HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Thuốc quý quanh ta

    Những điều bạn cần biết khi ăn quả hồng

    Đặc biệt quả hồng chín chứa nhiều chất xơ gấp 2 lần so với các trái cây khác, nó giàu chất chống oxi hóa, nhiều nước, vitamin C, vitamin A, protein và là nguồn cung cấp chất sắt, canxi, magie tuyệt vời.

    Tốt cho hệ tiêu hóa
     
    Hồng là loại quả rất tốt khi bạn đang ăn kiêng, vị ngọt của nó chế ngự cơn đói rất tốt mà vẫn không có nhiều calories, bởi vậy các nhà dinh dưỡng khuyên những người thừa cân nên bổ sung hồng vào khẩu phần ăn của mình. Ngoài ra, hồng còn dùng để chữa rối loạn tiêu hóa nhờ chất keo pectin tự nhiên trong thịt quả, ngoài ra hồng còn là liều thuốc truyền thống trị các bệnh về dạ dày.
     
    Ngăn ngừa các bệnh tim mạch
     
    Lưu ý khi ăn quả hồng
     
    Quả hồng chứa nhiều đường, hầu hết là đường glucose và fructose, giúp các mạch máu lưu thông, làm khỏe các cơ tim mà vẫn duy trì được lượng đường máu ở mức bình thường.
     
    Hồng ngừa bệnh ung thư
     
    Vì hồng có hàm lượng beta caroten cao, các hợp chất như sibutol và axit betulinic được nghiên cứu có tác dụng kháng ung thư.
     
    Chống lão hóa
     
     Một nghiên cứu mới tại Nhật Bản đã chứng minh tác dụng chống lão hóa của hồng nhờ nhóm hợp chất proan – thocyanidin có nhiều trong lớp vỏ, giúp bảo vệ tế bào không bị oxy hóa, củng cố thị lực.

    Có tác dụng lợi tiểu
     
    Chỉ cần 3 – 4 quả hồng mỗi ngày có thể giúp làm ổn định huyết áp mà không cần dùng thuốc, vì vậy những người bị bệnh cao huyết áp được khuyên nên ăn hồng.
    Như một mỹ phẩm làm đẹp da: 
     
    Vì chứa nhiều Vitamin C, A, chất sắt giúp da hồng hào và duy trì thành phần đúng của máu, cải thiện sức khỏe làn da và tóc.
     
    Giải rượu và chống say rượu
     
    Tannin trong quả hồng thúc đẩy quá trình tiêu hóa của cơ thể, tăng tốc độ giải rượu, đồng thời Vitamin C phong phú trong hồng có tác dụng bảo vệ gan, làm gan hoạt động hiệu quả hơn. Nếu ăn hai quả hồng sau khi uống rượu, ngày hôm sau chúng ta sẽ không bị đau đầu.
     
    Trị cao huyết áp, ho khan do viêm phế quản mãn tính, đau họng
     
    3 trái hồng (bỏ cuống), rửa sạch ráo nước và cho lượng đường phèn thích hợp, hấp cách thuỷ cho đến khi mền là có thể sử dụng được.
     
    Trị ho khan thổ huyết, lị lâu ngày ra máu, tiểu tiện ra máu
     
    3 trái hồng bỏ cuống cắt từng miếng nhỏ khoảng 100gam/miếng, nấu cùng với cháo, thêm đường trắng hoặc đường phèn cho vừa khẩu vị ăn.
     
    Trị sưng phù tại tuyến giáp trạng
     
     Trái hồng xanh 1000 gam, rửa sạch cắt cuống, giã nát, dùng tấm vải thô chắt lấy nước cho vào nồi, đun to lửa cho đến khi đặc sền sệt, cho thêm vào 2 phần mật ong tiếp tục nấu đến đặc sệt lần nữa, có thể đợi nguội đóng vào chai dùng dần. Mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 thìa, pha nước nóng uống.

    Trị viên đường tiết niệu, xuất huyết đường niệu
     
     2 trái hồng, 6gam cỏ bấc đèn, nấu thành canh, cho thêm đường trắng vừa với khẩu vị, uống mỗi ngày 2 lần.
     
    Quả hồng không chỉ bổ sung vitamin và khoáng chất mà còn có thể giúp cơ thể phòng chống sự mỏi mệt khi thay đổi thời tiết.
     
    Giúp giải khát cơ thể
     
    Trong 100 g quả hồng có chứa tới 83% nước, vài mg hàm lượng vitamin C, đây là yếu tố thích hợp cho giải khát, chống háo nước trước thời tiết nắng gắt thất thường. Mặt khác, hàm lượng nước cao khiến những người béo phì không lo bị tăng cân nữa, thậm chí giúp giảm cân khi ăn quả hồng.
     
    Giúp ăn ngon miệng: Hợp chất carbon chiếm khoảng 19 g trong 100 g trái hồng giúp cân bằng sinh lý, tốt cho hệ tiêu hóa và ăn ngon miệng. Đặc biệt, chất pectin tự nhiên trong quả hồng giúp chứng rối loạn tiêu hóa được cải thiện
     
    Những cấm kị không thể bỏ qua khi ăn hồng
     
    Mặc dù có tính chất giàu dinh dưỡng, chứa nhiều nguyên tố khoáng chất, vitamin nhưng có những cấm kị khi ăn hồng bạn không thể bỏ qua.Muốn "chuyện vợ chồng" tuyệt vời, không nên ăn 6 loại thực phẩmNhững thực phẩm chị em nên ăn để không "chán" chồngMón ăn cho ông chồng yếu sinh lý
     
    Quả hồng là loại quả ưa thích của khá nhiều người trong mùa thu do nó có vị ngọt, dễ ăn. Tuy nhiên, khi ăn chúng, bạn cần lưu ý những cấm kị sau đây..
     
    Không nên ăn lúc đói
     
    Do quả hồng chứa khá nhiều tanin và pectin, nếu ăn lúc đói chúng sẽ kết tụ lại thành cịc ở những kích thước khác nhau dưới tác dụng của axit dạ dày. Nếu những khối kết tụ này không xuống được ruột non thông qua môn vị, sẽ lưu lại trong dạ dày và hình thành sỏi trong đó.
     
    Nếu sỏi này không được đào thải ra ngoài theo đường tự nhiên, sẽ gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, xuất hiện các triệu chứng như đau quặn bụng trên, nôn mửa, thậm chí nôn ra máu…
     
    Không ăn vỏ hồng
     
    Lưu ý khi ăn quả hồng
     
    Phần lớn tanin trong quả hồng đều tập trung ở phần vỏ, khi khử vị chát của hồng, không thể khử sạch toàn bộ tanin trong đó. Vì vậy, bạn không nên ăn vỏ hồng. Nếu ăn cả vỏ dễ hình thành sỏi trong dạ dày.
     
    Không ăn hồng cùng lúc với món ăn có cua
     
    Trong Đông y, cua và hồng đều thuộc thực phẩm tính hàn, vì thế không thể ăn cùng nhau. Còn theo góc độ y học hiện đại, cua, cá, tôm giàu protein dưới tác dụng của tanin có trong hồng rất dễ dẫn đến kết tủa, hình thành các sỏi trong dạ dày.
    Ngoài ra, sau khi uống rượu không nên ăn hồng, nếu không sẽ ảnh hưởng đến tiêu hóa, sau một thời gian dài gây tắc ruột.
     
    Người bị tiểu đường, tiêu chảy, bệnh dạ dày nên tránh ăn hồng
     
    Trong quả hồng chứa 10,8% carbohydrate, hơn nữa hầu hết là disaccharides và monosacarit đơn giản, do đó sau khi ăn rất dễ bị hấp thụ, khiến đường huyết tăng lên. Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt là những người kém kiểm soát đường huyết là vô cùng có hại.
     
    Ngoài ra, những người bị tiêu chảy, cơ thể suy nhược, phụ nữ sau sinh và những người bị cảm lạnh không nên ăn; Những người có chức năng dạ dày kém, viêm dạ dày mãn tính, khó tiêu, những người bị cắt dạ dày cũng không được ăn.
     
    Không ăn hồng cùng lúc với thịt ngỗng
     
    Thịt ngỗng giàu chất đạm, protein chất lượng cao. Protein khi gặp tanin trong quả hồng, dễ ngưng tụ thành protein acid tannic, tích tụ trong dạ dày, trường hợp nặng có thể gây tử vong.
     
    Không ăn hồng khi uống rượu
     
    Hồng tính hàn, còn rượu vị cay hơi đắng, tính nóng có độc. Các loại rượu khi vào dạ dày sẽ kích thích bài tiết đường ruột, tanin trong quả hồng đi vào dạ dày sẽ tạo thành một chất sền sệt, dính nhầy, dễ kết hợp với cellulose tạo thành cục máu đông, vừa khó tiêu hóa vừa không thải ra ngoài, lâu dần sẽ gây tắc ruột.
     
    Không ăn hồng với khoai lang
     
    Khoai lang chứa khá nhiều tinh bột, sau khi trong dạ dày sẽ sản sinh ra một lượng lớn axit dạ dày, nếu lại ăn thêm một vài quả hồng, sẽ kết tủa dưới tác dụng của axit dạ dày. Khi các chất kết tủa này ở cùng nhau, sẽ hình thành sỏi không hòa tan, vừa khó tiêu hóa, lại không dễ đào thải ra ngoài, dễ bị tạo thành sỏi trong dạ dày, nghiêm trọng hơn còn đe dọa sức khỏe của dạ dày.
     

     

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần
    Tôi đã mua Canxi King cho cháu nhà tôi uống. Sản phẩm rất tốt và dễ uống.
    Nguyễn Minh, Khu D8, Thành Công, Đống Đa, Hà Nội
    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương