HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Tin sức khỏe

    Người đột quỵ ăn uống như thế nào?

    Đột quỵ là nguyên nhân thứ 3 khiến người bệnh dễ tử vong nhất sau tim mạch và ung thư. Để có thể giảm tối thiểu những rủi ro cũng như cải thiện tình trạng sức khỏe cho người bị đột quỵ bạn nên tham khảo chế độ ăn uống dưới đây:

     
    Nguyên nhân chủ yếu  gây ra đột quỵ do thiếu máu não cục bộ thường do cục máu đông trong tim hay mảng xơ vữa trong mạch máu trồi lên não gây tắc mạch não.
     
    Đột quỵ do xuất huyết não xảy ra khi một mạch máu trong não bị vỡ dấn đến thiếu máu cho vùng não do mạch máu đó chi phối. Nhưng chủ yếu là do những cơn cao huyết áp, dị dạng mạch não bẩm sinh, rối loạn đông máu hoặc bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc chống đông.
     
    Trong quá trình điều trị người bệnh gặp nhiều khó khăn trong quá trình ăn uống. Thường là các triệu chứng khó nuốt, suy dinh dưỡng, điều này làm cản trở rất lớn đến cuộc sống.

    Khi bệnh nhân khó nuốt

    Những người có rối loạn nuốt gặp khó khăn không chỉ đối với thức ăn, đồ uống mà khi uống thuốc, nuốt nước bọt cũng không hề dễ dàng. Tình trạng này rất dễ khiến thức ăn rơi vào đường thở, gây nghẹt thở, lâu dài hơn có thể bị viêm phổi tái đi tái lại
     
    Chăm sóc người đột quỵ 
     
    Do gặp phải khó khăn trong ăn uống như vậy nên người bệnh thường ngại ăn và dẫn đến tình trạng thiếu nước, suy dinh dưỡng.

    Làm sao để biết bệnh nhân có bị khó nuốt hay không? 

    – Khi đang ăn đồ ăn, thức uống dễ bị chảy ra ngoài
     
    – Nước bọt đọng lại trong miệng, thường xuyên nuốt nước bọt
     
    – Rất khó cắn, nhai, hay dùng lười đẩy thức ăn
     
    – Khi ăn thường phải dùng nhiều sức để nuốt và nuốt rất lâu
     
    – Ho khi đang nhai chưa nuốt, khi mới nuốt và một hồi lâu sau khi nuốt.
     
    – Nuốt rồi vẫn thấy vướng ở trong họng.
     
    –  Hay ngậm thức ăn lâu.

    Chăm sóc người đột quỵ ăn uống như thế nào?

    – Thức ăn cần được cắt nhỏ, nấu mềm, lỏng. Nếu người bệnh nhai khó, nuốt khó, thức ăn cần phải được xay nhuyễn.
     
    – Đối với người bệnh ho sặc, thức uống cần được chế biến đặc hơn do chất lỏng chảy nhanh hơn, khiến bệnh nhân dễ sặc hơn.

    Những thức ăn kiêng kị cho người đột quỵ

    – Thức ăn khô, kích thước lớn, có nhiều sợi xơ, dai, khó cắn, khó nhai.
     
    – Thức ăn rời rạc thành từng miếng nhỏ.
     
    – Thức ăn dễ dính vào răng, nướu và đọng lại trong má như bánh, kẹo dừa.
     
    Tư thế ăn uống
     
    Chăm sóc người bị đột quỵ
     
    – Người bệnh cần ngồi thẳng khi ăn, uống thuốc, súc miệng.
     
    – Nếu người bệnh không thể tự ngồi, người chăm sóc nên quay đầu giường lên cao hoặc đỡ người bệnh xuống ghế có dựa lưng và chỗ đỡ tay, sử dụng gối chêm để hỗ trợ tư thế đúng và thoải mái.
     
    – Tư thế tốt nhất là vuông góc ở hông, đầu gối và cổ chân, với bàn chân chạm sàn hoặc để trên bục nếu ngồi trên giường cao, không nên để chân lơ lửng.
     
    – Người bệnh cần ngồi hoặc đi tới lui sau khi ăn 30 phút để tránh trào ngược.

    Quy tắc vàng

    –  Chỉ ăn uống khi tỉnh táo. Ăn, uống chậm, từng muỗng, từng ngụm nhỏ.
     
    –  Nuốt 2-3 lần cho hết trước khi ăn, uống muỗng tiếp theo.
     
    –  Để thức ăn ở phía bên môi và lưỡi mạnh (bên yếu là bên thức ăn bị chảy ra ngoài).
     
    –  Không nói khi đang nhai và nuốt.
     
    – Nếu người bệnh khó mở miệng, người chăm sóc dùng tay hỗ trợ môi, hàm, cằm của người bệnh.
     
    – Nhắc người bệnh nuốt nước bọt hoặc nhổ ra.
     
    – Khi người bệnh ngậm lâu, người chăm sóc nhắc người bệnh nuốt bằng lời nói hoặc bằng động tác sờ vào 2 bên má người bệnh.
     
    – Khi ăn canh, phở thì ăn phần nước và phần cái riêng.
     
    Môi trường ăn uống
     
    – Đủ ánh sáng. 
     
    – Trong khi ăn, cần tránh các yếu tố gây xao lãng như tivi, radio và đông người làm người bệnh mất tập trung.
     
    – Người chăm sóc cần động viên, khuyến khích, kiên nhẫn và giữ bầu không khí thoải mái, vui vẻ.

    Vệ sinh miệng

    – Vệ sinh miệng có vai trò rất quan trọng đối với người bệnh có rối loạn nuốt, các chất bẩn đóng trong miệng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Cần vệ sinh miệng cho người bệnh sau khi ăn. Nếu người bệnh không thể đánh răng và súc miệng thì cần rơ miệng để làm sạch răng, lưỡi và 2 bên má.
     
    – Không sử dụng mật ong vì dễ gây sâu răng và phát triển vi khuẩn.
     
    –  Không dùng nước súc miệng có cồn vì sẽ làm khô miệng, dễ gây tình trạng viêm và nhiễm trùng cho người bệnh.
    Ngoài ra, khi ăn uống bằng đường miệng không an toàn hoặc không hiệu quả, người bệnh cần được cung cấp dinh dưỡng và nước qua ống mũi – dạ dày, hoặc truyền dịch.
     

     

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương
    Khi sử dụng V-Sorento – Hỗ trợ chữa trị viêm đại tràng, các triệu trứng viêm đại tràng của tôi đã được cải thiện rõ rêt.
    Nguyễn Cường, 60 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần