HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Các bệnh khác

    Bệnh động kinh ở phụ nữ có thai phải làm sao ?

    Đối với thai phụ chẳng may bị động kinh thì nó càng trở thành một gánh nặng. Ở Anh, mỗi năm trung bình có khoảng 2.500 thai phụ bị bệnh này và nó thực sự ảnh hưởng lớn đến thai nhi và mẹ.

    Dưới sự hỗ trợ của y học hiện đại, hơn 90% phụ nữ bị bệnh động kinh sẽ có một thai kỳ bình thường. Điểm này cần được nhấn mạnh khi tham vấn cho các bệnh nhân bị động kinh thai kỳ, nó sẽ giải tỏa nhiều nỗi sợ hãi và lo âu về những rủi ro mà rất có thể họ sẽ gặp phải. Tuy nhiên không phải tất cả thai phụ bị động kinh sẽ vượt qua nó dễ dàng, sẽ có khá nhiều trường hợp đáng tiếc mà bạn cần nắm rõ để đề phòng và loại trừ bệnh động kinh ra khỏi hơn 9 tháng “bầu bí”.

    Nguyên nhân bệnh động kinh ở thai phụ

    Phụ nữ bị bệnh động kinh nên biết rằng một số loại thuốc tân dược có thể ảnh hưởng đến chứng bệnh mà họ gặp phải, rất có thể đó là hậu quả của thuốc ngừa thai. Do đó, tốt nhất hãy tham khảo các biện pháp tránh thai từ bác sĩ thay vì tùy tiện sử dụng.

    Một số thành phần thuốc có thể khiến thai phụ bị động kinh mà các chuyên gia tìm thấy được là: valproate, trimethadione và phenytoin – chúng làm tăng nguy cơ tạo ra các khuyết tật bẩm sinh như sứt môi, có vấn đề về tim, hoặc ngón tay và ngón chân bị dị dạng, tật nguyền ở thai nhi.

    Một nguyên nhân khác là thai phụ do ốm nghén, thiếu ngủ, stress trong thời kỳ mang thai, chứng động kinh có liên quan đến tiền sản giật và các bệnh lý về huyết áp.

    Hầu hết thai phụ được khuyên là nên bổ sung acid folic nhưng vitamin cũng không kém phần quan trọng, nó giúp acid folic chuyển hóa nhanh, có thể làm giảm nguy cơ của một số khuyết tật bẩm sinh cho bé trong bụng mẹ. Nếu thiếu acid folic, thai nhi dễ bị sứt môi, nứt đốt sống cổ, tim mạch…

    Ngoài ra thai phụ nếu thiếu vitamin K sau tuần thứ34 của thai kỳ cũng làm tăng nguy cơ rối loạn đông máu ở trẻ sơ sinh được gọi là coagulopathy.

    Những hậu quả mà động kinh thai kỳ gây ra

        * Động kinh trong khi mang thai có thể khiến sẩy thai nếu thai phụ co giật nặng.

        * Khoảng 25 – 40%  phụ nữ có sự gia tăng cơn động kinh mãnh liệt trong khi họ đang mang thai

        * Chảy máu âm đạo.

        * Khả năng cơn động kinh xảy ra thường xuyên thường kéo dài cho đến lúc sinh nở.

        * Tiền sản giật (biểu hiện rõ nhất là sự kết hợp của huyết áp cao và sự hiện diện của protein trong nước tiểu sau 20 tuần của thai kỳ).

        * Nhau thai bị bóc tách.

    Bệnh ảnh hưởng như thế nào đến việc sinh nở và cho con bú?

    Dĩ nhiên việc sinh nở vẫn diễn ra bình thường đối với phụ nữ bị động kinh, mặc dù có nguy cơ xuất huyết, sản giật, sinh sớm và buộc phải mổ lấy thai là rất cao. Bác sĩ có thể  sử dụng một loại thuốc hỗ trợ chống co giật được tiêm vào tĩnh mạch thai phụ để giảm nguy cơ động kinh trong quá trình “lâm bồn”.

    Cách phòng ngừa

    Tốt nhất là bạn hãy thiết lập một chế độ ăn uống lành mạnh, ngủ đủ  giấc và tập thể dục thường xuyên.

    Bổ sung acid folic và vitamin các loại để ngăn ngừa các khuyết tật bẩm sinh cho bé.

    Sử dụng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

    Nhập viện ngay nếu có bất kỳ dấu hiệu tăng nặng sau: choáng, ngất, nhức đầu nhiều, nôn ói, khó thở, chảy máu âm đạo….

    Không sử dụng nhiều đường và thức uống chứa chất kích thích như cà phê, trà, rượu…

    Chọc ối và siêu âm cao cấp có thể được thực hiện trong thai kỳ để đảm bảo rằng bé đang phát triển bình thường, ngoài ra còn có thể sử dụng phương pháp thử nghiệm huyết thanh alpha-fetoprotein.

    Tuy nhiên, nếu rủi ro thì một số biến chứng thai nhi và sản khoa kết hợp, lúc này nguy cơ khuyết tật bẩm sinh là khoảng 4 – 6% . Nguy cơ mắc bệnh động kinh của trẻ sinh ra từ  người mẹ bị bệnh động kinh chỉ khoảng 5%, nếu đó không phải là một dạng rối loạn di truyền.

    Phụ nữ mang thai có nên chữa bệnh động kinh không ?

    Đặc biệt là bà mẹ mang thai đã từng có tiền sử co giật hay có di truyền về động kinh thì tỷ lệ động kinh ở những bà mẹ này cao hơn ở những phụ nữ khác. Phụ nữ mang thai bị động kinh phải đối mặt với nhiều câu hỏi…

    Có nên điều trị?

    Những bà mẹ bị động kinh có nguy cơ bị sảy thai, đẻ non cao hơn do những chấn thương vùng bụng trong cơn động kinh và gia tăng tỷ lệ thai chết lưu. Trẻ sinh ra từ bà mẹ động kinh có nguy cơ bị chậm phát triển trí tuệ và các cơn co giật giống động kinh ở thế hệ con cháu tăng lên gấp đôi. Điều này thực sự là những biến cố vô cùng đáng ngại với những bà mẹ mang thai.

    Như vậy là nếu một bà mẹ mang thai bị động kinh không điều trị thì sẽ phải đối mặt với các yếu tố xấu sau đây:

    – Bệnh động kinh không hề thuyên giảm, thậm chí là nặng hơn;

    – Bệnh động kinh có thể khó điều trị hơn, đáp ứng kém với thuốc do hiện tượng gián đoạn điều trị gây ra;

    – Thai kỳ không an toàn để lại dư chấn động kinh ở những đứa trẻ sau sinh và thậm chí ở những thế hệ con cháu của chúng.

    Vì vậy, đối với những trường hợp này vẫn phải tiếp tục dùng thuốc…

    Việc tiếp tục uống thuốc điều trị sẽ có những mặt lợi rõ ràng để khống chế bệnh động kinh và những hiệu ứng bắc cầu tới thai kỳ cho mẹ. Nhưng nó không phải là một biện pháp an toàn tuyệt đối vì chính biện pháp can thiệp thuốc trong thai kỳ cũng chứa đựng trong đó các yếu tố nguy cơ…

    Điều trị bệnh động kinh trong thời kỳ thai nghén
     
    Mục đích điều trị bệnh động kinh trong thời kỳ mang thai nhằm kéo dài thời gian không lên cơn co giật, theo đó sẽ làm giảm ảnh hưởng của cơn động kinh đối với thai nhi và hạn chế tác dụng gây quái thai của thuốc chống động kinh. Các bước điều trị tiến hành theo trình tự: Đầu tiên phải thông báo và giải thích rõ cho người mẹ tương lai hiểu tình trạng bệnh hiện tại và những nguy cơ mà bản thân có thể gặp trong suốt thời kỳ mang thai để họ có thể yên tâm hợp tác với thầy thuốc trong việc điều trị. Trong tất cả các trường hợp, nếu có thể người thầy thuốc nên chuyển sang điều trị chỉ bằng một loại thuốc và phải kiểm soát nồng độ thuốc trong máu người mẹ.
     
    phụ nữ mang thai bị động kinh
     
    Bắt buộc phải điều trị bổ sung bằng acid folic trong vòng hai tháng đầu của thai kỳ, đồng thời phải điều trị bổ sung vitamin K1 kể từ tuần thứ 36 (tháng thứ 9) của thai kỳ và cần tiêm bắp vitamin K cho tất cả trẻ sơ sinh để đề phòng hội chứng chảy máu ở trẻ sơ sinh do ảnh hưởng của các thuốc chống động kinh mà người mẹ dùng như carbamazepin, phenobarbital, phenytoin. Ngoài ra cần phải theo dõi sự phát triển của thai, đặc biệt là trong ba tháng đầu, riêng đối với bệnh nhân điều trị bằng thuốc nhóm valproat phải định lượng alphafoetoprotein bằng xét nghiệm nước ối khi thai được 4 tháng. Đối với vấn đề cho con bú, cần lưu ý là hầu hết các thuốc có thể đi từ huyết thanh người mẹ sang tuyến sữa và do vậy có thể sang được trẻ được nuôi bằng sữa mẹ.
     
    Nhìn chung, lượng thuốc truyền qua sữa ít hơn nhiều so với lượng thuốc đi qua rau thai trong thời kỳ mang thai. Lượng thuốc đứa trẻ phải tiếp xúc qua sữa mẹ phụ thuộc vào nồng độ thuốc trong huyết thanh người mẹ, mức độ thuốc chuyển vào sữa và lượng sữa đứa trẻ bú. Lượng thuốc tiếp xúc với trẻ còn phụ thuộc vào sự hấp thu của đứa trẻ, sự phân bố của thuốc, quá trình chuyển hoá và đào thải thuốc ở đứa trẻ. Đối với thuốc nhóm phenytoin (sodanton), carbamazepine (tegretol), oxcarbamazepine (trileptal), valproate (depakin), chỉ có một lượng nhỏ thuốc được truyền qua sữa mẹ và nồng độ thuốc trong huyết thanh trẻ nhìn chung thấp đến mức các tác dụng dược lý thường không xảy ra.
     
    Đối với ethosuximide (succilep) và lamotrigine (lacmital) nồng độ thuốc trong huyết thanh trẻ có thể đạt đến mức làm các tác dụng dược lý xuất hiện. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có bằng chứng rõ ràng về các tác dụng có hại của thuốc kháng động kinh kể trên ở những trẻ bú mẹ. Riêng đối với nhóm thuốc phenobarbital (gardenal) và chất chuyển hoá của primidone (cũng là phenobarbital), benzodiazepam (seduxen) có thể tích lũy trong cơ thể trẻ bú mẹ làm trẻ buồn ngủ và bú kém đi, do đó đối với phụ nữ cho con bú trong khi vẫn dùng phenobarbital, primidone, benzodiazepin nên theo dõi tác dụng phụ của thuốc ở trẻ nếu như trẻ ngủ nhiều hoặc bú kém đi thì phải chuyển sang loại thuốc khác.
     
    Vấn đề cuối cùng cần chú ý là căng thẳng và mất ngủ trong khi có thai đôi khi làm kiểm soát co giật trở nên khó khăn. Hơn nữa, chăm sóc trẻ sơ sinh cần có sự quan tâm và thận trọng đặc biệt trong gia đình. Các bà mẹ bị động kinh cần có sự hỗ trợ của người thân trong những tuần đầu tiên ở nhà. Đặc biệt, đối với những phụ nữ nhạy cảm với mất ngủ, cơn giật có thể xuất hiện khi mất ngủ. Để giảm thiểu nguy cơ đối với trẻ em, chăm sóc trẻ bao gồm cả việc cho bú cần được thực hiện trên sàn nhà để tránh ngã gây chấn thương trẻ và cần có một người khác cùng tham gia khi tắm cho trẻ.     
     
    Một điểm cần chú ý với nữ bệnh nhân động kinh khi có thai là ngoài việc khám thai định kỳ như bình thường, thai phụ phải được siêu âm vào tháng thứ tư của thai kỳ để phát hiện sớm các dị dạng ống thần kinh nhằm chỉ định chấm dứt thai nghén trước khi thai quá to. Bên cạnh đó, để hạn chế tối đa các nguy cơ co giật trong khi sinh và nguy cơ tử vong cao của trẻ sơ sinh, việc sinh nở cần được thực hiện ở những cơ sở sản khoa được trang bị tốt.

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang
    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương
    Tôi đã mua Canxi King cho cháu nhà tôi uống. Sản phẩm rất tốt và dễ uống.
    Nguyễn Minh, Khu D8, Thành Công, Đống Đa, Hà Nội