HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Sức khỏe sinh sản

    Sự phát triển của thai nhi theo từng giai đoạn( P3)

    SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THAI NHI THEO TỪNG GIAI ĐOẠN
     
     
     
    Tuần lễ thứ 28
     
    Thai nhi giờ đã cân nặng khoảng 1.100 gram và dài khoảng 25 centimet. Ngay ở thời điểm trước khi sanh, BS sẽ cho Bạn biết ngôi thai, đó là tư thế nằm của thai nhi bên trong tử cung. Bé có thể có ngôi đầu – đầu quay xuống dưới cổ tử cung, ngôi mông – chân quay xuống phía dưới, hoặc ngôi ngang – lưng bé quay xuống cổ tử cung.
     
    Nếubạn cảm thấy đầu bé trì nặng ở vị trí cổ tử cung, bé có thể có ngôi đầu. Những bé có ngôi bất thường, thường phải can thiệp bằng phẫu thuật khi sanh để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên từ tuần lễ này đến khi sanh, bé vẫn còn đến hai tuần lễ để thay đổi tư thế nằm trong tử cung, vì vậy Bạn chớ quá lo lắng khi hiện giờ bé có ngôi thai bất thường. Hầu hết các bé có thể tự xoay tư thế nằm của mình để chuẩn bị cho ngày chào đời.
     
    Sự phát triển của thai nhi theo từng giai đoạn
     
    Các nếp nhăn và các rãnh trên não bộ của bé vẫn tiếp tục phát triển và dài ra. Thêm vào đó, trong cơ thể bé tiếp tục hình thành lớp mỡ dự trữ và tóc bé vẫn đang dài thêm từng ngày.
     
    Tuần lễ thứ 29
     
    Bé cưng giờ vẫn tiếp tục hoạt động liên tục trong bụng mẹ, những chuyển động lăn tăn ở giai đoạn đầu giờ đây được thay thế bằng các cú thoi và những cái đạp đôi khi mạnh đến nỗi Bạn cảm thấy không thở nổi nữa. Nhưng theo bản năng làm mẹ,
     
    Bạn sẽ không cảm thấy bực mình, khó chịu những lúc như thế, mà trái lại Bạn còn vuốt ve triều mến và thì thầm tâm sự với bé nữa chứ. Thậm chí Bạn còn có thể kể những điều đó với Bạn bè hoặc gia đình một cách sung sướng và hạnh phúc.
     
    Sự phát triển của thai nhi theo từng giai đoạn
     
    Nhưng nếu Bạn cảm thấy bé máy (cử động) quá ít, Bạn hãy thống kê lại số lần bé máy trong một giờ. Trong tuần lễ này bé phải máy ít nhất 10 lần trong một giờ, nếu bé máy ít hơn, Bạn nên báo cho BS biết.
     
    Tuyến thượng thận của bé bắt đầu sản xuất ra các hormon androgen và estrogen. Các hormon này kích thích hormon prolactin trong cơ thể mẹ, làm cho thai phụ có thể có sữa non và sữa mẹ để nuôi dưỡng bé sau này.

    Tuần lễ thứ 30
     
    Bây giờ bé cân nặng khoảng 1.400 gam và dài khoảng 27 centimet, thai nhi vẫn tiếp tục tăng cân và tích tụ thêm các lớp mỡ dự trữ dưới da. Các lớp mỡ này giúp cho bé trông đỡ nhăn nheo hơn và giúp giữ ấm cho cơ thể bé sau khi được sinh ra.
     
    Sự phát triển của thai nhi theo từng giai đoạn
     
    Để chuẩn bị cho việc hô hấp sau này, bé của Bạn sẽ bắt đầu thực hiện diễn tập các động tác thở bằng cách cử động liên tục các cơ hoành. Các cử động này được thực hiện một cách nhịp nhàng và đôi khi làm cho bé bị nấc cục khi bé vô tình hít phải nước ối.
     
    Tuần lễ thứ 31
     
    Bé cưng của Bạn nhận được dưỡng chất đầy đủ thông qua bánh nhau, và sự luân chuyển máu trong bánh nhau giúp bé tạo ra nước tiểu. Bé thải ra ngoài bọc ối khoảng nữa lít nước tiểu mỗi ngày. Và bé cũng nuốt lại một ít nước ối đó vào trong bụng, lượng nước ối này được thay thế mới hoàn toàn thường xuyên vài lần mỗi ngày.
     
    Sự phát triển của thai nhi theo từng giai đoạn
     
    Nếu lượng nước ối dư thừa trong túi ối (còn gọi là đa ối) có nghĩa là bé không thường xuyên nuốt nước ối một cách bình thường hoặc bé có trục trặc ở hệ thống tiêu hoá. Nếu lượng nước ối trong túi ối không đủ (còn gọi là thiểu ối), có nghĩa là bé không bài tiết nước tiểu một cách thường xuyên, và có thể là dấu hiệu cho thấy có những trục trặc xảy ra với thận hoặc hệ tiết niệu của bé. Trong những lúc siêu âm cho thai nhi, BS cũng sẽ đồng thời kiểm tra lượng nước ối và sẽ thông báo cho Bạn biết nếu có những bất thường đó.
     
    Tuần lễ thứ 32
     
    Những chi tiết cuối cùng của bé đã được phát triển, giờ đây bé đã thành một cơ thể hoàn chỉnh. Các móng tay và móng chân nhỏ xinh đã được hình thành, lông mi, lông mày và tóc trên đầu bé cũng đã hình thành rõ rệt. Lông măng bao phủ quanh cơ thể bé hình thành trong quý đầu của thai kỳ đang dần rụng đi, tuy nhiên vẫn còn một ít ở vai và lưng bé cho đến lúc sinh.
     
    Sự phát triển của thai nhi theo từng giai đoạn
     
    Bé lúc này cân nặng khoảng 1.800 gram và dài khoang 29 centimet, bé có khả năng tồn tại ở môi trường ngoài cơ thể Bạn nếu Bạn chuyển dạ ở sanh ở thời điểm này.
     
    Tuần lễ thứ 33
     
    Đồng tử của mắt bé có thể nhận ra ánh sáng và có thể co lại hoặc giãn ra, cho phép bé có thể nhìn thấy các hình thù lờ mờ. Cũng giống như khi bé mới sinh ra, bé ngủ hầu như suốt ngày. Bé có thể có các cử động REM của mắt (là các cử động liên tục của mắt bé trong khi ngủ), đó là thời điểm giấc mơ đang xảy ra với bé trong giấc ngủ.
     
    Sự phát triển của thai nhi theo từng giai đoạn
     
    Phổi của bé lúc này đã phát triển hầu như hoàn tất. Lượng mỡ dự trữ vẫn tiếp tục được tích lũy trong cơ thể bé để bảo vệ và giữ ấm cho thai nhi. Thai nhi trong tử cung gia tăng một cách rõ rệt về cân nặng trong những tuần lễ sau cùng trước khi sanh.
     
    Thai nhi bây giờ đã có thể xác định được ngôi thai một cách chính xác nhất, BS sẽ siêu âm và cho Bạn biết thai nhi của Bạn có ngôi đầu hay ngôi mông.

    Tuần lễ thứ 34
     
    Lượng Canxi mà thai phụ cần phải bổ sung là hết sức quan trọng trong suốt thai kỳ. Bởi vì trong suốt quá trình mang thai, thai nhi sẽ lấy canxi từ cơ thể mẹ để hình thành nên xương. Nếu cơ thể mẹ thiếu canxi, răng và xương của thai phụ sẽ yếu đi một cách nghiêm trọng.
     
    Sự phát triển của thai nhi theo từng giai đoạn
     
    Trong khi đó, các tuyến thượng thận vẫn đang hoàn thiện và đang sản xuất ra các hormon để kích thích cơ thể mẹ tiết ra sữa. Các chất gây phủ bên ngoài da bé ngày càng phát triển dày thêm, ngược lại các lông măng hầu như đã rụng sạch.
     
    Xương của bé đã phát triển khá tốt, phổi cũng đã phát triển hoàn chỉnh. Bé lúc này cân nặng khoảng 2.250 gam và dài khoảng 32 centimet. Nếu Bạn chuyển dạ sanh sớm lúc này, bé có thể thích nghi và tồn tại với môi trường bên ngoài tử cung mẹ với sự chăm sóc đặc biệt, bé có thể được nuôi trong lồng kiếng và được thở oxy trong một vài ngày.
     
    Tuần lễ thứ 35
     
    Thai nhi lúc này cân nặng khoảng 2.250 gam. Đây là giai đoạn tăng cân nhanh nhất của bé – khoảng nữa ký một tuần! Mỡ dự trữ vẫn được tích lũy trong cơ thể bé, đặc biệt là ở dưới hai vai.
     
    Sự phát triển của thai nhi theo từng giai đoạn
     
    Vì bé ngày càng phát triển nên tử cung giờ đây trở nên chật chội và làm hạn chế những cử động của bé, vì vậy bé có thể cử động ít hơn, tuy nhiên với cường độ mạnh và lắm lúc Bạn có thể cảm thấy đau lắm đấy nhé! Bạn hãy vỗ về bé, nhẹ nhàng xoa trên bụng và nói cho bé nghe những cảm nhận của Bạn về bé, rằng bé sắp sửa được ra ngoài chơi với Bạn rồi đấy!
     
    Lúc này, đầu của bé – nếu bé có ngôi đầu, cũng bắt đầu áp vào xương mu của Bạn để chuẩn bị cho cuộc chuyển dạ sắp tới.
     
    Tuần lễ thứ 36
     
    Sự phát triển của lớp mỡ hai bên gò má và của các lớp cơ tại đây đã khiến cho khuôn mặt bé giờ đây trông rõ nét và hoàn thiện hơn. Bé bây giờ cân nặng xấp xỉ khoảng 2.750 gam.
     
    Sự phát triển của thai nhi theo từng giai đoạn
     
    Lượng canxi mà thai phụ bổ sung trong thai kỳ làm cho hộp sọ của bé vững chắc hơn, tuy nhiên hộp sọ bé cũng có thể thay đổi hình dạnh đôi chút trong lúc đi qua ngã âm đạo của mẹ trong khi sanh. Vì vậy bạn đừng quá ngạc nhiên khi thấy bé được sinh ra với cái đầu không được tròn trịa lắm! Đừng quá lo lắng! Một vài giờ hay một vài ngày sau, đầu bé sẽ trở nên tròn trịa ngay thôi mà!
     
    Tuần lễ thứ 37
     
    Sự phối hợp vận động của bé dần hoàn thiện hơn nên lúc này bé có thể nắm các ngón tay lại với nhau. Nếu có một luồng sáng nào chiếu vào bụng Bạn, bé sẽ quay mặt đi hướng khác.
     
    Sự phát triển của thai nhi theo từng giai đoạn
     
    Tuần lễ thứ 38
     
    Thai nhi lúc này cân nặng khoảng 3.100 gram và dài khoảng 35 centimet. Lượng mỡ dự trữ vẫn tiếp tục được tích lũy nhưng với tốc độ chậm hơn. Bạn có thể thấy Bạn tăng cân ít đi hoặc đôi khi đôi khi đứng chựng lại không tăng cân nữa.
     
    Sự phát triển của thai nhi theo từng giai đoạn
     
    Trong lúc các cơ chức năng ở má của bé được hình thành để bé có thể bú và nuốt, thì các chất thải cũng đồng thời đang tích lũy trong ruột bé. Các tế bào thải ra từ ruột, các tế bào da chết, và ngay cả lông măng rụng đi là các chất thải tạo thành phân của bé, một chất màu xanh đen, còn được gọi là phân su, sẽ được thải ra trong lần đi tiêu phân đầu tiên của bé sau khi chào đời.
     
    Nếu cục cưng của bạn là bé trai, tinh hoàn sẽ tụt xuống bìu dái, trừ khi bé có dấu hiệu được gọi là chứng tinh hoàn lạc chổ. Nếu Bạn sinh bé gái, môi âm hộ của bé giờ đây đã phát triển hoàn chỉnh.
     
    Tuần lễ thứ 39
     
    Dây rốn của bé, mang dưỡng chất từ bào thai đến thai nhi, giờ đây dài khoảng 50 centimet và có độ dày khoảng 1.3 centimet. Bới vì lúc này bé cân nặng đến hơn 3 ký và chiếm hết các khoảng trống trong tử cung nên thông thường dây rốn sẽ búi lại thành cục hoặc quấn quanh người bé.
     
    Sự phát triển của thai nhi theo từng giai đoạn
     
    Hầu hết chất gây bao phủ trên da bé biến mất, cũng như lông măng vậy. Cơ thể Bạn lúc này bắt đầu cung cấp kháng thể cho bé thông qua bánh nhau, giúp cho hệ miễn dịch của bé hoạt động chống lại sự nhiễm trùng trong suốt sáu tháng đầu đời.
     
    Tuần lễ thứ 40
     
    Sau nhiều tuần giữ gìn và chờ đợi, bé yêu đây rồi! Tuy nhiên, chỉ có 5% thai phụ sanh đúng vào ngày dự sanh, và phần đông các phụ nữ lần đầu tiên làm mẹ thường phải đếm từng ngày, có khi lố đến 2 tuần lễ sau ngày dự sanh mới chuyển dạ.
     
    Một bé sinh ở tuần thứ 40 có cân nặng trung bìng khoảng 3.500 gram và dài khoảng 48 đến 51 centimet. Đừng quá mong đợi em bé của Bạn trông bụ bẩm như các em bé trong các mẫu quảng cáo nào đó. Một em bé mới sinh có thể có cái đầu không được tròn trịa cho lắm do phải đi qua ngã âm đạo rất hẹp của mẹ trong lúc sanh, người bé có thể được phủ đầy chất gây trắng và máu nữa chứ. Da bé có thể trông nhăn nheo, bạc thếch, có những mảng da khô và cả những vết bớt trên người bé – tất cả những điều nêu trên hoàn toàn bình thường vì vậy bạn chớ quá lo lắng nhé!
     
    Bởi vì có sự hiện diện các hormon của Bạn trong cơ thể bé nên bộ phận sinh dục ngoài của bé (bìu dái nếu là bé trai và môi âm hộ nếu là bé gái) có thể trông lớn hơn một cách khác thường. Và bé của Bạn, không kể là bé trai hay bé gái, có thể có hiện tượng rỉ ra một ít sữa ở đầu vú. Hiện tượng này sẽ biến mất trong một vài ngày sau và đó là điều hoàn toàn bình thường.
     
    Ngay sau khi sinh, bé sẽ cất tiếng khóc chào đời. BS sẽ hút hết chất nhầy trong miệng và mũi của bé, và lúc này Bạn có thể nghe được rõ hơn tiếng khóc ấy của đứa con yêu thương mà Bạn mong thấy mặt từng ngày từng giờ trong suốt thời gian mang thai dài đằng đẳng. Bé lúc này có thể được đặt trên bụng mẹ và sẽ được các BS cắt dây rốn. Một chuỗi các thủ thuật kiểm tra nhanh cho bé được thực hiện như chỉ số Apgar để xác định các phản ứng nhanh của bé và các dấu hiệu của sự sông như chức năng hô hấp, nhịp tim, sắc da và các cử động của bé. Bé cũng sẽ được cân và đo chiều dài của cơ thể.
     
    Nếu tình trạng thai nghén của Bạn có nhiều rủi ro, hoặc nếu Bạn phải sanh mổ, BS nhi khoa sẽ túc trực bên Bạn trong suốt cơn chuyển dạ để có thể can thiệp giúp đỡ bé ngay lập tức nếu cần. BS sẽ giúp đỡ và hỗ trợ bé nếu cần để bé có thể nhanh chóng thích nghi với cuộc sống bên ngoài bụng mẹ và sau đó thì …. bé sẽ được đặt nằm gọn trong vòng tay ấm áp của bạn.
     

     

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang
    Tôi đã mua Canxi King cho cháu nhà tôi uống. Sản phẩm rất tốt và dễ uống.
    Nguyễn Minh, Khu D8, Thành Công, Đống Đa, Hà Nội
    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương