HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Bệnh tiêu hóa

    Điều trị táo bón cho nhân viên văn phòng

    Nhân viên văn phòng dễ bị táo bón

    Sự rối loạn chức năng của bất kỳ một đoạn nào của đại tràng (6 đoạn) đều có thể gây chứng táo bón. Chức năng co bóp của ruột bị ảnh hưởng bởi thành phần của thức ăn, trạng thái của các chủng vi khuẩn trong ruột. Táo bón có thể do yếu tố thần kinh ở những người luôn trong trạng thái căng thẳng thần kinh tâm lý, điều kiện đi đại tiện không thuận tiện.
    Ngoài ra, một số bệnh như trĩ, nứt hậu môn, thoát vị thành bụng, thoát bị bẹn, một số thuốc (antacid, một số kháng sinh, thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, chống nôn, thuốc lợi tiểu, chữa trị viêm loét dạ dày, hạ huyết áp). Mức sinh lý bình thường được coi là đi đại tiện không quá 2 – 3 lần/ngày, không ít hơn 3 lần/tuần. Nếu thường xuyên trên 48 giờ mới đi đại tiện, khi đi cần phải làm động tác rặn, số lượng phân ít (dưới 100g) là bị bệnh táo bón.
    Táo bón “đe dọa” sức khỏe của nhân viên văn phòng
    Nghiên cứu cho thấy, có gần 30% dân số mắc bệnh táo bón, thường gặp ở phụ nữ hơn là ở nam giới, đặc biệt là ở những người lao động trí óc hơn là ở những người lao động chân tay. Nguyên nhân là do ăn ít chất xơ, ít vận động, dùng nhiều thức ăn ăn liền giàu chất béo, ăn đồ cay nóng, ít uống nước hoặc chỉ uống trà đặc, cà phê và stress…
    Táo bón không phải là một bệnh lý gây tử vong nhưng nhiều phiền phức, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống với các biểu hiện như cảm giác đầy bụng, đầy hơi, đau ở vùng bụng, hay đánh rắm, buồn nôn, tâm trạng kém, cảm giác mệt mỏi, giảm khả năng lao động. Đôi khi, chứng táo tón gây hội chứng rối loạn thần kinh, luôn lo sợ và luôn nghĩ về tình trạng bệnh của mình, nghĩ rằng bệnh ngày càng nặng, không thể chữa khỏi.
    Táo bón nếu không điều trị kịp thời dễ chuyển thành mạn tính hay đọng lại thành những cục phân lớn, có thể gây ra tắc ruột, nhất là đối với người lớn tuổi hay trẻ em. Đặc biệt, nó có thể gây ra các biến chứng khá trầm trọng như trĩ, hậu môn, sa trực tràng do phải rặn mạnh mỗi khi đi đại tiện.
    Khi bị các hiện tượng trên, đi ngoài bị đau nên bệnh nhân ngại đi, do đó, lại càng táo bón hơn. Khi cố rặn cũng làm tăng áp lực máu (biểu hiện mặt đỏ), nên rất nguy hiểm cho người cao huyết áp, người bị bệnh tim mạch (dễ bị đột quỵ khi đi tiểu). Táo bón lâu ngày có thể gây nên ung thư trực tràng. Vì vậy, khi bị táo bón kéo dài, màu sắc phân thay đổi (thường có máu và chất nhầy trong phân, máu có thể đỏ tươi nhưng thường là lờ lờ máu cá, đau bụng, đầy bụng chướng hơi, sụt cân, ăn giảm…) cần phải đi khám ngay.
    Do đặc thù công việc là phải ngồi một chỗ nên rất nhiều nhân viên văn phòng mắc chứng táo bón
    Mẹo chữa táo bón cho dân công sở
    Do  ít vận động, uống nhiều trà hoặc cà phê, làm việc căng thẳng, dân văn  phòng dễ bị táo bón. Một số mẹo vặt sẽ giúp chứng này được cải thiện.  Nếu bạn là nạn nhân của chứng táo bón, đừng quá lo lắng.
    Để cải thiện  tình hình, hãy tuân thủ theo các nguyên tắc sau đây:
    • Uống một cốc sữa ấm trước khi đi ngủ. Điều này giúp cho cơ thể bạn sẽ dễ  dàng bài tiết ra những chất cặn bã để “tống khứ” ra bên ngoài vào sáng  hôm sau. Trong trường hợp bạn bị táo bón nặng, hãy hoà thêm hai thìa cà phê thầu dầu vào trong cốc sữa.
    • Uống một cốc lớn nước ấm và đi bộ khoảng vài phút ngay lập tức sau khi thức dậy vào buổi sáng.
    • Uống nước chanh pha lẫn với nước ấm 2 – 3 lần mỗi ngày.
    • Ăn những loại thực phẩm dễ tiêu hoá. Bổ sung nhiều rau, củ quả để tăng cường chất xơ.
    • Chỉ ăn khi đói, không nên ăn thành nhiều bữa và mỗi bữa ăn nên cách nhau bốn tiếng.
    • Đối với nhân viên một số ngành nghề đòi hỏi phải ngồi lâu như thợ may, nhân viên vi tính, lái xe… nên tận dụng thời gian rảnh rỗi để vận động cơ thể phòng ngừa táo bón và tập một thói quen đi đại tiện đúng giờ.
    • Luyện tập đều đặn. Đây chính là phương thuốc hữu hiệu giúp phòng ngừa và điều trị bệnh táo bón.
    • Ngủ đủ giấc. Thiếu ngủ cũng chính là một trong số những thủ phạm gây táo bón. Chính vì thế, nếu không muốn bị chứng táo bón hoành hành, bạn cần ngủ khoảng 8 tiếng mỗi ngày.
    • Nên hạn chế những đồ ăn khô như đậu tương, lạc, snack,,,
    • Tránh xa thuốc lá, cà phê và trà đặc.
    • Trong trường hợp nếu đi đại tiện ra máu, đau bụng hoặc táo bón liên tục trên 3 tuần bạn nên đi khám bác sĩ. Một người nhất là phụ nữ ngoài 40 tuổi nếu đang đi đại tiện bình thường bỗng nhiên táo bón có thể đã mắc một bệnh nghiêm trọng như khối u chẳng hạn. Táo bón kéo dài có thể kèm theo các triệu chứng khác như ngứa ngáy hoặc rách hậu môn.

    Bổ sung lượng nước mỗi ngày để phòng chống táo bón

    Mách bạn:
    Một số thực phẩm thông thường có tác dụng nhuận tràng rất tốt cho người bị táo bón:
    Rau: rau đay, mồng tơi, rau khoai lang, rau sam, rau má, rau cải trắng, rau cần, rau chân vịt, rau càng cua, mướp đắng…;
    Trái cây: Đu đủ, thanh long, bưởi, cam, quýt, chuối, dứa, táo, lê…;
    Củ quả: Củ cải trắng, bí đỏ, dưa leo, khoai lang nghệ, khoai tây cả vỏ,…;
    Ngũ cốc, đậu đỗ: Mè, đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen cả vỏ, gạo lức…
    Và các loại khác: rau câu, sương sâm, ..
    Để chữa trị cần tìm hiểu nguyên nhân gây táo bón (tuy nhiên có tới 41% chẩn đoán không tìm ra nguyên nhân), phải thay đổi chế độ ăn như ăn nhiều chất xơ, chất bã (200 – 300g/lần/ngày), ăn các thứ nhuận tràng, uống nhiều nước và năng vận động, tập luyện thể thao…    

     Dược sĩ Hưng


    santafe-tao-bon

    SANTAFE – XUA TAN NỖI LO TÁO BÓN

    Xem chi tiết tại đây.

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần
    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương
    Khi sử dụng V-Sorento – Hỗ trợ chữa trị viêm đại tràng, các triệu trứng viêm đại tràng của tôi đã được cải thiện rõ rêt.
    Nguyễn Cường, 60 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội