HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Các bệnh khác

    Bệnh cườm nước

    Ở Việt Nam, bệnh cườm nước là một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ mù lòa khá cao.

    Bệnh có đặc điểm chung là tăng nhãn áp quá mức chịu đựng của mắt bình thường, gây tổn thương thần kinh thị giác. Bệnh chủ yếu xuất hiện nhiều ở phụ nữ, người cao tuổi (từ 50 tuổi trở lên), người mắc tật viễn thị và tiền sử trong gia đình.
     
    Trong gia đình có người mắc bệnh cườm nước thì những người ruột thịt có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 5- 6 lần. Bệnh cườm nước không có biểu hiện nhiễm trùng, bệnh nhân là người lớn tuổi dễ nhầm lẫn với hiện tượng lão thị. Do đó, bệnh thường được phát hiện muộn, bệnh nhân đến khám khi mắt đã mờ hẳn thì đã quá muộn vì các tổn thương thần kinh thị giác không phục hồi được.
     
    Cườm nước là gì?
     
    Cườm nước là do áp suất ở trong mắt tăng (hay là bệnh tăng nhãn áp) và dần dần gây nên những tổn hại vĩnh viễn ở mắt. Bệnh có thể ở một hoặc ở cả hai mắt. Có rất nhiều loại cườm nước, nhưng loại thường gặp nhất ở nước ta là loại cấp tính (góc đóng).
     
    Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh cườm nước
     
    – Cườm nước không phải là bệnh nhiễm trùng, có liên quan đến một số yếu tố di truyền và tuổi tác (40 tuổi trở lên). Đây là lý do khó phát hiện ở người già vì họ nghĩ rằng mắt mờ là do cao tuổi nên không đi khám mắt.
     
    – Ở tuổi 40 khi bắt đầu nhìn gần (như xỏ kim hoặc đọc sách) thấy khó khăn, mắt mờ, nhòa phải đeo kính lão để đọc sách.
     
    – Ở người đã mổ mắt trong dạng cấp tính, mắt còn lại có thể bị bệnh bất cứ lúc nào, cho nên phải theo dõi mắt còn lại. Nếu có triệu chứng đau nhức cần phải đến bệnh viện ngay. Vì cườm nước là một bệnh cần theo dõi suốt đời, ngay khi đã mổ tốt. Nên gìn giữ hồ sơ và khám đều đặn theo lời dặn của bác sĩ nhãn khoa để theo dõi tiến triển của bệnh, từ đó có phương pháp điều trị kế tiếp.
     
    – Những người có thành viên trong gia đình đã bị cườm nước.
     
     
    Bệnh cườm nước là căn bệnh nguy hiểm, có thể dẫn đến mù lòa
     
    Nguyên nhân và cách phát hiện bệnh
     
    Nguyên nhân gây ra bệnh cườm nước là sự lưu thông của thủy dịch trong mắt tăng quá mức, không thoát ra ngoài gây ra tình trạng căng tức và đau nhức mắt. Thủy dịch có vai trò tạo nhãn áp giúp trao đổi chất, giữ độ cong cho giác mạc đồng thời nuôi dưỡng giác mạc và thủy tinh thể.
     
    Có hai loại cườm nước: loại tiến triển nhanh (cấp tính) và loại tiến triển âm thầm, chậm chạp (mạn tính). Có trường hợp bệnh nhân bị cườm nước ở một mắt nhưng cũng có người bị bệnh ở cả hai mắt.
     
    Ở loại tiến triển cấp tính, người bệnh thấy nhức mắt, nhức nửa đầu, đôi khi rất dữ dội, có thể kèm theo nôn mửa, đau bụng, nhìn thấy các màu giống "cầu vồng", hay thị lực giảm sút (nhìn mờ), mắt đỏ, cảm giác căng cứng, đồng tử giãn nở (con ngươi nở lớn). Dạng tiến triển âm thầm thì rất khó nhận biết, thường người bệnh chỉ có cảm giác hơi xốn, mắt mỏi, đôi khi cảm thấy mắt mờ. Cả hai trường hợp cấp tính hoặc mạn tính, bệnh nhân đều bị tổn thương thần kinh thị giác. Vì vậy, phát hiện bệnh sớm là điều cực kỳ quan trọng. Để sớm phát hiện bệnh cườm nước, khi mắt có triệu chứng mờ, đau nhức, người bệnh không tự ý dùng thuốc, mà phải đến cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ chỉ định thực hiện các xét nghiệm phù hợp, điều trị bệnh. Với người trên 40 tuổi (đặc biệt là phụ nữ), thường xuyên tiếp xúc với máy vi tính và làm việc trong điều kiện căng thẳng tinh thần, nên khám mắt định kỳ 6 tháng/lần.
     
    Trẻ em bị bệnh cườm nước có các biểu hiện: sợ ánh sáng, khi bật đèn bé sẽ khóc thét lên, nếu bé còn bú mẹ thì lúc bú no bé vẫn úp mặt vào ngực mẹ, chảy nước mắt sống ròng rã ở cả hai bên mắt và hay nheo mắt. Trẻ bị bệnh cườm nước, từ 6 tháng trở lên, thị lực sẽ giảm dần, gia đình dễ phát hiện qua hội chứng mắt trâu, tức mắt của bé sẽ nở to tròn, con ngươi to như mắt trâu.
     
    Điều trị bệnh cườm nước
     
    Việc điều trị bệnh cườm nước rất phức tạp, đòi hỏi nhiều kinh nghiệm. Việc phẫu thuật chỉ thực hiện khi điều trị bằng thuốc không hiệu quả và thường chỉ áp dụng với trường hợp bệnh cấp tính. Đối với người mắc các bệnh mạn tính như đái tháo đường, tim mạch, nếu mắc bệnh cườm nước thì phải điều trị kết hợp. Bệnh nhân hoặc người thân phải chủ động cung cấp cho bác sĩ điều trị bệnh cườm nước các thông tin về căn bệnh mạn tính của bệnh nhân.
     
    Các phương pháp phẫu thuật chỉ nhằm giải quyết nguyên nhân gây bệnh cườm nước. Sau phẫu thuật bệnh nhân phải duy trì nhãn áp ở mức ổn định, phải khám mắt định kỳ 3 hoặc 6 tháng/lần, tốt nhất là dùng máy đo thị trường kế tự động để kiểm tra, theo dõi diễn tiến bệnh lý. Trường hợp bệnh nhân bị bệnh cườm nước cấp tính (thường chỉ xảy ra ở một bên mắt), khi đã phẫu thuật thì khả năng bệnh lây sang mắt thứ hai là rất cao, cần phải được theo dõi thường xuyên.
     
    Ngoài ra, bệnh nhân phải có chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi thích hợp. Không dùng thực phẩm có chất kích thích (rượu, bia, cà phê, các chất cay,…), không thức quá khuya, khi làm việc đừng để có biểu hiện mỏi mắt mới nghỉ ngơi.
     
    Phòng tránh cườm nước
     
    Lối sống
     
    – Thể dục: Tất cả các phương pháp tập luyện làm tăng lượng oxy nhập vào cơ thể (như đi bộ, chạy bộ, leo núi, bơi lội…) đều tốt cho mắt và làm giảm nhãn áp, tránh được cườm nước. Ðây là cách tập luyện rất hữu ích, không những giúp tăng cường sức khỏe mà còn giúp điều trị cườm nước.
     
    – Tập thở sâu, sống lạc quan, đầu óc thư giãn, tránh những xúc động mạnh, lo nghĩ. Ngủ nhiều cũng là một cách tránh cườm nước.
     
    – Tập Yoga: Cần lưu ý với thế tập đầu chúc xuống đất, chân đưa lên trời vì có thể làm tăng nhãn áp trong một vài dạng cườm nước, tuy nhiên cũng có lợi đối với một vài dạng khác vì làm máu chảy xuống mắt nhiều hơn, giúp nuôi thần kinh mắt tốt hơn.
     
    – Luyện tập xoa mắt: Làm tăng thêm lượng máu lưu thông đến mắt để nuôi tế bào thần kinh mắt tốt hơn.
     
    – Ăn uống: Nên ăn nhiều rau, trái cây, chống táo bón, kiêng ăn mỡ động vật vì mỡ động vật có thể ảnh hưởng đến mạch máu nuôi thần kinh mắt.
     
    – Hút thuốc: Có ảnh hưởng gián tiếp đến bệnh cườm nước qua tác hại của các gốc tự do.
     
    – Châm cứu: Không có ảnh hưởng gì đến cườm nước và mắt, nhưng chưa thấy có tài liệu cụ thể nào đề cập về châm cứu chữa cườm nước.
     
    – Giải trí: Cần lưu ý khi chơi các loại nhạc cụ phải dùng hơi thở mạnh và lâu như các loại kèn, tù và… vì có thể gây tăng nhãn áp.
     
     
    Theo nhiều tài liệu nước ngoài thì nước dừa là phương thuốc trị bệnh cườm nước vô cùng hiệu quả
     
    Sử dụng các loại Vitamin
     
    – Vitamin C: Trước kia người ta thấy vitamin C tiêm tĩnh mạch liều cao sẽ làm hạ nhãn áp trong khoảng 12 tiếng, vì làm tăng áp suất của máu, do đó thủy dịch được hút ra khỏi mắt (giống như truyền manitol). Nhưng với loại vitamin C dạng uống thì chưa xác định được tác dụng đối với nhãn áp. Tuy nhiên, vitamin C là một chất chống oxy hóa nên có tác dụng gián tiếp có lợi cho mắt và chống cườm nước.
     
    – Vitamin A: Cũng là một chất chống oxy hóa.
     
    – Vitamin E: Ngoài tính chống oxy hóa mạnh, còn có tác dụng phụ trợ cho phẫu thuật tạo lỗ dò ở cườm nước vì ngăn chặn được sự tăng trưởng của sợi bào, tránh sự bít lỗ dò làm cườm nước tái phát.
     
    Các loại dược thảo
     
    – Ginkgo Biloba (Tanakan, Ginkgo…): Ðã được dùng hàng thế kỷ nay tại các nước phương Ðông. Hiện còn dùng phổ biến tại Mỹ để trị một số bệnh về thần kinh ở não như bệnh Alzheimer… Ginkgo có thể có ích cho bệnh nhân bị cườm nước vì có tính chống oxy hóa mạnh, làm tăng lượng máu chảy đến mắt và có tác dụng bảo vệ thần kinh. Một nghiên cứu mới đây được báo cáo tại hội nghị AAO, Mỹ, cho biết Ginkgo có thể cải thiện được một phần thị trường bị khiếm khuyết do cườm nước.
     
    – Trái sim: Có tác dụng bảo vệ mạch, ngăn chặn tiểu cầu, không có tác dụng trực tiếp trên nhãn áp nhưng có tính bảo vệ thần kinh.
     
    – Cần sa: Làm giảm nhãn áp. Tuy nhiên hiệu quả trên nhãn áp chỉ kéo dài 3-4 giờ, còn tác dụng phụ lại khá nhiều như làm mắt khô, giảm độ điều tiết, hạ huyết áp tư thế đứng, ung thư… Hiện người ta đang nghiên cứu loại thuốc nhỏ mắt có họ với cần sa để tránh hậu quả phụ.
     
    Các chiết xuất từ động vật
     
    – Melatonin: Nghiên cứu trên súc vật cho thấy có tác dụng làm hạ nhãn áp. Người ta cho rằng nó có liên quan đến việc kiểm soát đồng hồ sinh học của cơ thể, ảnh hưởng đến nhãn áp. Nhưng chưa có nghiên cứu nào khẳng định điều này.
     
    – Acid béo Omega: Một số nghiên cứu cho thấy các thổ dân ở Alaska do ăn nhiều mỡ cá nên ít bị cườm nước, tuy nhiên cũng chưa có cơ sở kiểm chứng chắc chắn.
     
     

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương
    Tôi đã mua Canxi King cho cháu nhà tôi uống. Sản phẩm rất tốt và dễ uống.
    Nguyễn Minh, Khu D8, Thành Công, Đống Đa, Hà Nội
    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang