HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Kiến thức y khoa

    Một số nguyên nhân khiến mẹ chăm con mãi vẫn còi

    Các bà mẹ thường có những sai lầm khiến trẻ chán ăn, biếng ăn hoặc ăn không đủ dưỡng chất. Dưới đây là những sai lầm thường thấy khi cho trẻ ăn:

    1. Trộn sữa vào nhiều loại nước
     
    Nhiều cha mẹ lo bé không uống đủ sữa nên quyết định trộn sữa công thức vào nước quả, nước khoáng, nước rau… cho bé.
     
    Thực tế: Sữa bán trên thị trường đã được nhà sản xuất cân bằng thành phần dinh dưỡng. Nếu trộn sữa lung tung, bé có thể bị tiêu chảy. Hoặc dẫn tới tình trạng lãng phí. Chẳng hạn, nếu đem sữa công thức pha với nước khoáng sẽ dẫn tới việc thừa hàm lượng chất khoáng vì bản thân chất khoáng có trong nước khoáng đã khá cao.
     
     
    Pha sữa chho bé vào nhiều loại nước khác nhau khiến bé có thể bị tiêu chảy 
     
    Vì thế, chỉ nên pha sữa công thức với nước lọc (ấm) thông thường.
     
    2. Nghiện khoai tây, carrot
     
    Một số cha mẹ cho rằng, hai loại củ này dồi dào dinh dưỡng, nên cho bé ăn nhiều.
     
    Thực tế: Khoai tây, carrot thuộc nhóm “thức ăn có đường”. Luợng đường trong đó cao hơn trong các loại rau xanh. Nếu cho ăn nhiều, bé sẽ hấp thu quá lượng đường cho phép, không những không phải triển chiều cao mà còn trở nên còi cọc và lùn hơn. Vì thế, món nào cũng nên cho bé ăn điều độ, không nên lạm dụng.
     
     
    Khoai và cà rốt ăn nhiều có thể khiến bé còi cọc hơn
     
    3. Hầm xương lấy nước
     
    Nhiều người mẹ chịu khó hầm xương, lấy nước để nấu bột (cháo) cho con. Họ nghĩ, nước xương chứa nhiều chất dinh dưỡng, thậm chí còn tốt hơn cả thịt nạc.
     
    Khi được hỏi “Nếu ăn canh xúp này liên tục trong một tuần, chị ăn nổi không?” thì các bà mẹ mới nhận ra sai lầm của mình. Trẻ nhỏ nhưng cũng đã biết thưởng thức mùi vị, ăn mãi nước xương làm sao mà không ngán và không phải món ngon của mẹ luôn là món ngon của con. Vì thế cho trẻ ăn uống đa dạng, đổi món thường xuyên mới là cách tốt nhất để trẻ nhận được nhiều loại chất dinh dưỡng mà không bị ngán.
     
     
    Nước hầm xương tuy ngọt và thơm nhưng ăn mãi cũng khiến bé ngán
     
    Thực tế: Nước xương chỉ có vị ngọt và thơm. Protein thường bị giữ lại trong thịt và xương. Vì thế, bé cần được ăn cả phần thịt và phần nước để ngăn ngừa thiếu chất.
     
    4. Nấu một nồi to, hâm đi hâm lại
     
    Do bận rộn, một số bà mẹ đã phải làm cách này vì thời gian hầm một nồi cháo khá lâu mà bé thì ăn mỗi bữa không nhiều. Điều này rất sai lầm vì khi bạn nấu một nồi cháo đầy đủ dinh dưỡng, chỉ cần hâm lại thì lượng vitamin trong rau sẽ mất rất nhiều và có mùi vị khó ăn, trẻ cũng sẽ rất ngán vì phải ăn 3 bữa có cùng mùi vị.
     
    Tại sao bạn không hầm một nồi cháo trắng khoảng 3 chén, sau đó múc ra 1 chén để nấu riêng với thịt heo, rau mồng tơi… để ăn sáng, cất phần cháo trắng còn lại vào tủ lạnh rồi bữa trưa múc ra 1 chén để nấu với thịt bò, rau lang…, chén cháo còn lại nấu chung với đậu hũ, bí đỏ… chẳng hạn. Lưu ý phần rau củ nên băm nhỏ để trẻ nhận được đủ chất dinh dưỡng, rau chỉ nên nấu một lần.
     
     
    Hâm đi hâm lại thức ăn là sai lầm của các bậc phụ huynh vì như thế sẽ mất đi chất dinh dưỡng và vitamin
     
    5. Lạm dụng máy xay sinh tố
     
    Có nhiều trẻ lớn 3-4 tuổi, mọc đủ răng rồi mà vẫn phải cậy nhờ vào máy xay sinh tố vì cứ ăn thứ gì lợn cợn vào cũng bị nhợn ói. Điều này thường xảy ra ở những trẻ “con cưng” mà bà mẹ thì quá sợ việc trẻ nhợn ói.
     
    Để tránh điều này, bạn nên tập trẻ ăn những thức ăn phù hợp trong từng thời điểm: 6 tháng tuổi tập ăn bột loãng rồi sệt dần, 7-8 tháng ăn cháo nhuyễn hoặc bột đặc, 12 tháng tập quen với cháo nấu còn hột và các thức ăn mềm (như phở, bún, nui…), 2 tuổi mọc đủ răng hàm thì ăn cơm.
     
    Khi chuyển tiếp chế độ ăn, những bữa đầu mới tập có thể trẻ sẽ nhợn ói nhưng sau đó sẽ quen dần. Nên chuyển đổi dần dần để trẻ dễ thích nghi. “Cai” máy xay sinh tố bằng cách xay thô dần (thời gian xay ngắn lại), sau đó ăn cháo nấu đánh qua rây inox có lỗ hơi to, chuyển dần với cháo hột, cháo đặc, cơm nhão chan canh, rồi cơm hột.
     
    6. Mua cháo dinh dưỡng cho con ăn
     
    Không ít cha mẹ mua cháo bán sẵn ngoài hàng (hoặc cho bé ra hàng) ăn cháo. Nhiều cha mẹ ưa chuộng cháo dinh dưỡng (nutritious porridge) trong quá trình nuôi con.
     
    Thực tế: Khá nhiều bé ăn cháo “vỉa hè” không lên cân tốt vì cháo loại này không đủ chất cho bé. Một số bé phải nhập viện do nôn trớ hay tiêu chảy vì những sản phẩm được quảng cáo là “cháo dinh dưỡng”. Cha mẹ nên tránh những sản phẩm cháo dành cho bé không rõ nguồn gốc. Nếu không, nên mua cháo trắng mang về nấu lại rồi thêm dầu, trứng… vào cháo trước khi cho bé ăn.
     
    Lưu ý cảm giác khi nêm thức ăn
     
    Trẻ nhỏ có vị giác tốt hơn người lớn rất nhiều vì khi càng lớn tuổi thì lưỡi càng bị “chai”. Nhiều người khi về già thì bị mất một phần cảm xúc vị giác. Vì vậy, khi nêm nếm thức ăn cho trẻ, bạn cần nêm nhạt hơn cảm giác ở lưỡi của bạn một chút. Nếu bạn nêm vừa cảm giác ở lưỡi của bạn thì có thể đã quá mặn hoặc quá ngọt so với trẻ.
     

     

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang
    Khi sử dụng V-Sorento – Hỗ trợ chữa trị viêm đại tràng, các triệu trứng viêm đại tràng của tôi đã được cải thiện rõ rêt.
    Nguyễn Cường, 60 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần