trị trong một số trường hợp để làm tăng tác dụng của xạ trị. Hóa trị thường gây ra những tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, rụng tóc.
     
    Theo dõi sau điều trị
     
    Bệnh nhân sau điều trị ung thư cần được theo dõi chặt chẽ theo lịch trình sau: Một năm đầu bệnh nhân cần được khám lại mỗi tháng 1 lần; Năm thứ 2 cần khám lại 2 tháng một lần; Các năm sau khám lại sau mỗi 6 tháng.
     
    Mục đích của việc khám định kỳ là để điều trị các vấn đề răng miệng như sâu răng, bệnh quanh răng, cải thiện chất lượng cuộc sống và đặc biệt để phát hiện xử trí tái phát hoặc các ổ ung thư mới nếu có.
     
    Phòng bệnh
     
    Để phòng ngừa ung thư miệng cần áp dụng các biện pháp sau:
     
    – Luôn đánh răng và sử dụng chỉ nha khoa để vệ sinh răng thường xuyên. Khoang miệng không sạch sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch cũng như khả năng phòng chống các căn bệnh ung thư.
     
    – Không hút thuốc lá. Hãy từ bỏ thuốc lá trong mọi tình huống nếu bạn muốn bảo vệ sức khỏe.
     
    – Sử dụng thức uống có cồn điều độ, tuyệt đối không chè chén say sưa. Nguy cơ ung thư miệng càng tăng cao theo lượng chất cồn được tiêu thụ và thời gian sử dụng chúng.
     
    – Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Tiếp xúc nhiều với ánh nắng sẽ làm tăng nguy cơ ung thư cho môi, đặc biệt là môi dưới. Do đó, hãy tập thói quen sử dụng loại son dưỡng môi có khả năng ngăn ngừa tia tử ngoại khi đi ra ngoài.
     
    – Tập thể dục thường xuyên. Một lối sống năng động sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, đánh bại bệnh ung thư.
     
    – Tăng cường thêm những thực phẩm có khả năng phòng chống ung thư trong khẩu phần ăn uống. Viện nghiên cứu Ung thư Mỹ khuyến cáo nên ăn nhiều các loại đậu, dâu, rau thuộc họ cải như bắp cải, bông cải xanh, rau có lá đậm màu, hạt lanh, tỏi, nho, trà xanh, đậu nành và cà chua vì khả năng phòng ngừa ung thư của chúng. 
     
    – Cách chế biến thực phẩm cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc phòng ngừa ung thư. Thay vì chiên hay nướng vỉ, bạn nên nấu thức ăn bằng cách nướng lò, luộc hoặc hấp. Để tăng mùi vị cho món ăn, hãy sử dụng những loại gia vị có ích cho sức khỏe như tỏi, gừng và bột cà ri.
     
    – Thường xuyên đến phòng khám nha khoa để kiểm tra răng miệng (ít nhất sáu tháng một lần) và có thể yêu cầu nha sĩ thực hiện các xét nghiệm về ung thư miệng.
     
    – Tự kiểm tra sức khỏe răng miệng mỗi tháng một lần. Hãy thực hiện thói quen kiểm tra răng miệng cùng lúc với việc tự khám ngực mỗi tháng. Chỉ mất khoảng vài phút nhưng thói quen này sẽ rất có ích cho sức khỏe của chính bạn. Mua một chiếc gương cầm tay để soi vào những vị trí khó nhìn thấy, kiểm tra thật kỹ phần bên dưới và hai cạnh của lưỡi. Nếu nhìn thấy hoặc cảm thấy nghi ngờ điều gì như có khối u, bướu, những chỗ bị đau khi chạm vào, các nốt trắng, đỏ hay xám trong khoang miệng… bạn cần đến nha sĩ để kiểm tra ngay.
     

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Khi sử dụng V-Sorento – Hỗ trợ chữa trị viêm đại tràng, các triệu trứng viêm đại tràng của tôi đã được cải thiện rõ rêt.
    Nguyễn Cường, 60 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
    Tôi đã mua Canxi King cho cháu nhà tôi uống. Sản phẩm rất tốt và dễ uống.
    Nguyễn Minh, Khu D8, Thành Công, Đống Đa, Hà Nội
    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương