HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Các bệnh khác

    Rối loạn ngôn ngữ do tổn thương não

    Não có vai trò là trung tâm điều khiển của hệ thần kinh trung ương, chịu trách nhiệm chỉ huy mọi hành vi của con người. Mỗi vùng của não được một mạch máu riêng nuôi dưỡng. Khi bị tai biến mạch máu não (nhồi máu não hoặc xuất huyết não) thì quá trình cung cấp máu cho phần não mà mạch máu chi phối bị đột ngột ngưng trệ, dẫn tới rối loạn chức năng của vùng não, trong đó có vùng điều khiển ngôn ngữ. Khi vùng ngôn ngữ bị tổn thương, người bệnh có thể gặp hiện tượng rối loạn ngôn ngữ với biểu hiện khá đa dạng như: nói ngọng, âm điệu bị biến đổi, nói lắp, ú ớ,… và gặp khó khăn khi diễn đạt, thậm chí là không nói được.

    Nguyên nhân
     
    Tai biến mạch máu não là nguyên nhân hàng đầu của tình trạng mất ngôn ngữ này. Tai biến này không chỉ làm mất đi khả năng nói mà còn làm mất khả năng viết của người bệnh. Những tắc nghẽn do huyết khối hay nghẽn động mạch cảnh trong trái và/hay của động mạch não giữa trái là nguyên nhân lớn gây ra những kiểu mất ngôn ngữ. Các cơn thiếu máu tạm thời trong khu vực của động mạch cảnh trong trái có thể sẽ  gây nên mất ngôn ngữ tạm thời. Những chảy máu do vỡ một động mạch bởi tăng huyết áp hay vỡ do dị dạng mạch máu đều có thể dẫn đến mất ngôn ngữ.
     
    Người ta nhận thấy rằng những cơn đau nửa đầu kéo dài cũng có thể dẫn đến hậu quả này. Những chấn thương sọ não hở hoặc kín trong chiến tranh hay trong sinh hoạt hằng ngày (tai nạn giao thông, công nghiệp) cũng là một nguyên nhân thường gặp của mất ngôn ngữ. Các trường hợp u não cũng có thể gây ra mất ngôn ngữ và có thể đấy là triệu chứng điển hình của u não thái dương trái. Nhiễm khuẩn gây ra áp xe hay lan tỏa (viêm não) có thể gây ra tình trạng bệnh này. Những rối loạn ngôn ngữ có thể hợp thành triệu chứng của một cơn động kinh có ổ khu trú.
     
     
     Tai biến mạch máu não khiến người bệnh mất khả năng viết.
     
    Những kiểu rối loạn ngôn ngữ do tổn thương não
     
    Mất ngôn ngữ
     
    Mất ngôn ngữ ở người lớn là tình trạng bệnh nhân không có khả năng sử dụng “kho ngôn ngữ” được tích lũy sẵn trong não bộ để diễn đạt ý tưởng và giao tiếp với người khác qua nói, viết (rối loạn ngôn ngữ diễn tả) hoặc không hiểu ngôn ngữ bình thường thông qua nghe, đọc (rối loạn ngôn ngữ tiếp nhận).
     
    Điều cần lưu ý là người bị mất ngôn ngữ không đồng nghĩa với trí nhớ hay trí thông minh giảm sút. Nhưng do họ gặp nhiều khó khăn trong nghe, nói hoặc đọc, viết nên dễ bị gia đình và cộng đồng đánh giá không đúng về trí tuệ.
     
    Ngược lại, bệnh nhân bị rối loạn ngôn ngữ tiếp nhận lại không hiểu hoặc chậm hiểu những gì được nghe và đọc. Trong trường hợp này, mục tiêu của chương trình phục hồi chức năng là tăng khả năng hiểu cho họ bằng những bài tập từ đơn giản đến phức tạp. Chẳng hạn, thời gian đầu, bệnh nhân chỉ tập trả lời những câu hỏi có/không, sau đó, tùy theo sự tiến bộ mà độ khó sẽ được tăng dần lên.
     
    Rối loạn vận ngôn
     
    Đây là tình trạng yếu, liệt của các cơ quan liên quan đến chức năng nói chứ không ở trung khu ngôn ngữ. Do đó, kho ngôn ngữ vẫn còn, khả năng sử dụng ngôn ngữ vẫn nguyên vẹn nhưng lời nói bị “biến dạng” hoặc sai lệch khiến người khác không thể nghe ra những gì bệnh nhân muốn truyền đạt. Người thân, nhờ tiếp xúc lâu ngày có thể hiểu được phần nào những gì người bệnh nói. Trong khi đó, người lạ thường không hiểu được hoặc hiểu rất ít.
     
    Nguyên nhân là do tổn thương não gây ra những hậu quả như: rối loạn hơi thở, rối loạn phát âm ở thanh quản, rối loạn khả năng cấu âm (phụ âm, nguyên âm), rối loạn độ vang của âm…
     
    Chuyên viên âm ngữ trị liệu sẽ khám và xác định cụ thể bệnh nhân bị khiếm khuyết ở điểm nào, sau đó đưa ra chương trình tập luyện phù hợp để tăng tính dễ hiểu của lời nói. Tại Khoa Vật lý trị liệu của một bệnh viện, từng có trường hợp bệnh nhân nói chuyện người khác chỉ hiểu “lõm bõm” được khoảng 10-20%. Nhờ tuân thủ tốt chương trình phục hồi chức năng nên sau một thời gian, bệnh nhân đã tiến bộ đáng kể, người nghe có thể hiểu được khoảng 80% nội dung bệnh nhân muốn truyền đạt.
     
     
     Khối u não là một nguyên nhân gây mất ngôn ngữ.
     
    Mất sử dụng lời nói
     
    Ở dạng rối loạn này, bệnh nhân bị mất khả năng “lập trình” phát âm. Biểu hiện điển hình là một âm bị nói sai nhiều kiểu.
     
    Để điều trị, chuyên viên âm ngữ trị liệu sẽ phát âm mẫu, bệnh nhân theo đó tập nói lại để tạo thành một “đường mòn” trên não. Họ cũng có thể được cho các bài tập phân biệt những âm gần giống nhau để nhận biết hai âm đó và lập trình lại cách phát âm.
     
    Phục hồi như thế nào?
     
    Phục hồi chức năng phát âm cho người bệnh là vấn đề khó khăn, lâu dài, cần có sự kết hợp giữa các bác sĩ các chuyên khoa thần kinh, tai mũi họng, phục hồi chức năng. Những tổn thương tiến triển như u não thì rất khó phục hồi. Nếu là mất ngôn ngữ, giảm chất lượng ngôn ngữ do xuất huyết não có tiến triển tốt hơn so với nguyên nhân nhồi máu não. Trong nhồi máu não, chứng bệnh này do tắc nghẽn động mạch nói chung lại có tiên lượng tốt hơn do huyết khối. Nếu mất ngôn ngữ xảy ra trước 10 tuổi thường có khả năng phục hồi tốt, càng già thì càng kém đáp ứng phục hồi. Nhìn chung trí thông minh, hiệu quả học tập ở tất cả mọi trường hợp đều giảm sút sau khi bị chứng bệnh này.
     
    Khi phát hiện người bệnh có sự méo tiếng, mất tiếng lúc đầu hãy để bệnh nhân cố gắng hết sức nói một cách tự nhiên, sau đó gợi cho họ nói đến những vấn đề gần gũi nhất với họ như gia đình, công việc, sau đó yêu cầu họ nói theo những yêu cầu của thầy thuốc để đánh giá mức độ mất rối loạn ngôn ngữ của người bệnh. Các thầy thuốc và kỹ thuật viên chỉnh âm đặt ra những phương tiện nghe nhìn thật gợi cảm và phát ra những từ và những câu. Đây là biện pháp phục hồi không chỉ đòi hỏi kỹ năng tốt mà còn đòi hỏi sự tiếp xúc tâm lý tốt của thầy thuốc.
     
    Dự phòng những yếu tố gây tai biến mạch não
     
    Những yếu tố nguy cơ vữa xơ động mạch như lớn tuổi, tiền sử gia đình có người bị đột qụy đái tháo đường, tăng huyết áp, hút thuốc lá, cholesterol máu cao… là những yếu tố nguy cơ đã được chứng minh có khả năng gây tai biến mạch não, do chúng liên quan đến vữa xơ động mạch. Kiểm soát chặt chẽ đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường, điều chỉnh rối loạn cholesterol máu và bỏ hút thuốc lá sẽ làm giảm được nguy cơ đột qụy.
     
    Trong số các yếu tố nguy cơ gây vữa xơ động mạch thì tăng huyết áp đóng vai trò quan trọng hơn cả. Huyết áp càng cao thì nguy cơ càng lớn. Những thuốc ức chế ngưng tập tiểu cầu ngăn chặn được sự cố vữa xơ động mạch huyết khối bao gồm cả cơn thiếu máu não thoáng qua và đột qụy. Aspirin và clopidogrel là các thuốc ức chế ngưng tập tiểu cầu được sử dụng rộng rãi hiện nay.
     
    Có thể giảm nguy cơ bằng cách ngăn chặn sự hình thành các mảng xơ vữa của động mạch não bằng chế độ ăn ít mỡ, giàu vitamin, chất xơ, tránh thừa cân béo phì, không dùng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá và cần phải hoạt động thể lực chăm chỉ.
     
     

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương
    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang
    Tôi đã mua Canxi King cho cháu nhà tôi uống. Sản phẩm rất tốt và dễ uống.
    Nguyễn Minh, Khu D8, Thành Công, Đống Đa, Hà Nội