HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Kiến thức y khoa

    Nôn trớ ở trẻ và những điều cần biết

    Nôn trớ là triệu chứng hay gặp ở trẻ nhỏ, có thể là bình thường hoặc bất thường tùy vào biểu hiện của nôn trớ. Trẻ càng nhỏ nôn trớ càng nhiều. Người ta nhận thấy có tới 20 – 50% trẻ sơ sinh bị nôn trớ sau ăn và thường tự khỏi khi trẻ được 6 – 12 tháng tuổi. Tuy nhiên, cũng có khi nôn trớ là biểu hiện của những bệnh lý tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản, có thể là triêu chứng của bệnh lý đường hô hấp hay là bệnh lý toàn thân,v.v…

    Bắt bệnh khi bé bị nôn trớ

    Nôn trớ kèm tiêu chảy, sốt nhẹ

    Nguyên nhân có thể là: Chứng viêm dạ dày – một trong những bệnh dạ dày phổ biến ở bé 6-24 tháng tuổi (hoặc ở mọi lứa tuổi). Viêm dạ dày có thể gây ra bởi virus rota, bé dễ bị lây từ những bé khác. Theo thống kê, có đến 4/5 số bé bị nhiễm virus rota dưới tuổi lên 5.

    Các triệu chứng tiêu chảy, nôn kéo dài 1-2 ngày hoặc lâu hơn (3-5 ngày). Trường hợp nặng, bé phải nhập viện vì sốt và mất nước do tiêu chảy.

    Sau khi bé đã ngừng nôn trớ, có thể cho bé một thìa cafe sữa khoảng vài phút một lần, trong một tiếng đồng hồ. Thực phẩm lỏng và nước bù điện giải cũng tốt cho bé bị tiêu chảy gây mất nước.

    Nên đưa đi khám nếu bé tiêu chảy nặng, kéo dài, bé bị mất nước (khô lưỡi hoặc môi, tiểu ít, thóp trũng).

    Tình trạng nôn trớ ở trẻ em sơ sinh

    Nôn trớ là tình trạng hay gặp ở trẻ nhỏ

    Nôn trớ ngay sau khi bú mẹ hoặc bú bình

    Nguyên nhân có thể là: Hẹp môn vị – Cơ van giữa dạ dày và ruột dày lên. Thông thường, van này có độ rộng tương đương một cây bút chí nhưng khi cơ van này dày lên thì nó sẽ bị hẹp lại. Hẹp môn vị còn có thể khiến bé bị nôn thành vòi rồng.

    Nếu bé sơ sinh nôn ngay sau khi bú, bạn nên đưa con đi khám sớm. Bác sĩ sẽ kiểm tra cho bé và bé có thể được phẫu thuật đơn giản để mở rộng cơ van này. Thường sau 2 ngày phẫu thuật, bé có thể trở về nhà.

    Nôn trớ kèm phát ban

    Nguyên nhân có thể là: Nếu bé nôn nhiều lần sau khi ăn, kèm nổi ban quanh miệng, cổ, sau đầu gối hoặc khuỷu tay, bé có thể bị dị ứng với sữa công thức hoặc thực phẩm như dâu tây, chocolate, lạc…

    Cho bé đi khám ngay nếu bé khó thở, sưng miệng. Một phẩn ứng dị ứng nặng có thể khiến bé tử vong nếu không được can thiệp kịp thời.

    Để giảm nguy cơ dị ứng, bạn nên cho con ăn dặm khi bé được 6 tháng. Chờ cho đến khi bé đủ một tuổi mới cho ăn sữa bò. Có thể hỏi bác sĩ về thời gian bé tập ăn các món nhất định. Khi cho bé ăn một món mới, nên kiểm tra phản ứng trong vài ngày rồi mới cho ăn món mới khác.

    Nôn kèm máu

    Nguyên nhân có thể do: Bất ổn ở dạ dày, như nhiễm khuẩn dạ dày khiến các mạch máu ở đó bị vỡ hoặc các mô trong dạ dày bị tổn thương do bé phải nôn gắng sức.

    Cần cho bé đi khám ngay nếu bé bị nôn kèm máu. Không được tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào cho con.

    Nôn, kèm đau bụng nghiêm trọng

    Nguyên nhân có thể do: Viêm ruột thừa (phổ biến hơn ở bé trên 10 tuổi). Ban đầu, bé bị đau nhẹ quanh rốn. Sau đó, cơn đau di chuyển đến dưới bên phải của bụng. Nếu không được cấp cứu, ruột thừa sẽ bị vỡ khiến chất độc lan khắp khoang bụng, gây tử vong.

    Nôn kèm sốt, gào hét thường xuyên (với bé nhỏ) hoặc cứng cổ (với bé lớn hơn)

    Nguyên nhân có thể do: Vi khuẩn viêm màng não, nhiễm trùng não. Nên cho bé tiêm phòng Hib để ngăn ngừa viêm màng não.

    Nên cho bé đi khám ngay néu bé nôn, sốt, dễ bị kích thích hoặc bé nôn kèm cứng cổ, đau đầu.

    Trẻ bị nôn trớ kèm theo những biểu hiện khác lạ

    Nôn trớ kèm những biểu hiện khác lạ thì phải đưa bé đi khám ngay

    Nôn ra dịch vàng xanh

    Nguyên nhân có thể do: Dịch vàng xanh có thể do mật, gan bài tiết hoặc do dị tật bẩm sinh đường tiêu hóa, nghẽn phân su hoặc xoắn ruột.

    Ở trường hợp này, bạn cần đưa con đi khám ngay vì nôn ra dịch vàng xanh là một trường hợp khẩn cấp. Bé có thể cần được phẫu thuật để khắc phục sự cố.

    Xử lý nôn trớ thế nào?

    Khi bé nôn trớ, cơ thể bé sẽ mất một số lượng chất lỏng nhất định. Vì thế, điều quan trọng là phải bổ sung lại lượng chất lỏng đã mất này để cơ thể bé không bị khử nước. Cách đơn giản nhất là uống nước oserol, nước lọc, nước quả.

    Dưới đây là một số khuyến nghị:

    – Khi bé ngừng nôn trớ, hãy cho uống một lượng nhỏ nước lọc hoặc nước điện giải sau mỗi 30 phút đến 1 tiếng.

    – Nếu bé tiếp tục trớ thì cần cho uống luân phiên 50ml nước oserol/ 50ml nước lọc sau mỗi nửa giờ.

    – Sau khi cho bé uống loại nước này mà bé không nôn trớ nữa thì cho bé bú mẹ hoặc bú bình, tăng dần số lượng từ 80 – 100ml sau mỗi 3 – 4 giờ.

    – Nếu bé không nôn trớ từ 12 – 24 giờ thì có thể cho bé ăn uống bình thường nhưng vẫn cho bé uống nhiều nước. Bắt đầu với những thực phẩm dễ tiêu hoá như ngũ cốc hay sữa chua. Bạn cũng có thể cho trẻ uống nước lạnh nếu bé trên 12 tháng tuổi.

    – Đi ngủ cũng giúp bé nhanh hồi phục do dạ dày trống rỗng trong suốt thời gian này sẽ giúp bé dễ chịu hơn. Đừng cho trẻ dùng bất kỳ loại thuốc chống nôn trớ nào trừ khi được bác sĩ cho phép.

    Tư thế khi trẻ bú bình sữa

    Tư thế trẻ lúc bú bình cũng quan trọng trong việc khắc phục nôn trớ ở trẻ

    Biện pháp khắc phục nôn trớ ở trẻ

    Chế độ ăn: Bú làm nhiều lần trong ngày, mỗi lần bú không no quá, chuyển chế độ ăn từ từ…

    Tư thế lúc bú: Bú bên vú trái trước, sau đó là vú phải. Không để trẻ khóc khi bú để tránh nuốt hơi gây căng dạ dày.

    Nếu bú bình, để đầu núm vú bình sữa luôn đầy sữa, không để bình sữa nằm nghiêng. Khi bú xong, bế trẻ cao đầu trong 15-20 phút, vỗ lưng cho bé ợ hơi, sau đó đặt nằm nghiêng bên trái và kê gối hơi cao. Không để trẻ bú nằm dễ bị sặc, trớ sữa và không tâng bé lên xuống sau khi bú.

    Dùng thuốc: Biện pháp này chỉ sử dụng khi việc điều chỉnh chế độ ăn và tư thế bú không có kết quả. Các thuốc tăng cường co thắt phần cuối thực quản, chống trào ngược và mở rộng cơ môn vị để thức ăn tống khỏi dạ dày như cisapride (propulsid), primpépan, bethanecol…

    Qua thời kỳ nôn trớ mà trẻ vẫn không hết thì cần lưu ý một số bệnh sau:

    – Nếu nôn trớ cấp tính kèm theo sốt thì cẩn thận với các bệnh đường tiêu hóa như nhiễm trùng dạ dày, ruột; ngộ độc thức ăn, viêm mũi, tai, viêm màng não, viêm ruột thừa, nhiễm vi khuẩn, virus…

    – Nôn trớ không kèm theo sốt có thể do chế độ ăn sai lầm, hẹp môn vị, lồng ruột, thoát vị nghẹt, không dung nạp một số chất, rối loạn vận động dạ dày, thực quản…

    Trong trường hợp này, một số bác sĩ còn xếp nôn trớ bệnh lý theo các nguyên nhân như dị tật đường tiêu hóa, bệnh đường hô hấp trên, não và màng não hoặc ăn thức ăn nhiễm khuẩn.

    Bạn có thể xem thêm sản phẩm giúp hỗ trợ trẻ khỏi tình trạng trớ sữa và đồ ăn, hoặc các bệnh về đường ruột tại đây.

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần
    Tôi đã mua Canxi King cho cháu nhà tôi uống. Sản phẩm rất tốt và dễ uống.
    Nguyễn Minh, Khu D8, Thành Công, Đống Đa, Hà Nội
    Khi sử dụng V-Sorento – Hỗ trợ chữa trị viêm đại tràng, các triệu trứng viêm đại tràng của tôi đã được cải thiện rõ rêt.
    Nguyễn Cường, 60 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội