HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Tin sức khỏe

    Chữa đau dạ dày cho phụ nữ mang thai

     
    Đối với chị em phụ nữ đang mang thai mà mắc bị đau dạ dày thì vô cùng vất vả trong việc ăn uống. Do thời kì đầu thai phụ còn xảy ra tình trạng nghén, nôn mửa nên tần suất những cơn đau dạ dày lại nhiều hơn. Không chỉ vậy vị trí dạ dày cũng bị thay đổi do tử cung to lên, chèn ép khiến thức ăn chậm tiêu, ứ đọng tại dịch vị, làm tổn thương thêm niêm mạc dạ dày.
     
    Những điều lưu ý khi mang thại bị đau dạ dày
     
    Khoảng 10 – 20% phụ nữ sẽ phải đấu tranh với các triệu chứng suy nhược trong thời gian mang thai do những thay đổi của hormon. Chị em thường có các biểu hiện: khó tập trung, luôn buồn bã, ngủ quá ít hoặc quá nhiều, giảm cảm hứng kể cả với những hoạt động ưa thích, thay đổi thói quen ăn uống… 
     
     
    Do thời kì đầu thai phụ còn xảy ra tình trạng nghén, nôn mửa nên tần suất những cơn đau dạ dày lại nhiều hơn. Không chỉ vậy vị trí dạ dày cũng bị thay đổi do tử cung to lên, chèn ép khiến thức ăn chậm tiêu, ứ đọng tại dịch vị, làm tổn thương thêm niêm mạc dạ dày. Nếu bạn bị đau dạ dày khi có thai thì cần thông báo với các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để lựa chọn những loại thuốc tốt cho mẹ mà không hại cho bé. Những thông tin về thai nghén, buồn nôn cũng cần kể chi tiết cho bác sĩ để có kết quả điều trị tốt nhất. 
     
    Chứng suy nhược này nếu không điều trị có thể dẫn đến tình trạng thiếu dinh dưỡng , sinh non, sinh con thiếu cân và rất nhiều các vấn đề cho sự phát triển của thai nhi khác. Bệnh mạch vành cò thể gây ra nhiều biến chứng đôi khi là rất nặng nề nếu như bệnh nhân không được điều trị đúng cách
     
    Những điều cần biết về điều trị đau dạ dày cho phụ nữ mang thai
     
     
    Với sự phát triển của y học, chúng ta đã biết rõ tác nhân gây đau dạ dày là một loại vi khuẩn (helicobacter pylori). Do vậy trong điều trị nhất thiết cần có kháng sinh diệt khuẩn, thuộc nhóm Tetracylin, cần phối hợp với cả nhóm Metronidazol. Loại thuốc  này được khuyến cáo không nên dùng cho người có thai. 
     
    Một số thuốc khác để chữa bệnh dạ dày cũng được khuyên không nên dùng hoặc nếu dùng phải thận trọng với người mang thai, như thuốc chứa Cimetidin, Famotidin, Lansopazol, hoặc Bismuth salicylat…
     
    Để chẩn đoán và theo dõi tiến triển của bệnh, thầy thuốc có thể chỉ định soi hoặc chụp X quang dạ dày. Những việc này chỉ nên tiến hành khi thật sự cần thiết, còn nếu có thể trì hoãn được đến sau sinh thì nên chờ đợi.
     Những thực phẩm bà bầu nên dùng
     
    Những lưu ý khi ăn uống
     
    Tiến sĩ – Bác sĩ Trần Thiện Trung, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM cho rằng, chế độ ăn uống có vai trò rất quan trọng đối với người bị đau dạ dày.
     
    Các mẹ nên ăn thức ăn làm từ bột mỳ, đây là những thức ăn dễ tiêu hóa, làm bão hòa axít trong dạ dày do có chất kiềm
     
    Không nên ăn những thức ăn cứng, thô ráp: những loại quả khô, lương thực cứng, rau cần, hẹ, dưa, măng… là loại thức ăn khó tiêu hoá, khó lành chỗ loét, làm hỏng niêm mạc dạ dày, thậm chí càng loét thêm.
     
    Không ăn thức ăn có chất hoá học kích thích niêm mạc dạ dày: cà phê, trà đặc, rượu mạnh, các thức ăn cay, hay những thức ăn dễ sản sinh vị chua và hơi như khoai lang, khoai tây, bánh kẹo, đường dấm, dưa muối là những thức ăn có thể kích thích bài tiết nhiều axít, không có lợi cho việc làm lành chỗ loét.
     
    Không ăn quá no, nên nhai kĩ, nuốt chậm: Nếu ăn quá no vì sẽ làm dạ dày phồng căng, sinh ra nhiều axít có hại, dễ gây đau. Bạn nên nhai kỹ, nuốt chậm, vì trong khi nhai có thể tăng thêm sự bài tiết của nước bọt, nước bọt có tác dụng giảm axít và bão hòa axít có trong dạ dày.
     
    Sử dụng thức ăn mềm và dễ tiêu hóa: Những loại thức ăn như cháo, mỳ sợi nhỏ, cơm nhão… trong đó ăn những thức ăn làm bằng bột mỳ là tốt nhất. Những thức ăn này dễ tiêu hóa, lại có chất kiềm, có tác dụng làm bão hòa axít trong dạ dày.
     
    Ngoài ra nên dùng thêm các loại thực phẩm khác như: sữa, trứng
     
     
    Các loại thực phẩm có tính bao bọc niêm mạc dạ dày như gạo nếp, bột sắn, bánh mỳ… Uống một lượng sữa thích hợp là loại thức ăn lý tưởng của người bị loét dạ dày. Ăn các món ăn từ tôm cá không những giàu chất Protein với chất lượng cao, còn giúp làm giàu nguyên tố vi lượng kẽm mà cơ thể con người cần thiết, nguyên tố vi lượng là một chất rất quan trọng để làm lành chỗ loét.
     
     
    Tuyệt đối không nên ăn những thức ăn sống, lạnh, tuyệt đối không nên ăn những thức ăn đã biến chất. Bỏ qua những thức ăn hấp, xào, nấu, ninh; còn những thức ăn rán, chiên, muối, trộn nộm những loại thức ăn không dễ tiêu hóa, tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, ảnh hưởng xấu đến quá trình làm lành chỗ loét.
     
    Bên cạnh chế độ ăn uống các mẹ cũng nên giữ cho tinh thần luôn sảng khoái, vui vẻ và tạo cho mình thói quen sinh hoạt lành mạnh để tốt cho cả mẹ và bé.
     

     

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần
    Khi sử dụng V-Sorento – Hỗ trợ chữa trị viêm đại tràng, các triệu trứng viêm đại tràng của tôi đã được cải thiện rõ rêt.
    Nguyễn Cường, 60 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
    Tôi đã mua Canxi King cho cháu nhà tôi uống. Sản phẩm rất tốt và dễ uống.
    Nguyễn Minh, Khu D8, Thành Công, Đống Đa, Hà Nội