HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Các bệnh khác

    Rối loạn vị giác

    Phân loại rối loạn vị giác

    Rối loạn vị giác có thể phân loại như sau:
     
    Mất vị giác: Mất vị giác hoàn toàn, bệnh nhân mất hết chức năng vị giác, không còn phân biệt được ngọt, mặn, đắng, chua…; mất vị giác một phần, bệnh nhân chỉ còn nhận biết một số chứ không phải toàn bộ cảm giác nếm; mất vị giác đặc biệt, không cảm nhận được vị của một số chất.
     
    Giảm vị giác: Giảm vị giác hoàn toàn, giảm cảm giác với mọi chất nếm; giảm vị giác một phần, bệnh nhân chỉ giảm cảm giác với một số chất nếm; loạn vị giác hay vị giác ma, bệnh nhân có cảm giác sai vị của một chất nếm, hay có cảm giác vị của một chất khi không có chất nếm tương ứng đưa vào miệng.
     
    Ngoài ra còn thường gặp bệnh nhân lẫn lộn giữa vị chua và vị đắng, và đôi khi đó là do hiểu sai nghĩa của hai từ chua và đắng; hoặc có thể có lẫn lộn giữa các vị chua, mặn và đắng.
     
    Nguyên nhân gây rối loạn vị giác
     
    Bệnh nhân bị rối loạn vị giác bởi những lý do sau: Những can thiệp vào quá trình từ vật nếm đến được tế bào thụ thể trong nụ vị giác (mất vận chuyển); tổn thương tế bào thụ thể (mất cảm giác); tổn thương dây thần kinh hướng tâm vị giác (mất thần kinh).
     
    Mất vị giác vận chuyển do khô miệng vì các nguyên nhân: Hội chứng Sjogren, xạ trị, nhiễm độc kim loại nặng và hình thành khuẩn lạc ở nhú vị giác.
     
    Mất vị giác cảm giác gây ra bởi các bệnh viêm và bệnh thoái hóa trong khoang miệng: tác dụng của một số loại thuốc, nhất là những thứ thuốc có ảnh hưởng đến quá trình sinh sản tế bào như thuốc kháng tuyến giáp, thuốc chống ung thư; dùng xạ trị ở khoang miệng và hầu; nhiễm virut; rối loạn nội tiết; u tân sinh và rối loạn ở người cao tuổi.
     
    Mất vị giác thần kinh xảy ra do: U tân sinh, chấn thương, các phẫu thuật làm tổn thương thần kinh hướng tâm vị giác. Nụ vị giác thoái hóa khi các dây thần kinh vị giác bị cắt ngang nhưng còn lại trong khi các dây hướng tâm thân thể – cảm giác bị cắt rời. Những bệnh nhân bị bệnh thận thường tăng ngưỡng vị giác đối với vị ngọt và vị chua và sẽ tự khỏi sau khi lọc máu.
     
     
    Rối loạn vị giác làm mất cảm giác thèm ăn, ăn không ngon
     
    Nhiều loại thuốc có tác dụng phụ gây loạn chức năng vị giác trong thực tế lâm sàng. Cơ chế có thể là thay đổi trong thành phần nước bọt, một tác dụng lên chức năng thụ thể hay tải nạp tín hiệu, hoặc gián đoạn quá trình xử lý trung tâm của nguồn vào vị giác. Nếu khô miệng do bất cứ bệnh nào đều có thể gây ra loạn chức năng vị giác. Khô miệng cùng với việc rửa miệng không sạch, vệ sinh răng kém, và có thể tác động xấu lên màng nhày miệng đều có thể dẫn đến loạn vị giác. Nhưng tình trạng suy nặng tuyến nước bọt lại có thể không gây bệnh rối loạn vị giác. Khô miệng, cùng với việc dùng thuốc kháng sinh hoặc glucocorticoid và suy chức năng miễn dịch có thể làm cho nấm candida tăng trưởng quá mức; tuy chưa phát bệnh hoặc chưa có dấu hiệu nhiễm nấm bên ngoài nhưng đã gây ra vị khó chịu hay giảm vị giác. Khi đó nên điều trị thử bằng nystatin hoặc một loại thuốc chống nấm khác.
     
    Rối loạn chức năng khứu giác và vị giác hay gặp khi bị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và chấn thương đầu; loạn chức năng vị giác có khả năng cải thiện cao hơn loạn chức năng khứu giác. Tuy nhiên cơ chế rối loạn vị giác do hai nguyên nhân này chưa được hiểu rõ. Trường hợp chấn thương nhánh thừng nhĩ của dây thần kinh mặt khi phẫu thuật tai giữa hay nhổ răng hàm thứ ba hay gặp và có thể gây ra loạn vị giác. Nếu tổn thương thừng nhĩ hai bên thường gây ra giảm vị giác, trong khi tổn thương một bên chỉ gây ra những triệu chứng hạn chế, có lẽ là vì đáp ứng với các thụ thể vị giác bị giải ức chế bởi dây thần kinh thiệt hầu.
     
    Đối với người cao tuổi, sự lão hóa có thể là nguyên nhân giảm vị giác. Rối loạn chức năng vị giác có thể giới hạn chỉ ở một chất và có thể ở tình trạng nhẹ. Song nhiều người cao tuổi bị mất vị giác nhưng không đi khám bệnh.
     
    Những chứng bệnh thường gặp do rối loạn vị giác
     
    Các chuyên gia cảnh báo, nếu vị giác bỗng dưng khác thường, có khả năng trong cơ thể đang tiềm ẩn nguy cơ mắc một căn bệnh nào đó.
     
    Nhạt miệng – do tỳ vị hư nhược, vận khí bất thông
     
    Nhiều người ngồi trước rất nhiều món ăn ngon “sơn hào, hải vị” nhưng lại thấy nhạt miệng, vô vị không muốn ăn. Nguyên nhân có thể do tỳ vị hư nhược, vận khí bất thông dẫn tới chán ăn.
     
    Nhạt miệng còn gặp ở những người mới viêm nhiễm hoặc hết viêm như: viêm ruột, bệnh lỵ và các bệnh khác ở hệ thống tiêu hóa...
     
    Sau mỗi lần ốm triệu chứng nhạt miệng cũng là biểu hiện thường gặp do vận hóa suy yếu, thường kèm các triệu chứng chán ăn, chân tay mệt mỏi rã rời, bụng đầy chướng, lưỡi nhạt rêu lưỡi trắng.
     
    Lưu ý khi miệng nhạt nhẽo vô vị, vị giác suy giảm thậm chí mất hẳn là một đặc trưng của bệnh ung thư, nhất là đối với những người ở tuổi trung niên thì phải hết sức cảnh giác.
     
    Chua miệng – do viêm dạ dày, loét đường tiêu hóa
     
    Khi bạn không ăn những hoa quả có tính axit như: cam, chanh, mận, dứa…nhưng trong miệng lại có cảm giác chua chua. Tình trạng này là do can vị bất hòa, hoặc trong gan có uất hỏa gây ra.
     
    Người có triệu chứng ngày có thể là do mắc bệnh viêm loét dạ dày, loét đường tiêu hóa khiến axit trong dạ dày tăng lên.
      
     
    Rối loạn vị giác cũng gây nên nhiều bệnh không thể ngờ tới
     
    Mặn miệng – do thận hư
     
    Khi ăn loại thức ăn nào cũng cảm thấy mặn, bạn nên cẩn thận với chứng thận hư khiến dịch ở thận tăng lên gây ra.  Thận hư thường kèm theo các chứng: mỏi lưng, mỏi gối, váng đầu ù tai, mồ hôi trộm, di tinh, mạch đập nhỏ….
     
    Ngoài ra khi thấy miệng mặn cũng là biểu hiện của một số bệnh như: viêm họng hạt mạn,  bệnh về chức năng cơ quan thần kinh hoặc lở loét khoang miệng.
     
    Ngọt miệng – do thấp nhiệt tích tụ trong ruột hoặc rối loạn hệ thống tiêu hóa
     
    Khi nhai hoặc chưa nhai thức ăn, bạn đã có cảm giác ngọt miệng. Có thể là vì thấp nhiệt tích tụ trong ruột gây ra. Ngoài ra, khi chức năng của hệ thống tiêu hóa bị rối loạn, tiết ra men, khiến hàm lượng bột trong nước bọt tăng lên, kích thích nụ vị giác của lưỡi gây ra cảm giác ngọt.
     
    Những người bị bệnh tiểu đường cũng có thể có cảm giác này bởi vì khi lượng đường trong cơ thể tăng cao, nồng độ đường trong nước bọt cũng tăng.
     
    Chát miệng – do hệ thống thần kinh
     
    Chát miệng là biểu hiện thường thấy ở những người có bệnh ở hệ thống thần kinh, thức đêm lâu ngày.
     
    Khi điều chỉnh thời gian ăn, ngủ, nghỉ hợp lý có thể loại được hiện tượng này. Tuy nhiên, cần lưu ý trường hợp một số khối u ác tính vào thời kỳ cuối cũng gây nên hiện tượng miệng có vị chát đắng.
     
    Đắng miệng – do gan, mật nóng
     
    Cơ quan duy nhất trong cơ thể có thể sinh ra vị đắng chính là mật. Nếu cảm thấy đắng miệng, có thể là do mật của bạn đã có vấn đề mà thông thường là do gan mật nóng gây ra.
     
    Miệng đắng còn có thể thấy trong chứng bệnh ung thư, khi bị ung thư không chỉ mất cảm giác với đồ ngọt mà còn có cảm giác đắng ngày một tăng với mọi đồ ăn do trở ngại tuần hoàn huyết dịch ở lưỡi của bệnh nhân.
     
    Người có cảm giác đắng miệng, thường kèm cả chứng đau đầu, chóng mặt, đại tiện táo bón, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi mỏng và vàng, mạch huyền…
     
    Nếu thường xuyên ăn thức ăn nóng sẽ khiến gan bốc hỏa, làm cho cơ thể mất nước và gây cảm giác đắng miệng. Vì vậy, cần tránh ăn các thực phẩm nóng như: thịt, dầu mỡ, các loại hạt có vỏ cứng, bánh kẹo…
     
    Những người thường xuyên thức khuya hoặc hút thuốc sáng sớm tỉnh dậy cũng sẽ cảm thấy đắng miệng.
     
     
     
    Đắng miệng do gan mật nóng
     
    Phục hồi lại vị giác như thế nào?
     
    Bệnh nhân bị rối loạn vị giác nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến hậu quả là ăn uống không khoa học khiến cơ thể thiếu chất, ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Khi cơ thể không được cung cấp đủ dinh dưỡng do chán ăn có thể gây ra tình trạng kiệt sức hoặc suy nhược trầm trọng, thậm chí ảnh hưởng tính mạng.
     
    Đặc biệt khi mùa hè đến, các loại thức ăn nếu không được bảo quản rất dễ bị ôi thiu, người rối loạn vị giác sẽ không thể phân biệt được thức ăn có đảm bảo vệ sinh an toàn hay không, nếu ăn phải những thức ăn đó sẽ bị ngộ độc và ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe.
     
    Tuy nhiên, điều trị rối loạn vị giác chỉ thực hiện được ở một số nguyên nhân như nhiễm độc sau virus, do viêm, do nấm họng… bằng các thuốc kháng sinh, chống nấm, chống viêm, các vitamin nhóm B, an thần… 
     
    Đặc biệt, trong điều kiện như hiện nay các phương pháp đo lường vị giác còn rất hạn chế nên việc điều trị rối loạn vị giác còn khó khăn và mất nhiều thời gian. Vì vậy, khi phát hiện triệu chứng cần phải điều trị sớm.
     
     

     

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang
    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương
    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần