HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Kiến thức y khoa

    Làm gì khi con bạn bị bướu máu?

    Bướu máu là gì?
     
    Bướu máu là một loại bướu lành (không phải ung thư), được tạo nên bởi các tế bào lót trong các mạch máu (gọi là các tế bào nội mô): các tế bào này sinh sản nhanh chóng một cách bất thường tạo nên bướu máu.
     
    Bướu máu có thường gặp không?
     
    Bướu máu là bướu lành thường gặp nhất ở lứa tuổi nhũ nhi (dưới 1 tuổi): có từ 4 – 10% các cháu nhũ nhi có ít nhất 1 bướu máu trong người. Các cháu gái có bướu máu nhiều gấp 3 – 5 lần các cháu trai. Các cháu sanh non thường có bướu máu hơn (có thể đến 25% các trường hợp).
     
    Bướu máu thường gặp ở đâu?
     
    Phần lớn bướu máu (60%) xuất hiện ở vùng đầu – mặt – cổ, 25% ở thân mình, 15% ở tay chân của trẻ. Đa số các trường hợp (80%) bướu máu chỉ xuất hiện ở 1 điểm, 20% có ở nhiều nơi. Tuyệt đại đa số các trường hợp, bướu máu chỉ ở ngoài da hoặc mô mỡ dưới da, nhưng cũng vài trường hợp trong năm ghi nhận có bướu máu ở nội tạng như gan, phổi, ruột…thậm chí cả ở não.
     
    Nguyên nhân dẫn tới bướu máu
     
    Nguyên nhân chính xác của bướu máu hiện nay còn chưa rõ. Bướu máu không phải là bệnh di truyền và nó không liên quan gì đến bệnh tật, thuốc men hay thức ăn của bà mẹ trong lúc mang thai. Khoa học không khuyên bà mẹ kiêng cữ điều gì trong lúc mang thai để phòng ngừa bướu máu.
     
    Khi nào bướu máu xuất hiện
     
    Thường bướu máu ít khi thấy có ngay từ khi mới sinh, mà phải sau 7 đến 10 ngày. Những trường hợp thấy có ngay từ khi sinh thường là bướu máu phẳng, hoặc là các dị dạng mạch máu. Những trường hợp xuất hiện ở người lớn thường không phải là bướu máu.
     
    Bướu máu có phát triển, lây lan
     
    Từ khi xuất hiện, bướu máu có thể “đứng yên”, không phát triển, chỉ to ra theo tỉ lệ phát triển của đứa trẻ (bướu máu phẳng). Trong các dạng khác, thường gặp hơn, bướu phát triển to dần từ khi xuất hiện, sau đó đột ngột to nhanh từ khi trẻ được 2,5 tháng tuổi cho đến 9 tháng tuổi. Đây là giai đoạn tăng trưởng của bướu. Sau đó bướu phát triển chậm dần và bắt đầu đi vào thời kỳ thoái hóa, diễn ra rất chậm: bướu máu sẽ chuyển dần thành bướu sợi – mỡ hoặc hòa lẫn vào mô mỡ bình thường. Sự thoái hóa được 50% khi trẻ khoảng 5 tuổi, 70% khi trẻ 7 tuổi, kết thúc khi trẻ 10 – 12 tuổi.
     
    Trong giai đoạn tăng trưởng, bướu máu có màu đỏ tươi, bề mặt căng và có nhiệt độ “nóng” khi sờ vào. Trong giai đoạn thoái triển, bướu máu chuyển màu sậm hơn, bề mặt xuất hiện những đường nhăn nheo do khối lượng bướu giảm xuống. Sờ vào bướu thấy “độ nóng” giảm dần.
     
    Bệnh bướu máu ở trẻ em không nguy hiểm
     
    Bướu máu ở trẻ em
     
    Bướu máu là một bệnh lý bẩm sinh về mạch máu. Nói chung đây là một loại bướu lành tính, có nghĩa là không di căn, không tái phát (nếu điều trị đúng) và nhất là không nguy hiểm chết người.
     
    Nguyên nhân gây ra bướu máu hiện nay người ta chưa biết rõ. Chỉ biết rằng hiện nay người ta chia ra làm 2 loại bướu máu:
     
    + Bướu máu trẻ nhỏ (Infantile hemangioma): thường xuất hiện khi bé được vài tuần tuổi đến vài tháng tuổi, dưới dạng một vết đỏ như mụn ruồi son, phát triển lớn dần đến khoảng được 6 tháng tuổi thì dừng lại, duy trì như vậy từ 6 tháng đến 2 tuổi, sau đó thoái hoá dần đến 6 tuổi thì hoàn toàn biến mất.
     
    + Bướu máu bẩm sinh (congenital hemangioma): Loại này xuất hiện từ trong bào thai, do đó khi sinh ra là đã thấy có, trong loại này người ta lại chia ra làm 2 dạng:
     
    – Dạng thoái triển (Rapid Involuting Congenital Hemangioma) gọi tắt là RICH: một khối màu đỏ tía lớn nhỏ tuỳ trường hợp, và tiến triển cũng giống như loại bướu máu trẻ nhỏ.
     
    – Dạng không thoái triển (Non Involuting Congenital Hemangioma) gọi tắt là NICH: thật là không may cho bé nào bị loại dạng này, bướu phát triển lớn dần, những cũng ở mức độ nào đó thì ngưng phát triển, và sẽ tồn tại mãi không thoái hoá.
    Điều trị bướu máu có mấy cách?
     
    ĐIều trị bướu máu
     
    Cách 1: Phá hủy bướu: dùng nhiệt (đốt điện), lạnh (đốt lạnh), tia xạ (dán phóng xạ), ánh sang (laser) để đốt các tế bào bướu, hoặc dùng dao mổ cắt bỏ bướu và may lại.
     
    Cách 2: Kềm hãm sự phát triển của bướu: dùng thuốc (corticoid thoa, chích hay uống), hóa trị. (Con bạn đang được điều trị theo cách này)
     
    Cách 3: Không can thiệp vào diễn tiến của bướu máu: chờ bướu thoái triển và xử lý di chứng.
     
    Tùy theo vị trí của diễn tiến của bướu máu mà thầy thuốc sẽ quyết định phương pháp điều trị. Tuy nhiên, vì đây là bướu lành nên phải chú ý mục tiêu của điều trị thiên về thẩm mỹ hơn là cần thiết phải phá bỏ bướu do sự lo sợ của thân nhân.
     
    Bướu máu và những điều cần biết
     
    Các u mạch máu được chia làm 2 loại dựa vào đặc điểm của các khối u:
     
    – Tổn thương mạch máu mắc phải (hemangioma): loại tổn thương này gặp ở trẻ em nhiều hơn người lớn. Khối u mạch ở trẻ em diễn biến qua 2 thời kỳ tăng sinh và thoái triển. Quá trình tăng sinh phát triển mạnh nhất khi trẻ 12 tháng tuổi rồi giảm dần và dừng lại lúc trẻ 2 tuổi. Khoảng 50% khối u mạch thoái triển sau 5 tuổi và hết hoàn toàn vào độ tuổi 7 đến 10.
     
    – Bệnh lý mạch bẩm sinh (vascular malformation): hay gặp nhất là dị dạng mạch máu bẩm sinh, bắt nguồn từ sự sai lạc về cấu tạo mạch máu ở thời kỳ phôi thai, luôn được tìm ra ngay sau khi sinh. Những tổn thương này phát triển ngày càng rộng theo thời gian. 
     
    Có nhiều loại u mạch máu khác nhau, nhưng có chung một số đặc điểm như:
     
    Màu đỏ hay màu tím, không đau.
     
    Nổi gồ trên da hay niêm mạc. Nếu ta bóp hay ấn khối u thì u xẹp, buông tay ra u lại phồng trở lại.
     
    Nếu va chạm, xây xát có thể gây chảy máu, có thể bội nhiễm vi trùng và làm chảy máu nhiều, gây nguy hiểm.
     
    Ngoài ra, căn cứ vào giải phẫu bệnh lý người ta chia ra mấy thể u máu sau đây:
     
    U máu phẳng: chiếm tỉ lệ khoảng 50%, là những bớt đỏ trên da, đa số bẩm sinh hay có từ lúc nhỏ. Các vết bớt thường có màu nâu xám, vàng, xanh, hồng hay đỏ.
     
    U máu gồ (hay củ): gồ trên da từng chùm như chùm dâu, có màu đỏ của máu, bờ rõ, hình thể u giống như “một quả dâu lớn đặt trên da”, thường khu trú ở mặt và trên thân mình.
     
    U máu dưới da: là một khối mềm, ở sâu bên dưới và đội da u lên, thường tạo thành các hang máu, chủ yếu do tĩnh mạch trở thành xơ, hang.
     
    Người ta thấy 90% các loại u mạch cũ và 60% các u mạch dưới da hay hỗn hợp sẽ teo đi hoàn toàn trong vòng vài năm. Do đó, thường không cần điều trị.
     
    Có một số u mạch máu đặc biệt vì vị trí khu trú, vì kích thước hay vì diễn biến phức tạp của nó cần được xử trí. U mạch không to ra trong vòng một hai ngày. Chỉ trong những trường hợp vị trí, kích thước và những biến chứng của các u máu này có nguy cơ đến tính mạng của trẻ, hay gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng, người ta mới xét đến việc điều trị bằng các thuốc hay phẫu thuật.
     
    U máu phẳng có thể được cắt, ghép da hay dùng phương pháp áp lạnh bằng nitơlỏng.
     
    U máu gồ, u máu dưới da cũng có thể phẫu thuật cắt bỏ nếu u nhỏ, có ranh giới rõ.
     
    Trường hợp u to, ranh giới không rõ, nguy hiểm; nếu phẫu thuật, ta có thể tiêm gây xơ bằng thuốc tiêm xơ.
     
    Laser được dùng làm biến chất các huyết sắc tố, làm đông đặc các mạch máu mà không làm tổn hại đến lớp thượng bì để lấy bỏ những u máu còn khu trú. Phương pháp dùng laser có nhiều triển vọng, nhất là đối với những bớt sẫm màu, nhưng có nhược điểm là gây đau đớn cho bệnh nhân.
     

     

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Khi sử dụng V-Sorento – Hỗ trợ chữa trị viêm đại tràng, các triệu trứng viêm đại tràng của tôi đã được cải thiện rõ rêt.
    Nguyễn Cường, 60 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang
    Tôi đã mua Canxi King cho cháu nhà tôi uống. Sản phẩm rất tốt và dễ uống.
    Nguyễn Minh, Khu D8, Thành Công, Đống Đa, Hà Nội