HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Tin sức khỏe

    Muối ăn : Những điểu cần biết

    Trong tự nhiên, muối ăn bao gồm chủ yếu là clorua nátri (NaCl), nhưng cũng có một ít các khoáng chất khác (khoáng chất vi lượng). Muối ăn thu từ muối mỏ có thể có màu xám hơn vì dấu vết của các khoáng chất vi lượng. Muối ăn là cần thiết cho sự sống của mọi cơ thể sống, bao gồm cả con người. Muối ăn tham gia vào việc điều chỉnh độ chứa nước của cơ thể (cân bằng lỏng). Vị của muối là một trong những vị cơ bản. Sự thèm muối có thể phát sinh do sự thiếu hụt khoáng chất vi lượng cũng như do thiếu clorua nátri.

    Các dạng muối ăn

    Muối thô

    Một số người cho rằng muối thô tốt hơn cho sức khỏe hay tự nhiên hơn. Tuy nhiên muối thô có thể chứa không đủ lượng i-ốt cần thiết để phòng ngừa một số bệnh do thiếu i-ốt như bệnh bướu cổ

    Muối tinh

    Muối tinh, được sử dụng rộng rãi hiện nay, chủ yếu là chứa clorua nátri (NaCl). Tuy nhiên, chỉ có khoảng 7% lượng muối tinh được sử dụng trong đời sống hàng ngày như là chất thêm vào thức ăn. Phần lớn muối tinh được sử dụng cho các mục đích công nghiệp, từ sản xuất bột giấy và giấy tới việc hãm màu trong công nghệ nhuộm vải hay trong sản xuất xà phòng và chất tẩy rửa và nó có một giá trị thương mại lớn.

    Việc sản xuất và sử dụng muối là một trong những ngành công nghiệp hóa chất lâu đời nhất. Muối có thể thu được bằng cách cho bay hơi nước biển dưới ánh nắng trong các ruộng muối. Muối thu được từ nước biển đôi khi còn được gọi là muối biển. Ở những nước có mỏ muối thì việc khai thác muối từ các mỏ này có thể có giá thành thấp hơn. Các mỏ muối có lẽ được hình thành do việc bay hơi nước của các hồ nước mặn cổ. Việc khai thác các mỏ muối này có thể theo các tập quán thông thường hay bằng cách bơm nước vào mỏ muối để thu được nước muối có độ bão hòa về muối.

    Sau khi thu được muối thô, người ta sẽ tiến hành các công nghệ làm tinh để nâng cao độ tinh khiết cũng như các đặc tính để dễ dàng vận chuyển, lưu giữ. Việc làm tinh muối chủ yếu là tái kết tinh muối. Trong quá trình này người ta sẽ làm kết tủa các tạp chất (chủ yếu là các hợp chất của magiê và canxi). Quá trình bay hơi nhiều công đoạn sau đó sẽ được sử dụng để thu được clorua nátri tinh khiết và nó được làm khô.

     

     

    Muối ăn và những điều cần biết

    Các chất chống đóng bánh hoặc iốtua kali (KI) (nếu làm muối iốt) sẽ được thêm vào trong giai đoạn này. Các chất chống đóng bánh là các hóa chất chống ẩm để giữ cho các tinh thể muối không dính vào nhau. Một số chất chống ẩm được sử dụng là tricanxi phốtphát, cacbonat canxi hay magiê, muối của các axít béo, ôxít magiê, điôxít silic, silicat nátri-nhôm, hay silicat canxi-nhôm. Cũng lưu ý rằng có thể có độc tính của nhôm trong hai hóa chất sau cùng, tuy nhiên cả liên minh châu Âu (EU) và FDA của Mỹ vẫn cho phép sử dụng chúng với một liều lượng có điều chỉnh.

    Muối tinh sau đó được đóng gói và phân phối theo các kênh thương mại.

    Muối iốt

    Muối ăn ngày nay là muối tinh, chứa chủ yếu là clorua nátri nguyên chất (95% hay nhiều hơn). Nó cũng chứa các chất chống ẩm. Thông thường nó được bổ sung thêm iốt dưới dạng của một lượng nhỏ iốtua kali. Nó được sử dụng trong nấu ăn và làm gia vị. Muối ăn chứa iốt làm tăng khả năng loại trừ các bệnh có liên quan đến thiếu hụt iốt. Iốt là chất quan trọng trong việc ngăn chặn việc sản xuất không đủ của các hoóc môn tuyến giáp, thiếu iốt là nguyên nhân của bệnh bướu cổ hay chứng đần ở trẻ em và chứng phù niêm ở người lớn.

    Muối: Ăn bao nhiêu là đủ?

    Nếu mỗi người giảm lượng muối xuống dưới 6g/ngày, mỗi năm có thể giảm 70.000 ca đột quỵ, nhồi máu cơ tim.

    Cá không ăn muối cá ươn/Người không ăn muối cũng…. ươn như thường. Xin tạ lỗi cùng người xưa đã tự ý cải biên câu tục ngữ xưa vì chỉ muốn nói lên vai trò của muối. Trong cơ thể, muối ăn sẽ kiểm soát lượng nước và duy trì sự cân bằng dịch giữa các tế bào và dịch cơ thể. Muối cũng tham vào các hoạt động của cơ, muối cũng là thành phần chính của huyết tương và các dịch tiêu hóa.

    Muối rất quan trọng với tế bào

    Cơ thể chúng ta được cấu tạo từ những tế bào. Trong cơ thể người trưởng thành có khoảng 200.000 tỉ tế bào (200 trillions cells). Trên mỗi tế bào có một dòng điện cực nhỏ với cường độ -70 MV (âm) chạy qua. Trên bề mặt tế bào có những cái “bơm” để bơm các ion dương hoặc âm ra hoặc vào thành tế bào sao cho tế bào luôn duy trì điện thế -70 MV. Muối ăn là sự kết hợp của ion dương sodium (Na+) và ion âm chloride (Cl-). Do tế bào tích điện âm nên đã thu hút các ion dương, tức Na+, riêng ion âm Cl- vì “cùng hệ” nên bị thải ra ngoài theo nước tiểu.

    Tới đây, chúng ta hiểu rằng nếu không có muối, tế bào không duy trì điện thế -70 MV , vì thế người không có muối cũng… ươn như thường.

    Không cho trẻ ăn quá nhiều muối

    Nếu ăn quá nhiều muối, cơ thể sẽ bị tích tụ nước và tổng thể tích dịch của cơ thể sẽ gia tăng một cách đáng kể. Các nhà khoa học tin rằng đây là một trong những nguyên nhân gây cao huyết áp với hậu quả cuối cùng là bị “dính” các bệnh tim mạch, đột quỵ… Hơn nữa, với một thể tích lớn của dịch cơ thể cứ “lảng vảng” xung quanh não, lâu dần các mạch máu não cũng bị “xuống cấp”. Nếu lượng dịch dư thừa của cơ thể “lai vãng” đến tim, không chóng thì chày cũng sẽ dẫn đến các bệnh mạch vành.

    Người lớn có khả năng “hóa giải” một phần nào lượng muối thặng dư nhờ thận, trong khi đó, trẻ sơ sinh thì quả thận chưa được phát triển hoàn chỉnh nên không thể đào thải lượng muối ăn dư thừa. Nếu trẻ em dưới 4 tháng tuổi, lượng muối thặng dư sẽ tích lũy trong cơ thể gây nên các chứng bệnh về thận, gan, tổn thương não và trong một vài trường hợp có thể tử vong. Vì vậy cần chú ý không cho trẻ em ăn uống thực phẩm có chứa quá nhiều muối.

    Một khi lượng muối bị thặng dư, nó sẽ đi vào dịch cơ thể, vào cả trong máu. Khi lượng muối trong máu quá cao thì nước trong tế bào phải được huy động vào máu nhằm mục đích pha loãng muối. Tế bào mất dần nước nên đòi hỏi phải được cung cấp nước. Điều này cũng giải thích tại sao ăn mặn thì khát nước.

    Coi chừng bị bệnh tiểu đường

    Ăn uống quá mặn lâu ngày sẽ làm hư hỏng tế bào, làm tế bào suy giảm chức năng. Khi đó bệnh tiểu đường sẽ không mời mà đến. Để đơn giản, ta hình dung trên tế bào có những “lỗ khóa” và chỉ có đúng “chìa khóa” mới có thể mở được nó để đưa dinh dưỡng vào nuôi tế bào. Nếu ăn quá nhiều muối, những “lỗ khóa” trên màng tế bào không còn như xưa nữa, nên chìa khóa không thể đưa vào. Khi ăn, thức ăn sẽ phân hủy thành các phân tử đường làm nguồn năng lượng nuôi sống tế bào. Những phân tử đường này muốn vào trong tế bào thì phải nhờ insulin làm cái “chìa khóa”. Rủi thay do ăn quá mặn, các “lỗ khóa” bị biến dạng nên “chìa khóa” insulin mở không ra. Đến nước này cơ thể vẫn có đường nhưng tế bào vẫn bị đói quay đói quắt. Lượng đường trong máu không được hấp thu vào tế bào, dẫn đến bệnh tiểu đường.

    Như trên đã nói, người bị thiếu muối cũng “ươn”. Mặc dù trường hơp này hiếm nhưng vẫn xảy ra và mức độ nguy hiểm cũng không thua gì dư muối. Thiếu muối sẽ gây ra sự xáo trộn cơ thể. Triệu chứng thấy rõ nhất là co bắp thịt, đau cơ, uể oải, buồn nôn,… Thiếu muối cơ thể thường xảy ra với những người tiết nhiều mồ hôi hoặc tập thể thao nặng, lao động chân tay nặng nhọc hoặc những người sống ở những vùng khí hậu không thích nghi. Trong những trường hợp này, cần phải bổ sung thêm muối để bù lại lượng muối bị mất đi theo mồ hôi.

    Chỉ cần 6 g muối/ngày

    Các nhà y học và dinh dưỡng học đề nghị người lớn mỗi ngày chỉ nên ăn khoảng 6 g muối ăn. Tuy nhiên, đa số chúng ta vẫn đưa vào cơ thể trung bình 9-10 g mỗi ngày. Các chuyên gia cho rằng, nếu giảm lượng muối xuống 6 g mỗi ngày sẽ có thể ngăn chặn 70.000 ca đột quỵ và nhồi máu cơ tim mỗi năm.

    Những thức ăn chế biến sẵn chiếm tới 75% tổng lượng muối trung bình cơ thể cần mỗi ngày. Nên ăn nhiều rau cải và trái cây vì trong những thực phẩm này có chứa kali (potassium) vốn có thể cân bằng những tác động của muối ăn lên cơ thể.

    Muối ăn cũng tiềm ẩn bệnh tật

    Muối cũng là đầu mối của nhiều vấn đề sức khỏe và không phải ai cũng biết cách dùng muối khoa học để phát huy tác dụng và hạn chế tác hại.

    Có rất nhiều món ăn chứa nhiều muối như hành muối, dưa muối và ngày càng nhiều các món ăn nhanh như thịt nguội, xúc xích… xuất hiện trong các bữa ăn nên càng cần phải lưu ý trong khi ăn, nhất là đối với những người đang mắc các bệnh như tăng huyết áp, tim mạch…

    Vai trò của muối đối với sức khỏe

    Tác dụng kỳ diệu của muối ăn 

    Natri và Clo, thành phần chủ yếu của muối là hai nguyên tố có vai trò hết sức quan trọng trong cân bằng thể dịch trong cơ thể, sự tồn tại và hoạt động bình thường của tất cả các tế bào, hoạt động chức năng của tất cả các cơ quan và bộ phận trong cơ thể. 

    Nồng độ muối cũng như nhiều nguyên tố hóa học khác được giữ ở mức tương đối cân bằng nhờ vào hoạt động của hệ thần kinh, nội tiết, tiết niệu và tiêu hóa.

    Ngoài ra, muối iốt còn làm giảm nguy cơ mắc bệnh bướu cổ, thai chết lưu, đẻ non, tử vong sơ sinh, giúp trẻ phát triển trí tuệ đầy đủ.

    Hậu quả của thiếu muối

    Nếu bị thiếu muối ít, cơ thể sẽ tự thích ứng bằng cách làm giảm đào thải natri qua nước tiểu và mồ hôi. Cơ thể cũng sẽ có cảm giác thèm ăn mặn hơn nên sẽ sớm có được lượng muối cần thiết trong cơ thể.

    Thiếu muối nặng thì có thể dẫn tới chuột rút, hoa mắt, chóng mặt, hôn mê và tử vong. Thiếu muối nặng thường gặp ở những người ra quá nhiều mồ hôi hoặc bị tiêu chảy nặng mà không được bù nước và muối hợp lý.

    Công nhân luyện gang thép, làm đường; nông dân trong thời kỳ đồng áng, vận động viên, bộ đội trong thời gian luyện tập là những người có nhiều nguy cơ thiếu muối nặng… cần bổ sung cả đường và muối bằng cách nước uống. Trẻ nhỏ bị tiêu chảy cần được uống oresol hoặc bù nước và điện giải bằng đường tĩnh mạch theo chỉ định của thầy thuốc.

    Nhu cầu và thói quen ăn mặn

    Trung bình mỗi ngày cơ thể chúng ta cần từ 2- 3 lít nước để bổ sung lượng nước bị hụt thông qua các hoạt động. Nếu tính tổng thể, cơ thể người trung bình sẽ chứa từ 7- 8 lít (nước và máu). Khối lượng này đảm bảo cho hệ tuần hoàn, bài tiết hoạt động bình thường đúng chức năng của chúng.

    Lượng muối bình quân cần thiết cho cơ thể giao động từ 4 – 10g muối NaCl/ ngày, trong đó, thành phần muối có sẵn trong các thức ăn thiên nhiên chiếm khoảng 3%, số còn lại được bổ sung trong quá trình chế biến thực phẩm.

    Thói quen ăn mặn hoặc chế biến mặn các loại thức ăn sẽ làm tăng áp lực thẩm thấu trong máu, cơ thể sẽ có cảm giác khát, dẫn đến uống nước nhiều (quá lượng nước cho phép), tích giữ nước trong cơ thể gây tăng huyết áp. 

    Cơ thể cũng tìm cách tăng đào thải natri qua nước tiểu, dẫn tới mất kali, canxi và nhiều khoáng chất khác và gây "mệt mỏi" cho hệ bài tiết, làm tăng cường độ làm việc của hệ thống tim mạch, thận và tiết niệu nên sớm dẫn tới suy giảm chức năng hoạt động của các hệ cơ quan này. Bên cạnh đó là các nguy cơ tăng huyết áp, bệnh tim mạch, suy tim, suy thận, loãng xương…

    Ăn nhiều muối còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng và ung thư đường tiêu hóa. Đối với những người đã mắc bệnh tăng huyết áp, suy tim, suy thận và suy gan, ăn nhiều muối sẽ làm bệnh tiến triển nhanh hơn.

    Ăn nhạt cũng phải đúng cách

    Theo khuyến cáo của Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), mỗi ngày chúng ta chỉ nên sử dụng 3 – 6g muối. Trong đó, phải tính muối trong nước chấm, nước mắm nêm trong đồ ăn và thực phẩm đã chứa muối sẵn. 

    Chứ không phải sử dụng đồ luộc nhưng lại chấm thật nhiều nước mắm, nước tương… Người tăng huyết áp nên ăn khoảng 2g muối/ngày tùy theo huyết áp đo được và tình trạng tim mạch. Nếu gia đình bạn đã có cha, mẹ, ông, bà bị tăng huyết áp thì tốt nhất cả nhà nên tập thói quen ăn nhạt.

    Gọi là "tập", bởi qua kinh nghiệm điều trị của các bác sĩ thì càng tăng huyết áp càng thích ăn mặn. Vì thế giảm dần lượng muối trong mỗi bữa ăn chẳng khác gì "cai nghiện" và luôn phải nhớ mới thiết lập thói quen được.

    Nên ăn muối gì?

    Muối biển nguyên chất là lựa chọn thông minh bởi còn chứa một hàm lượng magiê, kali, lưu huỳnh, canxi và iode.

    Một chế độ ăn vừa phải muối mỗi ngày là tối ưu để phòng tăng huyết áp do ăn mặn. Cũng nên tùy công việc cụ thể: làm việc đổ mồ hôi nhiều vẫn nên bổ sung muối. Còn nếu đã có bệnh tim mạch, suy thận hay suy gan thì nên nghe theo lời khuyên của bác sĩ.

    Mẹo giảm thói quen ăn mặn

    – Nếu đã lỡ có thói quen ăn mặn thì việc lập tức từ bỏ chúng quả là một vấn đề nan giải, vị giác của bạn sẽ không chấp nhận việc ăn nhạt trừ khi bác sĩ bắt buộc bạn phải tuân thủ theo một chế độ ăn nhất định.

    – Hãy cố gắng tập thói quen nêm nếm vừa ăn hoặc hơi nhạt. Vì nếu bạn phát hiện mình đã "quá tay" trong nêm nếm, thì thật sự lượng muối trong món ăn đã rất nhiều. Kiên quyết với việc tra thêm mắm, muối cho các món ăn. 

    – Từng bước giảm dần thói quen ăn mặn trong bữa cơm cho mình và các thành viên trong gia đình.

    – Cố gắng tập cho trẻ nhỏ đừng sử dụng nhiều nước chấm trong bữa ăn, hạn chế để muối tiêu, muối ớt… trên bàn ăn.

    – Nên nếm trước hoặc nhờ người thân nếm thử khi nấu ăn để ngừa việc vị giác của mình sai lệch. Đôi khi vị giác bị đánh lừa vì tình trạng sức khỏe trong ngày.

    – Hạn chế các món ăn rán/xào cần dùng kèm với nước chấm. Nên sử dụng nước mắm pha loãng (cùng tỏi, ớt…) trong bữa ăn hàng ngày thay vì nước chấm mặn nguyên chất.

    Dùng muối ăn để xử lý nước

    Trên thị trường có những phương pháp xử lí dư lượng chlorine khả quan nhưng lại khó thực hiện trong đời sống hằng ngày của người dân. Qua đây tôi cũng đưa ra một biện pháp mà tôi tham khảo được đó là sử dụng muối ăn với nồng độ là 1-2g/l cho vào nước

    Quá trình diễn ra như sau:

    2Ca(Ocl) + 2H2O = Ca(OH)2 + 2HOCl + CaCl2 HOCl = OCl + H (1) NaCl + H20 = NaOCl + H2 Ca(OCl)2 + NaCl = NaOCl + CaCl (ít tan)

    Thực tế cho thấy thì khả năng oxi hóa của Chlorine là phụ thuộc vào hàm lượng ion HOCl (khả năng oxi hóa của nó mang gấp 100 lần so với ion OCl) ở điều kiện bình thường thì 2 ion cùng tồn tại. Phương trình 1 xảy ra theo chiều thuận khi pH cao nên khả năng oxi hóa của HOCl cao.

    Khi xử lý của chúng ta là trong môi trường nước ngọt nên pH thấp nên ta bổ sung muối ăn vào làm cho cân bằng của phương trình 1 xảy ra theo chiều nghịch nên hàm lượng ion HOCl ít nên khả năng oxi hóa của nó thấp nên hàm lượng Chlorine 1 phần được khử tồn tại ở dạng CaCl2.

    Tác dụng của muối ăn đối với người cao tuổi

    Người cao tuổi (NCT) thận yếu, các cơ quan như: hệ tiêu hóa, thận, tim… mang tính biến hóa suy thoái thấy rõ, sức đề kháng yếu, suy giảm chức năng… nên không thích hợp ăn mặn. 

    Bởi lẽ, trong cơ thể nhiều muối thì cần lượng nước tương ứng để điều tiết, nước bài tiết không thông, tích tụ vào cơ bắp, làm cho cơ thể giữ nước thì hình thành thủy thũng.

    Người cao tuổi ăn muối quá nhiều càng dễ tạo thành cao huyết áp, ảnh hưởng chức năng tim, thận. Muối làm cho động mạch nhỏ co thắt, huyết áp tăng cao, cũng như thúc đẩy tăng nhanh quá trình xơ hóa của các động mạch tại thận, gây ra tăng huyết áp, tổn hại chức năng thận.

    Bên cạnh đó, người cao tuổi cũng nên ít ăn cà muối, dưa muối, bởi đó là những thức ăn chứa nhiều muối, hơn nữa hàm lượng vitamin cực thấp, vì thế không thích hợp cho người cao tuổi ăn thường xuyên. 

    Ăn muối nhiều sẽ gây ra rất nhiều bệnh, chẳng hạn như: bệnh tim, não, cao huyết áp, bệnh thận và xơ gan…

    Cũng cần lưu ý, người cao tuổi do vị giác “lão hóa”, nhạy cảm với vị mặn kém, phản ứng kém với món ăn mặn, do vậy, cần đặc biệt quan tâm hơn, không nên chỉ khi miệng nếm thấy mặn mới cho là mặn, nhiều khi không cảm thấy mặn, thì lượng natri đã quá nhiều rồi

     

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Khi sử dụng V-Sorento – Hỗ trợ chữa trị viêm đại tràng, các triệu trứng viêm đại tràng của tôi đã được cải thiện rõ rêt.
    Nguyễn Cường, 60 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương
    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang