HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Tin sức khỏe

    Sự phát triển của thai nhi theo từng giai đoạn( P2)

    SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THAI NHI THEO TỪNG GIAI ĐOẠN
     
     
     
    Tuần lễ thứ 15
     
    Các bậc cha mẹ thường ngạc nhiên khi thấy da của các bé khi sinh ra rất là mềm mại và mượt mà. Trong suốt tuần lễ này, da của bé phát triển mỏng đến mức gần như trong suốt và  có thể nhìn thấy các mạch máu bên trong. Tóc tiếp tục phát triển và chân mày cũng vậy. Hai tai của bé cũng đã ở đúng vị trí của nó, cho dù chúng bây giờ cũng chỉ là những mẫu nhỏ trên đầu.
     
    Sự phát triển của thai nhi theo giai đoạn
     
    Bên trong cơ thể, xương và tủy trong hệ thống xương của bé vẫn tiếp tục phát triển. Các cơ bắp cũng phát triển cùng lúc trong giai đoạn này, và thai nhi lúc này có thể nắm chặt bàn tay nhỏ xíu cũng như có thể co duỗi các khớp khuỷu tay và cổ tay.
     
    Tuần lễ thứ 16
     
    Thai nhi của  lúc này cân nặng khoảng 80 gam và có chiều dài khoảng 116 milimet. Những cử động đầu tiên của bé lúc này chỉ là những phản xạ tự nhiên, ngoài ra trong tuần này còn thấy xuất hiện thêm những phạn xạ có tự chủ. Thai nhi có thể giữ cho đầu mình thẳng đứng, và các cơ ở mặt có thể giúp bé biểu lộ các cảm giác khác nhau như nheo mắt hoặc cau mày lại.
     
    Sự phát triển của thai nhi theo giai đoạn
     
    Phần lớn canxi được cung cấp cho xương của bé trong lúc hệ thống xương vẫn đang tiếp tục phát triển. Nếu là bé gái, hàng triệu tế bào trứng được hình thành ở buồng trứng trong tuần này.
     
    Tuần lễ thứ 17
     
    Lúc này bé có chiều dài khoảng 12 centimet và cân nặng khoảng 100 gam, thai nhi của  lúc này vẫn còn bé tí hon. Nhưng lượng mỡ trong cơ thể bé đang được tích lũy để có thể giữ ấm cho bé sau khi được sinh ra. Trong suốt quý cuối của thai kỳ, một lớp mỡ dự trữ sẽ được hình thành để giữ ấm và bảo vệ cho cơ thể bé.
     
    Sự phát triển của thai nhi theo giai đoạn
     
    Nhau thai, dùng để nuôi dưỡng bào thai bằng các dưỡng chất và oxy đồng thời loại bỏ các chất thải của bé, cũng đang phát triển để hổ trợ và nuôi dưỡng bé. Với độ dày khoảng 1 cm, nhau thai chứa hàng ngàn mạch máu dùng để trao đổi dưỡng chất và oxy từ cơ thể mẹ đến cơ thể bé.
     
    Tuần lễ thứ 18
     
     có thể hát những bài hát ru êm diệu ngay từ bây giờ, vì  biết không, bé đã có thể nghe được rồi đấy! Xương của tai trong và các đầu mút của các dây thần kinh cũng đã phát triển đủ, chính vì thế bé có thể nghe được các âm thanh như nhịp tim của  và nghe được âm thanh máu chảy trong dây rốn. Bé có thể bị giật mình bởi những tiếng động lớn. Mắt của bé cũng đang phát triển cùng lúc và võng mạc bé có thể nhìn thấy được các tia sáng nếu có ánh sáng chiếu vào tử cung. Bé cũng đã có khả năng nuốt và trong giai đoạn này bé có thể nuốt một ít nước ối vào trong bụng. Những nghiên cứu gần đây cho thấy, thai nhi cũng có cảm giác khát nước khi đang ở trong bụng mẹ.
     
    Sự phát triển của thai nhi theo giai đoạn
     
    Cho đến tuần lễ này, xương của bé đã phát triển đủ, tuy nhiên chúng vẫn còn rất mềm. Ở tuần lễ này, xương trở nên cứng hơn và đã hóa thành xương cứng. Các xương cứng được hình thành đầu tiên là các xương chân và xương tai trong.
     
    Tuần lễ thứ 19
     
    Bé giờ đây được bao phủ bởi một lớp chất nhầy được gọi là chất gây, phủ khắp cơ thể bé để bảo vệ da bé khỏi bị trầy sướt và nhiễm khuẩn cho đến lúc sinh.
     
    Não bộ của bé đang phát triển hàng triệu các tế bào thần kinh vận động, là các tế bào thần kinh kết nối các thông tin vận động lên não. Và như vậy bé có thể thực hiện các động tác cử động có ý thức một cách rõ ràng.
     
    Sự phát triển của thai nhi theo giai đoạn
     
    Tuần lễ thứ 20
     
    Bây giờ  đã đi được nửa đoạn đường rồi nhé, đã được hai muơi tuần lễ mang thai rồi, bé yêu của  đã lớn nhanh một cách đáng kể từ một nhóm các tế bào ban đầu. Thai nhi bây giờ nặng khoảng 260 gram và dài khoảng 14 đến 16 centimet. Sự phát triển của bé sẽ làm cho tử cung ngày càng lớn hơn rất nhiều so với kích thước ban đầu, và tử cung lớn ra gây chèn ép lên phổi, dạ dày, bàng quang và thận của .
     
    Sự phát triển của thai nhi theo giai đoạn
     
    Bên dưới lớp gây (để bảo vệ da bé), da của bé ngày càng phát triển dày lên và có nhiều lớp, bao gồm lớp hạ bì, biểu bì và một lớp dưới da. Tóc và móng tay bé cũng tiếp tục phát triển trong tuần lễ này.
     
    Tuần lễ thứ 21
     
    Lượng nước ối trong tử cung để bảo vệ và che chở bé giờ đây có thêm một nhiệm vụ khác nữa. Ruột của bé đã phát triển đủ để một lượng đường nhỏ, có trong lượng nước ối mà bé nuốt vào, sẽ được chuyển đến hệ thống tiêu hoá và chuyển qua ruột già. Đó là những dưỡng chất dùng để nuôi dưỡng em bé, tuy nhiên bên cạnh đó còn có thêm một nguồn dưỡng chất chính yếu khác được cung cấp từ bánh nhau.
     
    Sự phát triển của thai nhi theo giai đoạn
     
    Bây giờ, gan và lá lách của thai nhi đã có thể sẵn sàng để sản xuất ra các tế bào máu (gan của thai nhi sản sinh ra các tế bào máu cho đến tận ngày sinh). Tuỷ xương đã phát triển hoàn chỉnh để có thể sản sinh ra các tế bào máu tốt nhất.
     
    Tuần lễ thứ 22
     
    Các giác quan của bé, để nhận biết về thế giới xung quanh, đang phát triển từng ngày. Các gai vị giác đã được hình thành trên bề mặt lưỡi, não và các đầu mút thần kinh cũng đã phát triển đủ để thai nhi có thể cảm nhận được những va chạm tiếp xúc. Vì vậy bé có thể biểu hiện những cảm xúc thông qua nét mặt như cau mày hay nheo mắt hoặc mút ngón tay cái.
     
    Sự phát triển của thai nhi theo giai đoạn
     
    Hệ sinh sản vẫn đang tiếp tục phát triển. Ở bé trai, tinh hoàn bắt đầu tụt xuống khỏi bụng và ở bé gái, tử cung và buồng trứng đã được định vị và âm đạo cũng đang phát triển.

    Tuần lễ thứ 23
     
    Sắc tố da của bé đang được định hình trong tuần này. Mặc dù mỡ vẫn đang được tích luỹ trong cơ thể bé nhưng da bé trông vẫn rất nhăn nheo. Sở dĩ có hiện tượng trên là do da được sản sinh nhanh hơn lượng mỡ đang tích lũy bên dưới.
     
    Các công việc thường nhật của bé lúc này bao gồm cử động tay, chân và các ngón một cách thường xuyên. Khi đó  sẽ cảm nhận được những cử động này một cách rõ ràng và  sẽ có cảm giác rất hạnh phúc và sung sướng.
     
    Sự phát triển của thai nhi theo giai đoạn
     
    Bây giờ, thai nhi có cân nặng khoảng 450 gam. Nếu như chuyển dạ sớm và sanh non, một bé có cân nặng ít hơn 450 gam vẫn có thể sống sót dưới sự chăm sóc y tế đặc biệt, nhưng bé sẽ mắc phải một số khiếm khuyết từ nhẹ cho đến nghiêm trọng. Càng ngày lãnh vực chăm sóc thai nhi đã có những tiến bộ đáng kể.
     
    Tuần lễ thứ 24
     
    Mặc dù bé vẫn nhận được lượng oxy từ bánh nhau, nhưng phổi của bé sẽ chỉ bắt đầu hoạt động để tự nhận oxy ngay sau khi bé được sinh ra. Để chuẩn bị cho cuộc sống bên ngoài sau này, phổi bé đã bắt đầu sản xuất ra chất surfactant. Surfactant là một chất để giữ cho túi khí trong phổi không xẹp xuống và không dính lại với nhau giữa các lần hít vào, làm cho ta có thể thở một cách dễ dàng.
     
    Sự phát triển của thai nhi theo giai đoạn
     
    Bởi vì tai trong của bé đã phát triển hoàn chỉnh, nên bé có thể giữ cho cơ thể cân bằng trong khi đang bơi lơ lửng hoặc chuyển động trong túi nước ối. Tai trong có nhiệm vụ giữ thăng bằng cho cơ thể.
     
    Tuần lễ thứ 25
     
    Hai tay của bé giờ đây đã phát triển hoàn chỉnh, với những móng tay nhỏ xinh, bé có thể cảm nhận được những gì xung quanh, bao gồm làn da của chính bé và ngay cả dây rốn. Sự khéo léo của đôi tay cũng ngày càng hoàn thiện, các ngón tay giờ đây có thể cuộn lại như một cái nắm đấm.
     
    Sự phát triển của thai nhi theo giai đoạn
     
    Bạn có thể nhận thấy bé có những giai đoạn nghỉ ngơi và hoạt động khác nhau.  có thể cảm nhận được những chuyển động của thai nhi một cách dễ dàng hơn ở tư thế ngồi. Khả năng nghe của bé cũng đang phát triển trong giai đoạn này và bé có thể nghe được giọng nói thân quen của  !
     
    Tuần lễ thứ 26
     
    Ở những tuần lễ trước, mắt bé vẫn khép kín để cho võng mạc phát triển. Nhưng ở tuần lễ này, mắt bé đã có thể mở ra và bé bắt đầu có thể chớp mắt được rồi đấy. Tùy vào từng sắc tộc mà các bé có thể được sinh ra với các màu mắt khác nhau như màu xanh, màu nâu hay màu đen. Những sợi lông mi nhỏ cũng đang phát triển ở tuần lễ này và tóc trên đầu bé vẫn tiếp tục dài ra.
     
    Sự phát triển của thai nhi theo giai đoạn
     
    Lúc này bé cân nặng khoảng 850 gram và trông bé vẫn còn rất nhăn nheo, nhưng bé vẫn sẽ tiếp tục tăng cân một cách đều đặn ở 14 tuần kế tiếp cho đền lúc được sinh ra.
     
    Tuần lễ thứ 27
     
    Sự phát triển của thai nhi theo giai đoạn
     
    Đây là tuần lễ đầu tiên trong quý cuối của thai kỳ, nhìn bé bây giờ không khác mấy khi bé được sinh ra sau này, chỉ có hơi ốm và nhỏ hơn. Phổi, gan và hệ miễn dịch của bé vẫn còn cần phải hoàn thiện hơn nữa. Nếu vì một lý do nào đó bé buộc phải sanh non, có đến 85% cơ hội sống sót với sự chăm sóc y tế đặc biệt.
     
    Khả năng nghe của bé vẫn đang dần hoàn thiện, bé đã có thể nhận ra giọng nói của mẹ và ngay cả giọng nói của Ba. Âm thanh bé nghe được có thể chưa rõ lắm vì tai của bé lúc này vẫn được bao phủ bởi một lớp màng nhầ
     
     

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang
    Khi sử dụng V-Sorento – Hỗ trợ chữa trị viêm đại tràng, các triệu trứng viêm đại tràng của tôi đã được cải thiện rõ rêt.
    Nguyễn Cường, 60 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
    Tôi đã mua Canxi King cho cháu nhà tôi uống. Sản phẩm rất tốt và dễ uống.
    Nguyễn Minh, Khu D8, Thành Công, Đống Đa, Hà Nội