HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Còi xương - suy dinh dưỡng

    Đừng để trẻ “đói” vi chất!

    Tương tự tình trạng trẻ thiếu vi chất cũng rất cao – đây chính là nguyên nhân gây nên tình trạng thấp còi và thị lực kém ở trẻ. Cần thiết phải bổ sung vi chất cho trẻ trong chế độ ăn hằng ngày là việc làm cấp thiết!

    Ăn đủ lượng nhưng vẫn… thiếu chất!

    Nhiều bà mẹ thắc mắc vì sao con mình không cao như những đứa trẻ cùng tuổi. Hay một số người lại thắc mắc sao dạo này con mình mắt ngày càng kém, nhìn vật gì cũng phải dí sát mắt vào. Khi cho con đến các phòng khám dinh dưỡng, họ thường rất bất ngờ khi bác sĩ tư vấn cho biết con mình đang bị thiếu vi chất. Họ luôn khẳng định ngày nào cũng dành rất nhiều thời gian lo cho bữa ăn của con, không để con phải ăn ở ngoài và bữa ăn nào thịt cá cũng đầy đủ cả.

    Đừng để trẻ đói vì chất

     

    Bác sỹ Đào Thị Yến Thủy, Trung tâm dinh dưỡng TP.HCM cho biết: “Đời sống kinh tế gia đình hiện nay đã cải thiện đáng kể. Theo đó khẩu phần ăn nói chung cũng đã tăng – cả về lượng và chất. Tuy nhiên, bữa ăn nếu không đa dạng về thực phẩm thì chuyện thiếu vi chất là điều dễ hiểu. Chưa kế việc chế biến không đúng cách cũng làm hao hụt một lượng vitamin và một số dưỡng chất quan trọng”.

    BS Yến Thuỷ cho biết thêm: “Để bảo đảm vi chất, trẻ cần ăn đầy đủ các nhóm chất từ đạm, đường, béo, chất xơ, vitamin, khoáng chất. Bên cạnh đó, cần thiết bổ sung canxi từ sữa và các chế phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua. Vitamin A và tiền chất vitamin A có thể tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm như thịt, cá, gan, trứng, rau lá xanh đậm, củ quả vàng cam như cà rốt, bí đỏ, gấc. Các loại đậu như đậu xanh, đậu phộng rất giàu mangan. Magiê có nhiều trong các loại rau xanh, hoa quả. Sò huyết, các loại thịt màu đỏ và thịt gia cầm cung cấp một lượng lớn kẽm.”

    Vi chất vốn là các chất mà cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ nhưng nếu thiếu hụt sẽ gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe. Các loại vi chất dinh dưỡng phổ biến và quan trọng nhất có thể kể đến vitamin A, D3, các khoáng chất như Canxi, Magiê, Mangan, Kẽm… Thiếu một trong những vi chất này có thể ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển của trẻ.

     

    BS Yến Thuỷ cho biết: “Thiếu vitamin A, trẻ dễ bị khô mắt, ảnh hưởng thị lực, quáng gà, cận thị, sức học giảm sút do khó theo dõi bài giảng của thầy cô. Không chỉ thế, đáng lo ngại hơn, thiếu vitamin A còn gây ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ, khiến sức đề kháng giảm và dễ mắc bệnh vặt nhiều hơn”.

     

    Để nhận biết trẻ thiếu vi chất vốn không khó, vì cơ thể sẽ “phản ứng” bằng hàng loạt biểu hiện bên ngoài. Ví dụ như trẻ thiếu Canxi, Mangan, Magiê, Kẽm sẽ gầy còm, chậm phát triển chiều cao. Trẻ cũng có thể ra mồ hôi trộm, ngủ không yên giấc, răng mọc muộn… Trẻ thiếu vitamin A còn nhỏ nhưng thị lực đã kém và dễ bị cận thị hoặc quáng gà, trẻ hay phải nhìn sát đồ vật, chậm lớn, hay ốm vặt, móng tay không hồng. Trẻ thiếu kẽm có biểu hiện tóc khô, móng tay mềm, dễ gãy…

    Bác sỹ Đào Thị Yến Thủy cho biết thêm: “Vì vi chất vốn là những chất cơ thể không tự tổng hợp được mà phải bổ sung qua thức ăn bên ngoài. Không được bổ sung kịp thời, trẻ sẽ gánh chịu những thiệt thòi như suy dinh dưỡng, thấp còi, thị lực kém dẫn đến kết quả học tập không tốt, lại ảnh hưởng sự phát triển hoàn thiện về thể chất lẫn tinh thần.”

    Sữa có bổ sung vi chất: Giúp trẻ cao và sáng mắt.

     

    Kết quả từ một cuộc nghiên cứu khoa học được thực hiện gần đây của Viên Dinh Dưỡng quốc gia về tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của trẻ em Việt Nam cho thấy tình trạng thấp còi và thiếu vi chất ở trẻ tiếp tục là vấn đề đáng quan tâm. Nghiên cứu trên diện rộng được tiến hành ở trẻ em từ 2-5 tuổi tại 63 tỉnh thành trên cả nước trong đó tỷ lệ trẻ thấp còi vẫn còn ở mức cao là 29,05%. Nguyên nhân chính là do tình trạng thiếu vi chất vẫn còn rất cao, như tỷ lệ thiếu vitamin A từ 9,3% đến 14%, thiếu Kẽm từ 15% đến 30%, thiếu Magiê lên đến 59,5%.

     

    Cũng theo kết quả khảo sát, khẩu phần ăn của trẻ hiện nay chỉ mới đáp ứng khoảng 65% nhu cầu vitamin A (với trẻ ở vùng núi phía Bắc và Tây Nguyên thì chỉ đáp ứng được 34 và 36%). Lượng Canxi cũng chỉ mới đạt vào khoảng 49% với trẻ em ở vùng núi phía Bắc và 76% với trẻ em ở Tây Nguyên.

    .Dược sĩ Hưng


    CanxiKing

    CANXI KING – LỚN CÙNG TRẺ EM

     Xem chi tiết sản phẩm tại đây.

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi đã mua Canxi King cho cháu nhà tôi uống. Sản phẩm rất tốt và dễ uống.
    Nguyễn Minh, Khu D8, Thành Công, Đống Đa, Hà Nội
    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang
    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương