HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Các bệnh khác

    Chứng liệt nửa mặt

    Biểu hiện của bệnh liệt nửa mặt

    Người bệnh có thể tự phát hiện qua hoạt động vệ sinh buổi sáng: người bệnh khó chải răng, khó súc miệng, khó ăn sáng nhất là khi soi gương thấy mất cân xứng nửa mặt, nhân trung lệch về một bên, môi miệng xếch về một bên.
     
    Người bệnh không nhắm kín được mắt ở bên liệt, không huýt sáo, không thổi được (thổi lửa)…, không chúm môi được. Có thể có rối loạn vị giác (cảm giác nếm) ở 2/3 trước của lưỡi và rối loạn thính giác (nghe kém). Thường do tổn thương nứt xương đá gặp sau sang  chấn sọ (ngã đập đầu xuống đất gây rạn nứt xương đá).
     
    Có thể có một số chứng khác như: ù tai, nghe kém và mỏi chân tay bên đối diện (đối diện với nửa mặt bị liệt).
     
    Người bệnh có thể có biểu hiện nhắm mắt không kín ở hai bên, nét mặt mất sự linh hoạt…, miệng há với môi vểu ra và nước bọt chảy ra. Đó là liệt mặt ở cả hai bên ở người lớn thường gặp trong viêm đa rễ thần kinh, ở trẻ em thường là thể thân não của người bệnh bại liệt.
     
     
    Lạnh cũng là nguyên nhân gây liệt nửa mặt
     
    Nguyên nhân của bệnh
    • Do u não
    • U ở cầu não, u góc cầu tiểu não.
    • U nền sọ: chú ý tới u màng não ở nền sọ.
    • Biến chứng thần kinh của u vòm họng.
    • Do sang chấn: sang chấn, ngã, đụng dập gãy rạn nứt xương đá.

    Do viêm nhiễm:

    • Viêm màng não, nhất là viêm màng não do lao.
    • Viêm nhiễm rễ dây thần kinh: liệt dây VII hai bên – thể thân não của bệnh bại liệt, liệt hai bên nửa mặt và thường gặp ở trẻ em.
    • Biến chứng của viêm tai cấp tính, mạn tính, viêm tuyến mang tai, viêm xương đá. Liệt dây VII ngoại biên “do lạnh”. Thường gặp với bệnh cảnh đột ngột, sau khi tiếp xúc với trời lạnh, ngáp và bị liệt có thể đó là do nhiễm khuẩn tiềm tàng, biểu hiện ra do lạnh…
    • Có một thể uốn ván dễ nhầm là liệt dây VII với co cứng hàm, khó nhai, co thắt cơ vòng mi.
    • Zona hạch gối: Zona là bệnh cấp tính do virus hướng thần kinh phạm vào hạch gối gây liệt mặt đột ngột. Đặc điểm là phát ban: ban đỏ, mụn nước ở quanh vành tai, vùng viền ống tai ngoài; có thể phạm cả vùng dây VII nên có thể có ban đỏ, mụn nước mọc ở 2/3 trước lưỡi. Cần chú ý đừng để vỡ mụn nước, vì sẽ làm dải ban đỏ, mụn nước lan rộng gây chèn ép nhiều nơi.
    Phần lớn trường hợp mắc bệnh thường điều trị khỏi sau khoảng 1 – 3 tháng. Nhưng một số ca tiến triển xấu do chẩn đoán và điều trị sai, gây biến chứng và di chứng như viêm loét giác mạc (do mắt nhắm không khép kín dễ bị gió bụi bẩn bám vào gây nhiễm khuẩn), co giật cơ mặt (do hồi phục thần kinh không hoàn toàn) hoặc co cứng nửa mặt (do dây thần kinh thoái hóa).
     
    Phương pháp chữa liệt mặt
     
    Người bệnh cần được bác sĩ chuyên khoa thần kinh khám và điều trị, căn bản là điều trị theo nguyên nhân. Đối với liệt nửa mặt chưa rõ nguyên nhân hoặc “do lạnh” cần tiến hành những biện pháp sau:
     
    Điều trị nội khoa
    • Giữ mặt cho ấm (quấn khăn len nếu trời lạnh).
    • Vitamin B1 liều cao: 0,025g-10 ống/ ngày, cho dài ngày.
    • Kháng sinh ampicilin 1-2 g/ngày. Kháng viêm prednisolone, hydrocortancyl.
    • Thường xuyên nhỏ mắt bằng dung dịch chloramphenicol trong trường hợp nặng. Không được dùng strychnine vì dễ chuyển sang co cứng.
    Điều trị theo đông y
     
    Để chữa chứng liệt mặt có thể uống thuốc nội khoa kết hợp với xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu… trong đó xoa bóp là phương pháp đơn giản, có hiệu quả, có thể tự làm được.
     
    Xoa bóp:
    • Dùng đầu ngón tay cái miết dọc hai bên sống mũi, từ khóe trong mắt lên đầu lông mày, miết cả hai bên. Mỗi bên miết khoảng 10 lần. Miết từ huyệt Ấn đường dọc theo lông mày thái dương khoảng 10 lần.
    • Day quanh mắt khoảng 10 lần. Tiếp đó miết từ Nghinh hương đến Địa thương khoảng 10 lần.
    • Day vòng quanh môi khoảng 10 lần.
    • Day huyệt giáp xa khoảng 10 lần.
    • Xoa xát cả hai bên má, mỗi bên 10 lần.
    • Mỗi ngày xoa bóp khoảng 30 phút cho đến khi khỏi bệnh.
    Vị trí huyệt:
    • Ấn đường: Nằm chính giữa đường nối hai đầu lông mày, trên đường chính trung đi qua sống mũi.
    • Nghinh hương: Nằm trong rãnh mũi mép, cách cánh mũi khoảng 1cm.
    • Địa thương: Là điểm gặp nhau của rãnh mũi mép và đường ngang qua hai mép. Ở khóe miệng ngang ra khoảng 0,9cm.
    • Giáp xa: Phía trước – trên góc hàm, khi cắn răng, cơ nhai nổi hằn lên.
     
    Bấm huyệt và châm cứu là phương pháp đơn giản chữa chứng liệt nửa mặt
     
    Một số thủ pháp xoa bóp bấm huyệt
     
    Thủ pháp vùng mặt
     
    Dùng ngón tay út day huyệt tình minh (day nhẹ) 100 lần, sau đó dùng ngón tay cái day huyệt ngư yêu 50 lần, tiếp theo day huyệt đồng tử liêu, ti trúc không, tứ bạch, thừa khấp mỗi huyệt 30 lần (người bệnh nặng có thể tăng lên đến 50 lần). Nếu công năng mí mắt trên của người bệnh  giảm sút thì day thêm huyệt ngư yêu, dương bạch 30 lần, nhấc vê mí mắt trên 30 lần. Nếu công năng mí mắt dưới suy giảm thì day huyệt tứ bạch, thừa khấp thêm 30 – 50 lần.
     
    Thủ pháp vùng miệng
     
    Dùng ngón tay cái day huyệt nghinh hương, hạ quan, giáp xa mỗi huyệt 30 – 50 lần rồi day huyệt địa thương 30 – 50 lần, trường hợp nặng có thể tăng lên 100 lần. Tiếp theo, dùng bàn tay day phần mặt bên bị bệnh 30 – 50 lần, day cho đến khi phần mặt nóng lên mới đạt.
     
    Day huyệt thái dương, phong trì, ế phong mỗi huyệt 30 – 50 lần.
     
    Vị trí huyệt:
    • Tình minh: Trên góc khóe mắt trong.
    • Ngư yêu: chỗ lõm giữa lông mày.
    • Đồng tử liêu: góc khóe mắt ngoài đo ra 0,5 tấc.
    • Ti trúc không: Chỗ lõm phía ngoài đuôi lông mày.
    • Tứ bạch: mắt nhìn thẳng phía trước, huyệt nằm ở chỗ lõm của vành mắt, từ con ngươi xuốngkhoảng 1 tấc.
    • Thừa khấp: Trên bờ hốc mắt dưới.
    • Dương bạch: từ giữa lông mày (huyệt ngư yêu) đo lên 1 tấc.
    • Nghinh hương: cạnh cánh mũi 0,5 tấc.
    • Hạ quan: Huyệt nằm ở chỗ lõm bờ dưới sau xương gò má.
    • Giáp xa: Huyệt nằm ở phía trên trước góc xương hàm dưới (chỗ khi dùng sức cắn răng thì cơ nổi lên).
    • Địa thương: từ khóe miệng đo sang ngang 0,5 tấc.
    • Thái dương: Ở chỗ lõm cách điểm giữa đường nối đầu ngoài lông mày và khóe mắt ngoài 1 tấc.
    • Phong trì: Bờ xương chẩm, chỗ lõm sau tai.
    • Ế phong:  Ở phía sau dái tai, chỗ lõm giữa góc xương hàm dưới và mỏm trên xương chũm.
    Lưu ý: Phòng bệnh liệt mặt, khi rét tránh mở cửa đột ngột để gió lạnh tạt vào mặt. Vào mùa nóng khi ngủ không nên để quạt, máy điều hòa thổi thẳng vào mặt. Đối với những người làm việc và học tập ban đêm không nên ngồi gần cửa sổ để tránh gió lùa. Người già ban đêm không nên ra ngoài. Ngoài ra, cần điều trị sớm và triệt để các nhiễm khuẩn tai, mũi, họng…
     
    Phòng chứng liệt nửa mặt
    • Tránh bị nhiễm lạnh vào mùa đông, mùa xuân nhất là khi ngủ ban đêm.
    • Phòng nhiễm siêu vi bằng cách nâng cao sức đề kháng của cơ thể: tập thể dục thường xuyên; ăn uống đủ chất, tăng cường ăn rau xanh, trái cây chín, uống nước cam, nước chanh hoặc uống bổ sung vitamin C tổng hợp.
    • Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài để tránh bị lây nhiễm các bệnh do siêu vi khuẩn gây ra.

     

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần
    Tôi đã mua Canxi King cho cháu nhà tôi uống. Sản phẩm rất tốt và dễ uống.
    Nguyễn Minh, Khu D8, Thành Công, Đống Đa, Hà Nội
    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương