HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Các bệnh khác

    Tìm hiểu về bệnh suy tuyến giáp

    Suy tuyến giáp là gì?
     
    Tuyến giáp trạng là một tuyến nội tiết hết sức quan trọng của cơ thể. Tuyến này nằm ngay phía trước cổ, có hai thùy bên phải và thùy bên trái, với trọng lượng khoảng 20 gram.
     
    Tuyến giáp tiết ra các hormon thyroxine (T4) và tri-iodothyronine (T3) có vai trò quan trọng trong việc điều hòa các chuyển hóa của cơ thể như tăng cường quá trình trao đổi chất, kích thích sinh trưởng và phát dục, kích thích tim co bóp, tăng chuyển hóa tạo thân nhiệt, kích thích hoạt động của hệ thần kinh…
     
    Khi tuyến giáp bị suy giảm hoặc mất hoàn toàn chức năng, các hormon sản xuất ra quá ít nội tiết tố, không đủ đáp ứng cho nhu cầu của cơ thể. Nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm sẽ dẫn đến các rối loạn về chuyển hóa, các bệnh tim mạch, nội tiết, tâm thần. Hậu quả của các rối loạn này là làm suy giảm sức khỏe và chất lượng sống.
     
    Theo ước tính, số người già bị suy tuyến giáp chiếm từ 5 – 20% ở nữ giới và từ 3 – 8% ở nam. Con số này gia tăng theo độ tuổi và trong nhiều trường hợp, suy tuyến giáp bị chẩn đoán nhầm với các bệnh lý chung chung như suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh hoặc không có điều kiện xét nghiệm để xác định một cách rõ ràng các mức độ của suy tuyến giáp.
     
     
    Triệu chứng của suy tuyến giáp
     
    Các dấu hiệu và triệu chứng của suy giáp khác nhau, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của thiếu hụt hormone. Nhưng nói chung, bệnh phát triển khá chậm, thường là trong một số năm.
     
    Lúc đầu, chúng ta chỉ có thể nhận thấy các triệu chứng của suy giáp, chẳng hạn như mệt mỏi và chậm chạp. Nhưng khi sự trao đổi chất  tiếp tục chậm, có thể phát triển các dấu hiệu và triệu chứng rõ ràng hơn. Dấu hiệu và triệu chứng suy giáp có thể bao gồm:
    • Mệt mỏi.
    • Tình trạng trì trệ.
    • Tăng nhạy cảm với cảm lạnh.
    • Khô da.
    • Khuôn mặt sưng húp.
    • Khàn giọng nói.
    • Mức độ cholesterol trong máu tăng cao.
    • Tăng cân không rõ nguyên nhân.
    • Cơ bắp đau nhức, đau và cứng khớp.
    • Cơ yếu.
    • Giòn móng tay và tóc.
    • Trầm cảm.
    Nguyên nhân gây suy tuyến giáp
     
    Suy giáp là tình trạng rất thông thường. Người ta ước tính có 3- 5% dân số có suy giáp. Nó thường ở nữ hơn nam và tỉ lệ gia tăng với tuổi.
     
    Dưới đây là một số nguyên nhân thông thường của suy giáp ở người lớn và phân tích những trường hợp này.
     
    1. Viêm giáp Hashimoto:
     
    Nguyên nhân suy giáp thường nhất ở Mỹ do di truyền được gọi là viêm giáp Hashimoto. Tình trạng này được đặt tên sau khi bác sĩ Hakaru Hashimoto miêu tả đầu tiên vào năm 1912. Ở bệnh này tuyến giáp thường lớn và giảm khả năng sản xuất hormone. Viêm giáp Hashimoto là bệnh tự miễn do hệ miễn dịch trong cơ thể tấn công vào mô tuyến giáp. Nó được nghĩ rằng do yếu tố di truyền. Ðiều này có nghĩa là tần số bệnh này có tính cách gia đình. Tần số nữ gấp 5-10 lần nam. Mẫu máu của những bệnh nhân này có gia tăng một số kháng thể đối với men peroxidase của tuyến giáp (anti-TPO antibodies).
     
    2. Viêm giáp bạch huyết sau cường giáp:
     
    Ðây là do viêm tuyến giáp. Khi viêm được gây ra bởi loại bạch cầu đặc biệt như tế bào lympho, nó được xem như là viêm giáp lymphocytic. Tình trạng này thường có sau khi có thai và ảnh hưởng thật sự lên đến 8% phụ nữ sau sinh. Trong những trường hợp này thường có một giai đoạn cường giáp (một lượng hormone tuyến giáp thái quá phóng thích ra từ tuyến giáp viêm) và theo sau là một giai đoạn suy giáp có thể kéo dài lên đến 6 tháng. Ða phần những phụ nữ này  có chức năng tuyến giáp trở lại bình thường mặc dù có thể vẫn còn suy giáp.
     
    3. Phá hủy  tuyến giáp sau dùng iod phóng xạ hoặc phẫu thuật:
     
    Những bệnh nhân được điều trị  cường giáp và nhận iod phóng xạ có thể có giảm hoặc mất chức năng của tuyến giáp. Ðiều này phụ thuộc vào một số yếu tố bao gồm liều iod được cho, cùng với kích thước và hoạt động của tuyến giáp. Nếu sau điều trị với iod phóng xạ 6 tháng mà tuyến giáp không hoạt động lại tốt thì tuyến giáp sẽ không còn đủ chức năng nữa. Kết quả là suy giáp. Cắt bỏ tuyến giáp trong phẫu thuật sẽ có khả năng gây suy giáp.
     
    4. Bệnh tuyến yên và vùng hạ đồi:
     
    Vì một số lý do nào đó mà tuyến yên hoặc vùng hạ đồi không thể điều khiển tuyến giáp sản xuất ra đủ hormone làm giảm T3, T4 dù rằng tuyến giáp bình thường. Nếu sự thiếu này do tuyến yên thì được gọi là suy giáp cấp hai. Nếu do vùng hạ đồi được gọi là suy giáp cấp ba.
     
    5. Chấn thương tuyến yên có thể xảy ra sau phẫu thuật não hoặc nếu có giảm tưới máu đến vùng này.
     
    Trong những trường hợp chấn thương tuyến yên, hormone kích thích tuyến giáp (TSH) được sản xuất ra của tuyến yên thiếu và mức TSH trong máu thấp. Bởi vì tuyến giáp không được kích thích nữa bởi TSH của tuyến yên dẫn đến suy giáp. Tuy nhiên những thể suy giáp này được phân biệt với suy giáp do bệnh tuyến giáp vì lúc đó TSH tăng cao do tuyến yên cố gắng kích thích tuyến giáp sản xuất hormone bằng cách tăng TSH nhiều hơn nữa. Thường thường suy giáp do chấn thương tuyến yên xảy ra cùng lúc với thiếu một số hormone khác do tuyến yên điều hòa như hormone tăng trưởng, sinh dục và chức năng tuyến thượng thận.
     
    6. Thuốc:
     
    Thuốc dùng để điều trị cường giáp có thể gây ra suy giáp. Những thuốc này bao gồm methimazol (Tapazole) và propylthiouracil (PTU). Những thuốc điều trị tâm thần, lithium cũng được biết làm thay đổi chức năng tuyến giáp và gây suy giáp. Một điều đáng quan tâm là những thuốc chứa một lượng lớn iod như amiodarone (cordarone), SSKI, và dung dịch lugol cũng có thể gây giảm chức năng tuyến giáp và gây ra suy giáp.
     
    7. Thiếu iod nặng:
     
    Trên thế giới trong những vùng thiếu iod trong chế độ ăn thì suy giáp nặng có thể xảy ra từ 5-15% dân số. Những vùng như Zaire, Ecuador, India, và Chile. Thiếu iod nặng cũng được thấy ở những vùng núi cao như Andes, Himalayas. Nhờ thêm iod trong muối và bánh mì nên nước Mỹ hiếm khi thấy thiếu iod.
     
    Biểu hiện âm thầm của bệnh 
     
    Biểu hiện của suy tuyến giáp ở người già thường kín đáo do tuyến giáp bị suy giảm từ từ nên triệu chứng không rầm rộ và thường lẫn với các biểu hiện khác hay có ở tuổi già như ăn uống kém, mệt mỏi, hay quên…
     
    Do chuyển hóa cơ bản giảm nên bệnh nhân luôn có cảm giác ớn lạnh, sợ lạnh, chịu lạnh kém. Táo bón là triệu chứng hay gặp và nhiều khi là biểu hiện duy nhất gợi ý bệnh nhân bị suy tuyến giáp. Các dấu hiệu khác của suy giáp cũng thường có tuy ít rõ rệt hơn ở người trẻ như phù niêm mặt trước xương chày, da khô, rụng tóc, huyết áp thấp, mạch chậm, khàn giọng, đau mỏi cơ, cứng khớp, tăng cân, cholesterol máu tăng cao. Bên cạnh đó, suy tuyến giáp cũng là nguyên nhân gây suy tim và các bệnh lý thần kinh ngoại biên ở người cao tuổi. Nói chung, bệnh cảnh suy tuyến giáp ở người cao tuổi ít rầm rộ và nhiều khi khó phát hiện hơn ở người trẻ.
     
    Các biến chứng của suy tuyến giáp
     
    Nếu không điều trị suy giáp có thể dẫn đến một số vấn đề về sức khỏe như:
     
    1. Bướu cổ
     
    Tuyến giáp là một tuyến có hình con bướm nằm ở đáy của cổ ngay dưới quả táo Adam. Đôi khi tuyến giáp phát triển lớn hơn bình thường, một tình trạng được gọi là bướu cổ. Mặc dù thường không đau, bướu cổ lớn có thể gây ho và làm cho khó khăn để nuốt hoặc hít thở.
     
     
    Suy giáp nặng có thể dẫn đến bướu cổ
     
    2. Vấn đề về tim
     
    Suy giáp cũng được biết đến là nguyên nhân dẫn đến bệnh tim, chủ yếu là do mức độ cholesterol máu tăng cao, làm giảm khả năng bơm máu của tim.
     
    3. Các vấn đề về sức khỏe tâm thần
     
    Suy giáp có thể dẫn đến bệnh trầm cảm và sẽ trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian. Ngoài ra suy giáp còn có thể làm chậm lại chức năng tâm thần.
     
    4. Thần kinh ngoại biên
     
    Nếu suy giáp kéo dài và không kiểm soát được có thể gây thiệt hại cho dây thần kinh ngoại vi, các dây thần kinh mang thông tin từ tủy sống với phần còn lại của cơ thể, ví dụ như cánh tay và chân. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thần kinh ngoại vi có thể bao gồm đau, tê và ngứa ran trong khu vực bị ảnh hưởng bởi những tổn thương thần kinh.
     
    5. Phù niêm (Myxedema)
     
    Bệnh phù niêm (myxedema) là trường hợp suy tuyến giáp nặng trong đó phù niêm là do da và các mô khác bị xâm nhiễm bởi một chất dạng nhầy chứa nhiều polysaccarit axit hút nước, có đặc điểm là phù cứng ấn không lõm. 
     
    6. Vô sinh
     
    Suy giảm chức năng tuyến giáp (suy tuyến giáp) là tình trạng tuyến giáp không sản xuất đủ các kích thích tố quan trọng nhất định. Đối với phụ nữ, có một mối liên hệ giữa suy tuyến giáp và vô sinh. Mức độ hormone tuyến giáp thấp có thể cản trở sự rụng trứng, trong đó làm suy yếu khả năng sinh sản của người phụ nữ. Ngoài ra, progesterone đóng vai trò rất quan trọng trong việc chuẩn bị nội mạc tử cung cho trứng thụ tinh. Khi progesterone bị thiếu, trứng sẽ khó thụ tinh với tinh trùng hơn nên sẽ tăng nguy cơ vô sinh.
     
    7. Dị tật bẩm sinh
     
    Em bé có mẹ mắc bệnh tuyến giáp không được điều trị có thể có nguy cơ khuyết tật bẩm sinh cao hơn em bé sinh ra từ bà mẹ khỏe mạnh. Những trẻ em này cũng dễ bị các vấn đề nghiêm trọng trí tuệ và phát triển. Nhưng nếu tình trạng này được chẩn đoán trong vòng vài tháng đầu đời thì cơ hội phát triển bình thường là điều có thể xảy ra
     
    Điều trị suy tuyến giáp
     
    Phương hướng điều trị bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto phụ thuộc bệnh nhân đã có suy giáp hay chưa. Nếu không có bằng chứng của thiếu hụt hormon giáp thì bệnh nhân không cần điều trị gì nhưng cần tái khám định kỳ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời suy giáp. Cho đến nay chưa có thuốc nào có tác dụng điều trị khỏi bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto.
     
    Với những bệnh nhân có thiếu hụt hormon (có suy giáp) sẽ được điều trị thay thế bằng hormon giáp tổng hợp, thuốc có cấu trúc và tác dụng giống hệt hormon tự nhiên do tuyến giáp sản xuất ra.
     
    Thường sau khi điều trị một thời gian ngắn, bệnh nhân sẽ thấy đỡ mệt nhưng để cải thiện hoàn toàn các triệu chứng cũng như kết quả xét nghiệm (T4, TSH, cholesterol…) về bình thường thì phải mất 3 – 6 tháng.
     
    Điều chỉnh liều thuốc: Một khi đã bị suy giáp, các bệnh nhân viêm tuyến giáp Hashimoto cần điều trị hormon thay thế suốt đời. Để đảm bảo liều thuốc có tác dụng thì bệnh nhân cần được xét nghiệm đánh giá thường xuyên, có thể là hàng tháng trong thời gian đầu cho đến khi xác định được liều thích hợp và sau đó là hàng năm. Dùng liều thuốc thyroxin cao hoặc thấp quá đều không tốt, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Thường các bệnh nhân bắt đầu dùng liều thấp rồi tăng dần dựa trên kết quả xét nghiệm. Mục tiêu và cũng là chỉ số điều chỉnh liều thyroxin là TSH máu, tốt nhất là ở mức 0,5 – 2,5 U/l. Bệnh nhân cần nhớ là không nên uống thuốc vào buổi sáng ngày đi khám để xét nghiệm được chính xác.
     
     

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương
    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần
    Tôi đã mua Canxi King cho cháu nhà tôi uống. Sản phẩm rất tốt và dễ uống.
    Nguyễn Minh, Khu D8, Thành Công, Đống Đa, Hà Nội