HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Sức khỏe sinh sản

    Bệnh da thường gặp ở thai phụ

    1. Mày đay sẩn ngứa 

    Là bệnh hay gặp nhất ở phụ nữ có thai. Bệnh thường xuất hiện vào 3 tháng cuối thai kỳ, tổn thương xuất hiện từ trên các vết rạn da ở vùng bụng, là các ban mày đay nhỏ, màu đỏ, hơi phù nề, liên kết với nhau thành đám. Trên ban có mụn nước nhỏ, sau vài tuần, ban sẩn có thể lan đến đùi, mông, ngực, cánh tay, lưng…, thường rất ngứa nhưng không nguy hại cho mẹ và thai nhi.
     
    Bệnh da thường gặp ở thai phụ 
     
    Bệnh mày đay sẩn ngứa
     
    Bệnh xảy ra do sự căng lên nhanh chóng của thành bụng, gây tổn thương các sợi liên kết tạo ra phản ứng viêm. Một nghiên cứu cho thấy: có ADN của thai nhi là con trai trong mảnh da sinh thiết từ các ban sẩn của mẹ, đóng vai trò như chất kích thích da gây ngứa. 
     
    Điều trị: dùng thuốc mỡ steroide bôi lên vùng da bệnh từ 5 – 6 lần/ngày để giảm ngứa và phòng tổn thương lan rộng. Trường hợp nặng có thể dùng steroide, thuốc kháng histamin uống phối hợp để giảm ngứa và giúp ngủ được. Bệnh thường kéo dài khoảng 6 tuần và tự khỏi sau khi sinh khoảng 1 – 2 tuần, nhưng ngứa có thể kéo dài hơn
     
    2. Sẩn ngứa nang lông 
     
    Là bệnh thường phát vào 3 tháng giữa của thai kì, lúc đầu là các nốt màu đỏ, nhỏ, không có mủ, xuất hiện ở vai, nửa lưng trên, cánh tay, ngực và bụng tương tự trứng cá, rất ngứa. Bệnh có thể tự khỏi sau khi sinh 2 – 3 tuần.
     
    Có nghiên cứu cho rằng bệnh do thay đổi hormon. Điều trị tương tự như trứng cá mức độ nhẹ. Có thể bôi benzoyl peroxide, uống kháng histamin chống ngứa. Bệnh không làm tăng nguy cơ đẻ non hay sảy thai.
     
    3. Bệnh pemphigoide 
     
    Là bệnh tự miễn, thường xuất hiện trong 3 tháng giữa thai kỳ đến một thời gian ngắn sau khi sinh. Biểu hiện: ngứa dữ dội, sau đó hình thành những mảng đỏ cứng ở quanh rốn. Sau 2 – 4 tuần, các mảng đỏ này lan rộng ra, xuất hiện mụn nước và mụn mủ ở xung quanh bờ, tạo thành hình zic zắc hay vòng vèo hoặc thành đám kiểu herpes nên có tên gọi bệnh herpes ở phụ nữ có thai, lan rộng dần ra thân mình, lưng, mông, cánh tay, bàn tay và bàn chân nhưng không có ở mặt, trên đầu và trong miệng. Có đến 75 – 80% ca bệnh bùng phát mạnh lên trước sinh. Bọng nước khỏi không để lại sẹo, trừ khi có bội nhiễm. Bệnh do tự miễn dịch, kháng thể sẽ kết hợp với một típ của tổ chức liên kết trên da gây viêm, đỏ, ngứa, hình thành bọng nước. Điều trị: có thể bôi kem steroid và kháng histamin. Trường hợp nặng, cần uống steroid.
     
    Ảnh hưởng đến thai nhi: do kháng thể đi qua rau thai nên bệnh ảnh hưởng đến thai nhi. Trẻ sinh ra có thể bị phát ban, nhưng ban thường tồn tại trong thời gian ngắn và có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Bệnh không gây nguy cơ sảy thai hay thai chết khi lọt lòng.
     
    4. Chốc dạng Herpes
     
    Bệnh được coi là một dạng của vảy nến thể mủ. Đến nay, chưa rõ chốc dạng Herpes có phải là bệnh riêng biệt do thai nghén hay là một hình thái vảy nến thể mủ bị nặng lên khi mang thai. Bệnh bắt đầu vào 3 tháng cuối của thai kì, tổn thương đầu tiên là những mảng đỏ ở mặt trong đùi hay bẹn, trước và sau cổ. Trên các mảng đỏ da là những mụn mủ nhỏ li ti, cụm lại thành đám và có xu hướng lan ra xung quanh. Có những mụn mủ mới xuất hiện trên nền ban đỏ gờ lên ở ngoại vi, trong khi những mụn mủ ở trung tâm xẹp xuống bong vảy và lành. Các mụn mủ lan ra thân mình và chi, nhưng rất ít khi ở mặt, bàn tay và bàn chân, nhưng cũng có thể thấy ở niêm mạc miệng và giường móng. Triệu chứng toàn thân gồm: sốt, rét run, buồn nôn, nôn, tiêu chảy và mệt mỏi. Số ít bệnh nhân bị hạ canxi, phosphat, albumin trong máu, nhất là những người có tiền sử bị suy giảm tuyến cận giáp.
     
    Điều trị chủ yếu bằng prednisolon với liều cao 60mg/ngày để kiểm soát sự phát ban, nhưng khi kiểm soát được bệnh, cần hạ liều từ từ vì có nguy cơ tăng bệnh do hạ liều quá nhanh. Dùng kháng sinh thích hợp để chống nhiễm khuẩn da tại chỗ và nhiễm khuẩn toàn thân. Bù canxi, albumin kịp thời nếu hạ thấp.
     
    Chốc dạng Herpes có thể gây nguy cơ cao cho thai nhi gồm: đẻ non, chết thai nên những thai phụ cần được các thầy thuốc chuyên khoa da liễu, sản khoa và nhi khoa theo dõi chặt chẽ.
     
    5. Ứ mật trong gan 
     
    Xuất hiện vào 3 tháng cuối thai kỳ, thường thấy ở những thai phụ có thai đôi. Ngứa bắt đầu ở lòng bàn tay, bàn chân, sau đó lan ra các vùng cơ thể. Có thể thấy các ban đỏ xuất hiện trên các vết ngứa. Khoảng 10 – 15% thai phụ có vàng da, sau khi thấy ngứa 2 – 4 tuần. Các dấu hiệu kèm theo là chán ăn, mệt mỏi, phân nâu, nước tiểu thẫm, khó chịu vùng thượng vị, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, thiếu vitaminK. Sau khi sinh, các triệu chứng ngứa và vàng da đều tự khỏi. Căn nguyên của bệnh là do rối loạn bài tiết mật, gây ứ đọng muối mật trong gan, acid mật tăng lên trong máu, làm lắng đọng trong da gây ngứa dữ dội. Nồng độ cholesterol, triglyceride và bilirubin cũng tăng lên.
     
    Bệnh gây ảnh hưởng đến thai nhi: do thiếu khả năng điều tiết mật, gan thai nhi cũng chịu ảnh hưởng của sự ứ mật, có thể làm tăng nguy cơ sinh non và thai chết trong tử cung.
     
    Điều trị: có thể dùng các sản phẩm làm mềm da, sữa tắm để chống ngứa. Thuốc hỗ trợ tiết mật có tác dụng giảm ngứa và tiết mật. Khám và theo dõi bởi bác sĩ chuyên khoa sản.
     

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi đã mua Canxi King cho cháu nhà tôi uống. Sản phẩm rất tốt và dễ uống.
    Nguyễn Minh, Khu D8, Thành Công, Đống Đa, Hà Nội
    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương
    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang