HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Bệnh tiêu hóa

    “Thủ phạm” gây bệnh tiêu chảy trong mùa nóng

    1. Vi khuẩn tả (V.cholerae)

    Mùa nắng nóng làm đổi thay nhiều điều trong sinh hoạt hằng ngày của con người và mùa nắng nóng cũng tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển, đặc biệt lưu ý là các loại vi sinh vật gây bệnh cho con người. Có rất nhiều loại vi sinh vật có khả năng phát triển mạnh vào mùa hè, trong đó phải kể đến vi sinh vật thuộc hệ đường tiêu hóa. Vi sinh vật gây bệnh cho đường ruột vào mùa nắng nóng có thể gặp virut, vi khuẩn hoặc vi nấm. Vi khuẩn đường ruột gây bệnh tiêu chảy đáng chú nhất là vi khuẩn tả (V.cholerae). Vi khuẩn tả là một loại vi khuẩn có độc lực rất mạnh, cùng một lúc, ở trong một địa phương có thể có nhiều người chưa có miễn dịch chống vi khuẩn tả có thể mắc bệnh tả.
    Triệu chứng của bệnh tiêu chảy do vi khuẩn tả rất rầm rộ, diễn biến phức tạp, người bệnh bị mất nhiều nước và chất điện giải trong một thời gian rất ngắn. Vì vậy, rất có khả năng dẫn đến truỵ tim mạch và có nguy cơ tử vong, nếu không phát hiện và xử trí kịp thời.
    "Thủ phạm" gây bệnh tiêu chảy trong mùa nóng
    Vi khuẩn tả
    2. Vi khuẩn thương hàn (Salmonella) 
    Là một loại kẻ thù đáng sợ trong bệnh tiêu chảy mùa nắng nóng. Vi khuẩn thương hàn thuộc họ vi khuẩn đường ruột, chúng có khả năng gây bệnh cho nhiều người, đặc biệt là những người chưa có miễn dịch chống lại vi khuẩn thương hàn. Bệnh tiêu chảy do vi khuẩn thương hàn cũng chủ yếu lây theo đường ăn uống, bệnh cảnh lâm sàng diễn biến theo các giai đoạn khác nhau. Ngoài triệu chứng gây rối loạn tiêu hóa (đau bụng, tiêu chảy) thì chúng còn gây nhiễm khuẩn huyết – một thể bệnh hết sức trầm trọng. Một số trường hợp bị bệnh thương hàn có thể bị thủng ruột, nếu không phát hiện sớm và cấp cứu không kịp thời, rất nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Một kẻ đồng phạm gây tiêu chảy mùa nắng nóng là vi khuẩn lỵ (Shigella). Đây là loại vi khuẩn có khả năng gây nhiễm khuẩn đường tiêu hóa mạnh, thể hiện là tiêu chảy cấp, phân lỏng có kèm theo máu tươi, tạo nên màu của phân giống như máu cá. Tiêu chảy do vi khuẩn lỵ cũng thuộc loại tiêu chảy cấp tính, có nhiều trường hợp số lần tiêu chảy trong ngày là rất lớn, có khi không thể đếm được số lần do phân tự chảy ra hậu môn. Vi khuẩn lỵ (Shigella) có 4 nhóm huyết thanh, nhưng nguy hiểm nhất là nhóm I, týp S.shiga bởi vì týp này vừa gây bệnh bằng nội độc tố, vừa gây bệnh bằng ngoại độc tố cho nên bệnh cảnh lâm sàng rất nặng, diễn biến phức tạp.
    "Thủ phạm" gây bệnh tiêu chảy trong mùa nóng
    Vi khuẩn salmonella
    3. Vi khuẩn E.coli
    Đây là một kẻ thù gây bệnh tiêu chảy mùa nắng nóng không thể bỏ qua. Vi khuẩn E.coli có trong phân người và động vật, vì vậy nó xuất hiện nhiều nơi trong tự nhiên như đất, nước, không khí, bụi, rác thải, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh. Trong những năm gần đây, người ta đã nghiên cứu thấy rằng vi khuẩn E.coli có 2 loại chủ yếu, một loại mang gen tiêu chảy và một loại mang gen nhiễm khuẩn bệnh viện. Loại vi khuẩn mang gen tiêu chảy có khả năng gây tiêu chảy. Mùa nắng nóng là mùa có điều kiện sống rất thuận lợi cho vi khuẩn E.coli phát triển, cho nên chúng rất dễ gây bệnh vào mùa này nhất là gây tiêu chảy cho trẻ. Bệnh tiêu chảy do E.coli gây ra cũng thuộc loại tiêu chảy cấp, nếu không phát hiện sớm và có hướng xử lý kịp thời thì bệnh cảnh ngày một trầm trọng hơn. Bệnh tiêu chảy do E.coli cũng lây lan theo đường ăn uống do nước, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh.
    "Thủ phạm" gây bệnh tiêu chảy trong mùa nóng
    Vi khuẩn e.coli
    4. Một số loại virut
    Các loại virut thường gặp nhất là Enterovirus nhưng đáng lưu ý hơn cả là loại Rotavirus. Rotavirus gây tiêu chảy cho trẻ em là chủ yếu. Nhiều công trình nghiên cứu trong nước cho thấy, tỷ lệ tiêu chảy ở trẻ em do Rotavirus chiếm tới 27% (ở các nước phát triển thì tỷ lệ này chiếm tới 50%). Điều này có liên quan mật thiết với tình hình vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm. Bệnh tiêu chảy mùa nắng nóng cũng có thể do ký sinh trùng gây nên bởi người sử dụng nước hoặc thực phẩm không đảm bảo vệ sinh như uống nước chưa đun sôi, ăn rau sống, dùng nước đá không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh. Điển hình bệnh gây tiêu chảy do ký sinh trùng là bệnh do giun đũa, bệnh kiết lỵ do lỵ amíp gây nên.
    5. Phòng bệnh tiêu chảy mùa nắng nóng
    Muốn phòng bệnh tiêu chảy mùa hè tốt, trước tiên phải quản lý phân, chất thải, vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm thật tốt, đồng thời các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cần được phòng bệnh bằng vaccin. Bởi vì đối với bệnh tiêu chảy mà đã có vaccin thì dùng vaccin là một biện pháp hữu hiệu nhất trong các biện pháp phòng bệnh nhiễm khuẩn. Mặt khác, không nên ăn rau sống, không ăn các thực phẩm chưa được nấu chín như tiết canh, thịt tái (phở tái), nem chạo, nem chua, các loại gỏi (gỏi cá). Tuyệt đối không ăn các loại thức ăn đã bị ôi thiu, không uống nước lã (nước chưa được đun sôi), không ăn kem không đủ tiêu chuẩn vệ sinh, không uống các loại nước giải khát bán dạo, mất vệ sinh. Cần vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng và đi găng đảm bảo tiêu chuẩn trước khi chế biến thực phẩm. Không dùng dụng cụ chế biến thực phẩm sống chung với thực phẩm đã nấu chín. Cần rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
     Dược sĩ Hưng

    bioking-men-tieu-hoa-song

    BIO KING – SỨC MẠNH MEN TIÊU HÓA
    Xem chi tiết tại đây.

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương
    Khi sử dụng V-Sorento – Hỗ trợ chữa trị viêm đại tràng, các triệu trứng viêm đại tràng của tôi đã được cải thiện rõ rêt.
    Nguyễn Cường, 60 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang