HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Các bệnh khác

    Tổng quan về bệnh lao

    Bệnh lao vẫn là một trong những bệnh truyền nhiễm gây tử vong nhiều nhất trên thế giới, chỉ sau SIDA. Theo báo cáo của WHO, trong năm 2012, 8,6 triệu người trên toàn cầu đã nhiễm vi khuẩn lao, giảm so với mức 8,7 triệu người của năm 2011. Số tử vong vì bệnh lao cũng đã giảm từ 1,4 triệu người năm 2011 xuống còn 1,3 triệu người. 

    Nhưng đối với WHO, bệnh lao vẫn là vấn đề y tế lớn trên toàn cầu. Những tiến bộ đã được thực hiện, nhưng chưa đủ nhanh và còn nhiều khó khăn trong việc phòng chống bệnh này. 
     
    Ở Việt Nam, theo ước tính mỗi năm nước ta có gần 200 nghìn người mắc bệnh lao và trên 30 nghìn người chết do lao. Việt Nam là một trong 22 quốc gia có số người mắc bệnh lao cao nhất thế giới. Sự tác động của bệnh lao đã gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển chung của toàn xã hội.
     
    Bệnh lao là gì?
     
    Lao là một căn bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis hay Bacille de Koch (BK) gây ra, chúng lây lan một cách nhanh chóng từ người này sang người khác qua con đường hô hấp, khạc nhổ đờm, ho, tiêu hóa ….
     
    Bệnh lao là một căn bệnh lây truyền qua đường không khí, hô hấp nên nếu không được điều trị kịp thời mỗi năm 1 người bệnh lao có thể lây cho 10 -15 người.
     
    1/3 số người trên thế giới mắc bệnh lao, trong đó những người nhiễm HIV/AIDS có nguy cơ cao nhất phát bệnh lao.
     
     
    Bệnh lao vẫn đang là căn bệnh nan y gây lo ngại cho toàn cầu
     
    Những thể của bệnh lao
     
    Lao phổi
     
    Thể lao gặp phổ biến nhất ở người lớn, chiếm 80% tổng số bệnh lao và bao gồm tất cả các thể lao phổi ngoại trừ lao sơ nhiễm và lao phổi cấp tính. Đây là nguồn lây truyền phổ biến làm cho bệnh lao phổi tồn tại và phát triển. 
     
    Bệnh gây nên chủ yếu do vi khuẩn lao người Mycobacterium Tuberculosis Homminis, có thể do vi khuẩn lao bò (Mycobacterium Bovis) nhưng ít gặp ở nước ta. Vi khuẩn lao là một vi khuẩn hiếu khí, sinh sản chậm, có khả năng kháng thuốc. Vi khuẩn lao có có thể tồn tại lâu (3 -4 tháng) ở môi trường bên ngoài và có nhiều quần thể chuyển hóa khác nhau ở tổn thương (nhóm vi khuẩn  phát triển nhanh, ngoài tế bào; nhóm vi khuẩn phát triển chậm, từng đợt; nhóm vi khuẩn nằm trong tế bào và nhóm vi khuẩn ngủ).
     
    Người khoẻ mạnh bị truyền vi khuẩn lao phổi qua đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp và lâu dài với bệnh nhân lao phổi đặc biệt là lao phổi có vi khuẩn  lao trong đàm bằng phương pháp nhuộm  soi trực tiếp.
     
    Lao hạch
     
    Lao hạch là một loại lao ít nguy hiểm, không gây tử vong, nhưng khá phổ biến và diễn biến kéo dài, gây trở ngại trong sinh hoạt, thường để lại nhiều di chứng, những sẹo dị dạng. Việc chẩn đoán lao hạch trong nhiều trường hợp thường không chính xác và việc điều trị thường không chu đáo vì hay bị coi nhẹ.
     
    Có hai thể lao hạch chính: lao hạch khí phế, biểu hiện của lao sơ nhiễm gặp chủ yếu ở trẻ nhỏ và lao hạch ngoại vi, một loại lao ngoài phổi thuộc thời kì sau sơ nhiễm của quá trình nhiễm lao, có thể gặp ở mọi lứa tuổi.
     
    Lao màng phổi
     
    Lao màng phổi đứng hàng đầu trong các bệnh lao ngoài phổi và thường thứ phát sau lao phổi hoặc phối hợp với lao phổi, gây nên bệnh cảnh lao phổi màng phổi. Đặc biệt hơn nữa có thể mắc đồng thời với lao màng bụng, lao màng tim gọi là lao đa màng. Bệnh lao này gặp ở tuổi trẻ nhiều hơn các lứa tuổi khác.
     
    Lao màng phổi có thể khởi phát với các triệu chứng cấp tính như: đau ngực nhiều, sốt cao 39 – 40oC, ho khan và khó thở. Bệnh cũng có thể xuất hiện từ từ với các dấu hiệu: sốt nhẹ về chiều, đau ngực ít hơn, ho khan và khó thở tăng dần.
     
    Lao màng não
     
    Lao màng não là bệnh do vi khuẩn lao gây tổn thương ở màng não và não.
     
    Lao màng não là thể lao ngoài phổi có tiên lượng nặng, tỷ lệ tử vong còn cao , thường để lại di chứng nặng.
     
    Cũng như bệnh lao nói chung, lao màng não là một thể bệnh được tìm hiểu và nghiên cứu từ khá sớm
     
    Nếu không được phát hiện và điều trị bằng thuốc điều trị lao đặc hiệu tỷ lệ tử vong do bệnh lao màng não thường rất cao gần 100%
     
    Lao màng bụng
     
    Lao màng bụng là tình trạng tổn thương viêm đặc hiệu của màng bụng do vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis, thường là thứ phát sau ổ lao khác. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới, nhưng thường gặp nhiều ở tuổi thanh niên, ở nữ giới gặp nhiều hơn ở nam.
     
    Trong giai đoạn sớm bệnh khó phát hiện vì triệu chứng lâm sàng mờ nhạt, nghèo nàn, còn ở giai đoạn cuối là những biểu hiện lâm sàng rất phong phú do bệnh đã làm tổn thương các cơ quan khác. Nếu không điều trị kịp thời bệnh sẽ tiến triển phức tạp với nhiều biến chứng nặng nề có thể đe dọa tính mạng.
     
    Lao ruột
     
    Lao ruột là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa đặc hiệu do trực khuẩn lao gây nên. Bệnh tuy không thường gặp nhưng rất nguy hiểm vì khó chẩn đoán và điều trị, tỷ lệ biến chứng lớn. Tỷ lệ tử vong do lao ruột là 11%.
     
    Bệnh lao ruột thường xuất hiện ở người trong độ tuổi lao động, nhất là lứa tuổi 30-55. Các tác nhân gây bệnh gồm vi khuẩn lao ở người và các loại khuẩn lao của bò, chim… Chúng xâm nhập trực tiếp qua đường ăn uống, chủ yếu do dùng sữa bò tươi và các chế phẩm của sữa có trực khuẩn lao bò, bú sữa mẹ, sử dụng thức ăn và nước uống nhiễm trực khuẩn lao. Trong nhiều trường hợp, bệnh xuất hiện do vi khuẩn từ một ổ lao khác (đặc biệt là phổi) trên cơ thể đi qua đường máu, đường mật để vào ruột.
     
    Lao xương khớp
     
    Lao xương khớp được coi là lao thứ phát, do vi khuẩn lao sau khi qua phổi hoặc hệ thống tiêu hóa sẽ theo đường máu hoặc bạch huyết đến khu trú tại một bộ phận nào đó của hệ thống cơ xương khớp gây bệnh. Bệnh lao xương khớp có thể bị đơn độc hoặc kèm theo lao tại phổi hay tại các cơ quan khác.
     
    Lao xương khớp là tình trạng nhiễm khuẩn của hệ thống xương khớp do trực khuẩn lao có tên là Mycobacterium tuberculosis gây ra. Đây là tình trạng lao ngoài phổi phổ biến, chiếm khoảng 7% tổng số các thể lao. Lao xương khớp có thể gặp ở tất cả các lứa tuổi, tất cả các xương khớp trong cơ thể; trong đó lao cột sống chiếm tỷ lệ cao nhất, khoảng 60-70% tổng số lao xương khớp, sau đó đến lao khớp háng (10%), khớp gối (5%)…
     
     
    Lao xương khớp là chứng lao ngoài phổ biến, chiếm khoảng 7% tổng số các thể lao
     
    Lao hệ sinh dục – tiết niệu.
     
    Lao niệu sinh dục gây ra bởi vi trùng lao Mycobacterium tuberculosis sau lao phổi thông thường vi trùng lao sẽ di chuyển xuống thận và tiền liệt tuyến gây ra tổn thương lao. Tiến triển của tổn thương này gây ra bệnh lý lao niệu sinh dục.
     
    Tổn thương có thể tiến triển rất chậm 15-20 năm không có triệu chứng, mãi cho tới khi tổn thương thông với hệ thống bài tiết. Vì mủ và vi trùng trong hệ thống bài tiết gây nên những triệu chứng kích thích bàng quang. 
     
    Bệnh sau đó lây lan sang hệ thống bài tiết chủ yếu là niệu quản( gần hay xa) sau đó là bàng quang. Phản ứng xơ dẫn đến hẹp niệu quản, và co nhỏ bàng quang ( bàng quang nhỏ), phá huỷ mô thận. 
     
    Yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm lao
     
    – Lứa tuổi: những người già, trẻ sơ sinh là những người có sức đề kháng kém, dễ mắc bệnh lao.
     
    – Những người mắc bệnh AIDS, tiểu đường hay những người từng trải qua điều trị hóa trị cũng bị suy giảm sức đề kháng, nên dễ dàng bị nhiễm bệnh lao.
     
    – Một chế độ ăn nghèo dinh dưỡng và điều kiện mất vệ sinh cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm lao.
     
    Cơ chế lây truyền bệnh lao
     
    – Vi khuẩn lao có thể sống ngoài không khí, những môi trường ẩm ướt thiếu ánh sáng mặt trời, nó lan truyền trong không khí từ người này sang người khác. Khi một ai đó hít phải vi khuẩn lao, chúng sẽ khu trú ở phổi và bắt đầu sinh sản. Từ đó, vi khuẩn lao phát triển và di chuyển tới các nơi khác của cơ thể như thận, xương sống, não thông qua máu.
     
    – Lao phổi, lao họng có thể lây lan từ người này sang người khác qua việc tiếp xúc nói chuyện, còn lao thận và lao xương sống hoàn toàn không lây truyền được.
     
    Nguyên nhân gây bệnh lao
     
    – Do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra bệnh lao, lây nhiễm qua đường hô hấp từ người này sang người kia.
     
    – Do thường xuyên hoạt động ở nơi bị ô nhiễm, nhiều khí uế, nơi ẩm ướt tối tăm, bụi bẩn điều kiện để vi khuẩn lao phát triển gây bệnh.
     
    – Do việc tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh, tiếp xúc với chất thải có chứa vi khuẩn lao như đờm, dãi, nước bọt khi ho, hắt hơi …
     
    – Ngoài ra có thể do ăn phải thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn lao, tiếp xúc với thú nuôi nhiễm lao, khi chăm sóc thú bị chúng cào xước….thì cũng dễ mắc lao da, lao ống tiêu hóa, lao dạ dày,…
     
    Triệu chứng của bệnh lao
     
    – Sốt nhẹ vào chiều và tối.
     
    – Mệt mỏi.
     
    – Chán ăn, giảm sút cân.
     
    – Da xanh, thiếu máu.
     
    – Lao phổi:
     
    + Ho khạc kéo dài trên 2 tuần, ho có đờm, ho ra máu.
     
    + Tức ngực, khó thở.
     
    – Lao hạch: Xuất hiện các hạch to dính với nhau thành từng khối nổi rõ trên da, ấn vào không đau.
     
    – Lao xương khớp: đau tại vị trí bệnh.
     
    – Lao màng não: đau đầu, nôn, táo bón, nặng thì hôn mê, co giật.
     
     
    Triệu chứng của bệnh lao
     
    Điều trị bệnh lao hiệu quả
     
    – Chủ yếu là sử dụng thuốc kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn lao như Isoniazid, Rifampin, Pyrazinamide, Ethambutol, Strpetomycin …
     
    – Uống thuốc đều đặn và làm đúng theo lời khuyên của bác sĩ trong suốt quá trình điều trị bệnh.
     
    – Sử dụng nhiều loại thuốc lao cùng một lúc để tiêu diệt vi khuẩn lao hiệu quả nhất và tránh việc nhờn thuốc.
     
    – Trong suốt quá trình điều trị lao, người bệnh cần ở cách li so với người nhà và những người xung quanh để điều trị bệnh hiệu quả nhất, tránh lây lan cho người khác, sau vài tuần lễ bạn thấy khá hơn, nhưng vẫn phải tiếp tục uống thuốc đều đặn để vi khuẩn lao được tiêu diệt hết, thời gian vi khuẩn lao bị tiêu diệt hết là khoảng 6 tháng hoặc nhiều hơn nữa, khi nào kiểm tra thấy không còn vi khuẩn lao trong cơ thể, bạn có thể quay trở lại làm việc như bình thường, tránh được việc tái mắc bệnh lao.
     
    Cách phòng bệnh lao
     
    – Tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho mọi người, để mọi người có thêm hiểu biết và những thông tin cần biết về bệnh lao, các nguyên nhân, triệu chứng bệnh lao, hậu quả của nó để mọi người có ý thức phòng tránh bệnh hiệu quả.
     
    – Giữ vệ sinh nơi ở sạch sẽ, thoáng mát.
     
    – Tiêm phòng vắc xin HCG phòng lao cho trẻ nhỏ.
     
    – Đeo khẩu trang khi ra ngoài đường, và khi vào bệnh viện, những nơi có nguy cơ lây nhiễm bệnh lao.
     
    – Luôn luôn che miệng với khăn giấy mỗi khi ho, hắt hơi, cười. Bỏ những khăn ấy vào túi nilông và cho vào thùng rác.
     
    – Nếu bị mắc bệnh lao nên cách li với người xung quanh để tránh lây nhiễm sang người khác.
     
     

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần
    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương
    Tôi đã mua Canxi King cho cháu nhà tôi uống. Sản phẩm rất tốt và dễ uống.
    Nguyễn Minh, Khu D8, Thành Công, Đống Đa, Hà Nội