HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Các bệnh khác

    Hiểu về bệnh trĩ ở trẻ em

    Ở nước ta, theo nghiên cứu của Hội hậu môn Trực tràng Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh trĩ khá cao, từ 50 – 55% dân số, trong đó chủ yếu tập trung ở độ tuổi lao động. Nữ giới thường sau khi sinh nở, chuyển dạ, còn nam giới thường do táo bón, dùng chất kích thích, viêm đại tràng

    Tuy vậy, nhỏ tuổi cũng có thể bị trĩ do các cháu ăn uống không phù hợp, ăn nhiều chất đạm mà không chú ý tới rau xanh khiến bị táo bón lâu ngày. Hoặc cũng có thể do yếu tố gia đình, có nghĩa là nếu bố mẹ bị trĩ thì con cũng có thể bị.
     
     
    Bệnh trĩ không chỉ xuất hiện ở người lớn mà còn xuất hiện ở trẻ em
     
    Nguyên nhân gây bệnh
     
    Trong giai đoạn phát triển, cơ hậu môn của trẻ tương đối yếu, mối liên hệ giữa trực tràng và hậu môn vẫn còn lỏng lẻo, thêm vào đó, xương cùng và trực tràng lại nằm trên cùng một đường thẳng, vì thể trực tràng dễ dàng bị di động lên phía trên. Vì thế, nếu cha mẹ không chú ý đến điểm này mà để trẻ ngồi bô quá lâu, khi trẻ dùng lực và phải nín thở, áp lực trong bụng tăng cao, trực tràng phải chịu một lực ép xuống và dễ dàng bị lòi ra ngoài khoang ruột.
     
    Đồng thời, ở tuổi này, sau khi trẻ đi vệ sinh xong, hậu môn không tự động co lại nhiều, vì thế trực tràng một khi đã bị “rơi xuống” thì khó có thể lập tức co lại vị trí ban đầu, hiện tượng này gọi là bệnh trĩ. Trẻ bị bệnh trĩ nếu nhẹ, sau khi đi đại tiện, trực tràng sẽ tự động co trở lại, lặp lại nhiều lần sẽ nặng hơn, và nghiêm trọng hơn, có thể dẫn đến chảy máu, phù thũng…
     
    Táo bón cũng là nguyên nhân hàng đầu gây nên trĩ ở trẻ em. Khi một đứa trẻ bị táo bón, người đó sẽ phải căng thẳng quá mức để cố gắng và đẩy ra phân cứng. Áp lực này làm cho các tĩnh mạch ở trực tràng và hậu môn để trở thành trĩ sưng lên và bị kích thích do đó phát triển.
     
     
    Tập rèn luyện cho bé thói quen đi vệ sinh đúng cách
     
    Biểu hiện của bệnh
     
    Khi bị bệnh trĩ, trẻ thường có cảm giác ngứa, nóng rát, đau và sưng vùng hậu môn, đặc biệt là mỗi lần đi đại tiện. Bệnh sẽ càng trở nên trầm trọng hơn nếu bé thường xuyên bị táo bón, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của trẻ.
     
    Điều trị bệnh trĩ ở trẻ
     
    Về mặt trị liệu bệnh phải căn cứ vào đặc điểm phát triển của trẻ để áp dụng phương pháp điều trị một cách hiệu quả. Dưới đây là một số cách điều trị bệnh trĩ ở trẻ em mà các mẹ nên áp dụng:
     
    – Điều chỉnh chế độ ăn uống của trẻ, tránh chỉ cho bé ăn một loại thức ăn; nên thường xuyên cho trẻ ăn các rau củ, hoa quả tươi ngon và mật ong, để tránh tình trạng táo bón.
     
    – Hình thành thói quen đại tiện đều đặn, tốt nhất một ngày đại tiện một lần.
     
    – Giữ gìn vệ sinh của hậu môn, nên rửa nước ấm cho trẻ sau khi đại tiện và trước khi đi ngủ hoặc dùng thuốc xông hơi bên ngoài như: thuốc xông hơi tổng hợp từ cây kinh giới, v.v… Cách làm này có thể cải thiện được tuần hoàn máu ở cửa hậu môn.
     
     
    Các bà mẹ cần tăng cường rau xanh trong các bữa ăn của trẻ
     
    Phòng bệnh trĩ ở trẻ em
     
    – Cha mẹ cần rèn luyện cho trẻ thói quen đại tiểu tiện tốt từ khi còn nhỏ, đồng thời nhất thiết không được để trẻ ngồi bô quá lâu, đặc biệt là đối với những bé mới biết ngồi. 
     
    – Để trẻ không bị táo bón, cha mẹ cần tập cho trẻ có thói quen đại tiện đúng giờ, kiên trì cho trẻ ngồi vào bô khoảng 10-15 phút. Sau vài tuần, trẻ sẽ có phản xạ. Đồng thời, chú ý tăng cường rau xanh trong bữa ăn của trẻ như rau cần, hẹ… kết hợp hoa quả (cam, bưởi, đặc biệt là chuối); uống nước đun sôi để ấm. 
     
    – Ngoài ra, có thể cho trẻ uống một chút nước mật ong vào sáng sớm, mỗi lần uống không ít hơn 60 ml và pha bằng nước sôi. 
     
    – Khi trẻ táo bón, bạn có thể xoa bụng cho trẻ để giúp nhuận tràng, bằng cách cho trẻ nằm ngửa trên giường rồi dùng phần gốc bàn tay phải áp sát vào phần cơ bụng trẻ, từ bụng trên bên phải xoa sang bụng trên bên trái rồi xuống đến bụng dưới bên phải, cứ xoa, xoay, day, đẩy như vậy rồi lại tiến hành theo chiều tuần tự ngược lại. 
     
    – Không làm nặng tay quá và mỗi lần xoa trong 10 phút, mỗi ngày xoa 2-3 lần cho đến khi nào trẻ thông đại tiện được. Sau đó, tiếp tục xoa như thế trong vòng 1 – 2 tuần nữa để củng cố hiệu quả chữa trị.
     
    – Tránh cho bé sử dụng các chất kích thích như rượu bia, cà phê, trà,…
     
    – Tránh các loại thức ăn nhiều gia vị như tiêu, ớt,…
     
    Việc điều trị bệnh trĩ ở trẻ cần căn cứ vào đặc điểm phát triển của trẻ để áp dụng phương pháp giữ gìn bảo vệ. Cha mẹ lưu ý, ở trẻ nhỏ thường hay gặp bệnh sa trực tràng có biểu hiện rất giống với bệnh trĩ, vì vậy khi trẻ có các biểu hiện như chảy máu, khối sa đỏ tươi, thì nên nghĩ đến bệnh sa trực tràng trước.
     
     

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương
    Khi sử dụng V-Sorento – Hỗ trợ chữa trị viêm đại tràng, các triệu trứng viêm đại tràng của tôi đã được cải thiện rõ rêt.
    Nguyễn Cường, 60 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần