HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Thuốc quý quanh ta

    Cây nhọ nồi chữa được những bệnh gì?

    Cỏ nhọ nồi có tên khoa học Eclipta alba Hassk, thuộc họ Cúc Asteraceae, còn có tên cỏ mực, hạn liên thảo, bạch hoa thảo, thủy hạn liên… Theo Đông y, cỏ nhọ nồi không độc, có vị chua, ngọt, tính hàn, có tác dụng lương huyết, cầm máu, bổ thận, ích âm, thường dùng chữa trị can thận âm hư, các chứng huyết nhiệt, sốt cao, chảy máu cam, mề đay…

    Mô tả cây
     
    Tác dụng chữa bệnh của cây nhọ nồi
     
    Cỏ nhọ nồi là một loại cỏ thẳng đứng có thể cao tới 80cm, thân có lông cứng. Lá mọc đối có lông ở hai mặt, dài 2-8cm, rộng 5-15mm. Cụm hoa hình đầu màu trắng ở kẽ lá hoặc đầu cành, lá bắc thon dài 5-6mm, cũng có lông. Quả bế 3 cạnh, hoặc dẹt, có cánh, dài 3mm, rộng 1.5mm, đầu cụt. Mọc hoang khắp nơi ở nước ta.
     
    Thành phần hoá học
     
    Theo các nhà nghiên cứu trong nhọ nồi có một ít tinh dầu, tamin, chất đắng, caroten và chất ancaloit gọi là ecliptin.
     
    Tác dụng dược lý
     
    Về tác dụng cầm máu
     
    – Nước sắc cỏ nhọ nồi khô, với liều 3g/kg thể trọng trên khỉ có tác dụng làm giảm thời gian Quick rõ rệt có nghĩa là làm tăng tỉ lệ prothrobin toàn phần. Nhọ nồi cũng như vitamin K có tác dụng chống lại tác dụng của dicumarin.
     
    – Nhọ nồi làm tăng trương lực của tử cung cô lập. Trường hợp chảy máu tử cung, nếu dùng nhọ nồi thì ngoài tác dụng làm tăng prothrombin, còn có thể làm nén thành tử cung, góp phần thúc đẩy việc chống chảy máu.
     
    – Cỏ nhọ nồi không gây tăng huyết áp.
     
    – Cỏ nhọ nồi không làm giãn mạch
     
    Về độc tính của nhọ nồi
     
    Thử trên chuột bạch với liều từ 5-80 lần liều lâm sàng không có triệu chứng trúng độc.
     
    Công dụng và liều dùng
     
    Tính vị theo tài liệu cổ: Vị ngọt, chua, tinh lương vào hai kinh can và thận, tác dụng bổ thận âm, chỉ huyết lị. Dùng chữa can thận âm kém, lỵ và ỉa ra máu, làm đen râu tóc.
     
    Nhân dân vẫn dùng cây nhọ nồi giã vắt nước uống để cầm máu trong rong kinh, trĩ ra máu, bị thương chảy máu. Còn dùng chữa ho hen, ho lao, viêm cổ họng. Ngày dùng từ 6-12g, dạng sắc uống hoặc làm thành viên. Những người thợ nề dùng cỏ nhọ nồi xoa tau chữa bỏng rát do vôi. Có người dùng chữa bệnh nấm ngoài da, làm thuốc mọc tóc, nhuộm tóc, bôi lên những chỗ trổ ở da thịt để có màu tím đen
     
    Dưới đây là một số bài thuốc công hiệu từ cây nhọ nồi.
     
    Cỏ nhọ nồi chữa gan nhiễm mỡ
     
    Gan nhiễm mỡ là cả một quá trình tích tụ lâu dài, ảnh hưởng đến các tạng phủ của cơ thể, làm chức năng tạng phủ bị tổn thương. Bệnh lâu ngày vào thận, thận tinh dần hao tổn, thuỷ (thận) không nuôi dưỡng được mộc (can), ắt can kém sơ tiết, tỳ kém kiện vận, lipit huyết vận hoá không bình thường, tích ứ ở huyết làm tắc nghẽn can lạc mà thành gan nhiễm mỡ. Mỡ tồn đọng lâu ngày ở can, can uất lâu ngày tất sinh nội nhiệt. Can tàng huyết nên thành nhiệt huyết.

    Cây nhọ nồi chữa gan nhiễm mỡ
     
    Bài thuốc: Cỏ nhọ nồi 30 – 100g, Nữ trinh tử 20g, Trạch tả 15g, Đương quy 15g; Trường hợp gan nhiễm mỡ do nghiện rượu thì thêm: Cát căn 30g, Chỉ củ tử (hạt Khúng khéng) 15g, Bồ công anh 15g; người bị viêm gan virut, nhất là viêm gan B mạn thì thêm: Phong phòng 15g, Bán biên liên 20g, Hổ trượng 15g. Người bị bệnh đái đường, thêm: Huyền sâm 15g, Thương truật 15g; người béo phì dẫn đến gan nhiễm mỡ thì thêm: Đại hoàng 6 – 10g, Hà diệp (lá sen) 15g; người tỳ hư thêm
    Phục linh 12g, Bạch truật 20g. Mỗi ngày uống một thang.
     
    Chảy máu dạ dày-hành tá tràng
     
    Cỏ mực 50 g, bạch cập 25 g, đại táo 4 quả, cam thảo 15g sắc uống, ngày 1 thang chia làm 2 lần.
     
    Chữa chảy máu cam
    Cỏ nhọ nồi 20g, hoa hoè sao đen 20g, 16g cam thảo đất, sắc lấy nước uống mỗi ngày một thang.
     
    Chữa viêm họng
     
    Cỏ nhọ nồi và bồ công anh mỗi vị 20g, 12g củ rẻ quạt, 16g kim ngân hoa, 16g cam thảo đất, sắc lấy nước uống. Uống mỗi ngày một thang. Dùng trong 3 – 5 ngày.
     
    Chữa sốt cao
     
    Cỏ nhọ nồi, sài đất, củ sắn dây mỗi vị 20g, 16g cây cối xay, 12g ké đầu ngựa, 16g cam thảo đất, sắc lấy nước uống mỗi ngày một thang.
     
    Chữa mề đay
     
    Nhọ nồi, rau diếp cá, lá xương sông, lá huyết dụ, lá khế, lá dưa chuột, lá nhài giã nát, cho nước vào rồi vắt lấy nước uống. Bã còn lại dùng để xoa, đắp vào chỗ sưng.
     
    Chữa sốt phát ban
     
    Cỏ nhọ nồi 60g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 – 4 lần uống trong ngày.
     
    Chữa cơ thể suy nhược, thiếu máu, ăn không ngon
     
    Cỏ nhọ nồi, mần trầu mỗi vị 100g, gừng khô 50g, các vị chặt nhỏ sao sơ, khử thổ, đổ vào 3 chén nước dừa tươi, nấu còn 8 phân, uống ngày 2 lần.
     
    Cỏ nhọ nồi chữa bạch biến
     
    Bệnh này, một là do phong tà từ ngoài xâm nhập vào da, tấn công lỗ chân lông làm cho huyết khí ứ trệ, tắc mao khiếu, không nuôi dưỡng được da; hai là do bên trong huyết hư sinh phong, lại thêm khí trệ huyết ứ, gốc thì hư mà ngọn thì thực
     
    Bài thuốc: Cỏ nhọ nồi 30g, Sa uyển tử 15g, Sinh hà thủ ô 30g, Bạch chỉ 12g, Đương quy 10g, Xích thược 10g, Đan sâm 15g, Đảng sâm 15g, Bạch truật 10g, Thiền thoái 6g; sắc uống ngày một thang; 15 ngày là một liệu trình.
     
    Trong bài thuốc: Cỏ nhọ nồi, Đương quy, Sinh hà thủ ô, Đảng sâm, Bạch truật có tác dụng bổ khí dưỡng huyết, kiện tỳ hoá ứ, tư bổ can thận; Bạch chỉ, Thiền thoái có tác dụng tán phong trừ thấp, sinh cơ da, nhuận sắc da; Đan sâm, Xích thược có tác dụng hoạt huyết thông lạc, khư ứ sinh tân, chủ yếu nhằm cải thiện tuần hoàn huyết dịch.
     
    Trị eczema trẻ em
     
    Cỏ nhọ nồi 50g, sắc lấy nước cô đặc, bôi chỗ đau. Thường 2 – 3 ngày sau là dịch rỉ giảm rõ ràng, đóng vẩy, đỡ ngứa, khoảng một tuần là khỏi. Theo y học cổ truyền, eczema trẻ em thuộc phạm trù thai liễm sang, chủ yếu do thấp nhiệt nội uẩn, phát ra ngoài da, chữa bằng cỏ nhọ nồi da không bị kích ứng.
     
    Chữa sốt xuất huyết nhẹ
     
    Cỏ nhọ nồi 20 g, lá trắc bá sao đen 12 g, hoa hòe sao đen 12 g, củ hoặc lá sắn dây 20 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang.
     
    Chữa phụ nữ chảy máu tử cung
     
    Tác dụng chữa bệnh của cây nhọ nồi
     
    Cỏ nhọ nồi15g, Lá trắc bá 15g, Sắc uống. Trường hợp dùng ngoài da: Cỏ nhọ nồi tươi rửa sạch, giã (xay) ép lấy nước (nếu khô thì tán bột), bảo đảm vệ sinh vô trùng: đắp lên vết thương chảy máu do chấn thương.Thợ nề dùng cỏ nhọ nồi tươi xoa xát lên chân tay tránh tác hại của vôi ăn da.
     
    Chữa râu tóc bạc sớm
     
    Cỏ mực với lượng tùy dùng, rửa sạch, nấu cô đặc thành cao rồi cho nước gừng, mật ong với lượng vừa phải, cô lại lần nữa. Cho vào lọ, khi dùng lấy 1-2 thìa canh hòa nước đun sôi còn ấm hoặc cho ít rượu gạo để uống. Ngày 2 lần, cao này có tác dụng bổ thận, ích tinh huyết.
     
    Hoặc: Cỏ mực 1-2 kg, cho vào nước ép lấy dịch đặc trộn với bột nữ trinh tử đã được chế sẵn như sau: nữ trinh tử 300-1.000 g ngâm rượu 1 ngày, bóc vỏ, rang khô tán bột. Viên hoàn bằng mật ong. Mỗi lần uống 10 g. Ngày uống 3 lần với rượu gạo hâm nóng. Hoàn này bổ can thận, xanh đen râu tóc, khỏi đau lưng gối (Nữ trinh tử không phải trinh nữ tử).
     
    Chữa di mộng tinh (do tâm thận nóng)
     
    Cỏ mực sấy khô, tán bột. Uống ngày 8 g với nước cơm, hoặc sắc cỏ mực để uống ngày 30 g.
     
    Rong kinh
     
    Nếu nhẹ, lấy cỏ mực tươi giã vắt lấy nước cốt uống hoặc cỏ mực khô sắc nước uống. Nếu huyết ra nhiều, cần phối hợp thêm trắc bá diệp hoặc cây huyết dụ…
     
    Trẻ tưa lưỡi
     
    Cỏ mực tươi 4 g, lá hẹ tươi 2 g giã nhuyễn, lấy nước cốt hòa mật ong chấm lên lưỡi cách 2 giờ 1 lần.
     

     

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương
    Khi sử dụng V-Sorento – Hỗ trợ chữa trị viêm đại tràng, các triệu trứng viêm đại tràng của tôi đã được cải thiện rõ rêt.
    Nguyễn Cường, 60 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
    Tôi đã mua Canxi King cho cháu nhà tôi uống. Sản phẩm rất tốt và dễ uống.
    Nguyễn Minh, Khu D8, Thành Công, Đống Đa, Hà Nội