HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Bệnh tiêu hóa

    Nỗi lo tiêu chảy cấp ở trẻ trong mùa đông

    Theo thống kê thì tiêu chảy cấp là một trong những bệnh chiếm tỷ lệ tử vong cao nhất ở trẻ em Việt Nam hiện nay.
    Nguyên nhân gây tiêu chảy cấp ở trẻ
    Tiêu chảy là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong cho trẻ em các nước đang phát triển. Ở trẻ dưới 3 tuổi thì trung bình mỗi năm có thể bị mắc 1-3 đợt bệnh tiêu chảy. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm ước tính có tới 1,3 tỷ lượt trẻ em dưới 5 tuổi mắc tiêu chảy và 4 triệu trẻ chết vì bệnh này. Khi một trẻ đi đại tiện nhiều lần (trên 3 lần/ngày trong vòng 24 giờ), phân loãng và nhiều nước thì được gọi là trẻ bị tiêu chảy.
    Bệnh tiêu chảy cấp thường diễn ra dưới 5 ngày, nếu tiêu chảy kéo dài trên 2 tuần là tiêu chảy kéo dài. Trẻ bị tiêu chảy có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng thường gặp nhất là do đường ruột trẻ bị nhiễm virut, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng.
    Theo thống kê của WHO thì có sự khác biệt theo mùa ở nhiều vùng khác nhau. Ở những vùng ôn đới, tiêu chảy do vi khuẩn thường xảy ra vào mùa nóng; ngược lại, tiêu chảy do virut, đặc biệt là Rotavirus lại xảy ra cao điểm vào mùa đông.
    Ở những vùng nhiệt đới, tiêu chảy do Rotavirus xảy ra quanh năm nhưng tăng vào các tháng khô và lạnh; ngược lại, tiêu chảy do vi khuẩn lại cao điểm vào mùa mưa và nóng. Ngoài Rotavirus thì một số vi khuẩn như E.coli, Campylobacter hoặc hiếm gặp hơn như Shigella, Salmonella, V. cholerae và một số ký sinh trùng như các loại giun hoặc amip cũng gây nên tiêu chảy cho trẻ.
    Để xác định nguyên nhân gây tiêu chảy, ngày nay, các phòng thí nghiệm vi sinh y học đã có đủ cơ sở, trang thiết bị và sinh vật vật phẩm để tiến hành xác định khi có trường hợp tiêu chảy xảy ra, nhất là khi có nguy cơ thành dịch bệnh.
    Tiêu chảy cấp là chứng bệnh thường gặp ở trẻ, nhất là khi thời tiết giao mùa
    Ngoài ra, trẻ bị tiêu chảy có thể do dị ứng với thức ăn, không dung nạp thức ăn (thức ăn không thích hợp với đường tiêu hóa của trẻ), chế độ ăn không phù hợp với lứa tuổi hoặc gặp ở một số trẻ do sử dụng kháng sinh kéo dài để điều trị một bệnh nhiễm khuẩn nào đó hoặc do người lớn dùng sai chỉ định của bác sĩ khám bệnh cho trẻ…
    Những tập quán làm tăng nguy cơ tiêu chảy như: không nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 4 – 6 tháng đầu hoặc có tập quán cai sữa trước 1 tuổi hoặc có thể gặp ở trẻ bú bình (do bình không vô khuẩn), dùng nước uống đã bị nhiễm các vi khuẩn đường ruột. Không rửa tay sau khi đi ngoài, sau khi dọn phân hoặc trước khi chuẩn bị thức ăn, hoặc không xử lý phân một cách hợp vệ sinh (đặc biệt là phân trẻ nhỏ) cũng là những yếu tố thuận lợi gây tiêu chảy ở trẻ.
    Cũng có thể gặp tiêu chảy ở trẻ còi xương – suy dinh dưỡng, trẻ mắc bệnh AIDS do bị suy giảm miễn dịch không có khả năng chống đỡ với tác nhân gây bệnh. Mùa lạnh – Cao điểm bệnh tiêu chảy ở trẻ em 1 Cần cho trẻ rửa tay trước khi ăn để phòng tiêu chảy.
    Tiêu chảy có nguy hiểm?
    Thông thường, người ta dựa vào tính chất của tiêu chảy để phân loại thành tiêu chảy cấp tính và tiêu chảy mạn tính (tiêu chảy kéo dài). Tiêu chảy cấp tính xuất hiện phân lỏng cấp tính gây mất nước, chất điện giải một cách dồn dập cho nên trẻ dễ bị trụy tim mạch, nhiễm độc độc tố và có thể tử vong nếu cấp cứu không kịp thời hoặc cấp cứu muộn.
    Nếu tiêu chảy có kèm theo ra máu, máu hòa lẫn với phân tạo nên phân có màu như máu cá thường do vi khuẩn lỵ (Shigella) và được gọi là hội chứng lỵ. Với thể này, trẻ cũng rất dễ bị mất nước và chất điện giải cấp tính, kèm theo nhiễm độc độc tố của vi khuẩn lỵ, bệnh nhi có thể trở nên nguy kịch nếu không cấp cứu kịp thời thì tính mạng của trẻ cũng có thể bị đe dọa.
    Khi bệnh tiêu chảy khởi đầu cấp tính nhưng kéo dài bất thường (ít nhất là 14 ngày). Bắt đầu mỗi đợt có thể là tiêu chảy phân lỏng cấp hoặc là hội chứng lỵ. Bệnh nhân thường bị sút cân rõ rệt. Lượng phân đào thải nhiều gây nguy cơ mất nước, rối loạn chất điện giải. Khi bị mất nước, điện giải ít thì trẻ quấy khóc, vật vã hoặc lờ đờ, khát nước, nước tiểu giảm khối lượng, khóc không có nước mắt, mắt trũng, miệng khô, thở nhanh, sâu hơn bình thường, mạch nhanh nhỏ, thóp lõm, huyết áp tụt.
    Khi tiêu chảy kéo dài sẽ làm trẻ suy dinh dưỡng và các hoạt động của các cơ quan khác cũng sẽ bị rối loạn một cách nghiêm trọng, đặc biệt là gây nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn và có thể dẫn đến tử vong.
    Điều trị tiêu chảy cấp như thế nào?
    Điều trị chủ yếu là bù nước và điện giải, trên nguyên tắc đánh giá đúng tình trạng mất nước:
    Mất nước nhẹ: Bồi phụ nước bằng đường uống khi còn uống được, thường dùng oresol pha trong 1 lít nước. Nếu không có oresol thì dùng nước cháo muối.
    Mất nước nặng: Biểu hiện mắt trũng, môi khô, da nhăn nheo. Khi lượng nước mất lớn hơn 5% trọng lượng cơ thể hoặc khi uống không có kết quả thì phải bù nước bằng truyền tĩnh mạch. Kháng sinh được chỉ định cho những bệnh nhân có dấu hiệu tiêu chảy xâm nhiễm (có bạch cầu trong phân). Tùy theo nguyên nhân mà sử dụng kháng sinh thích hợp. Tuy nhiên cần phải phân biệt với các trường hợp tiêu chảy do Enterovirus (hay gây dịch nhỏ khu trú và chủ yếu ở trẻ em).
    Khi điều trị tiêu chảy, ngoài bù nước, điện giải và thuốc men còn cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng thích hợp. Người bệnh bị tiêu chảy, khả năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn kém do vậy thức ăn cần chế biến kỹ, nấu nhuyễn dễ tiêu hóa hợp khẩu vị, đảm bảo đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng. Không kiêng khem quá mức.
    Cho bé ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, tránh kiêng khem quá mức
    Phòng bệnh
    Tiêu chảy cấp lây truyền chủ yếu do tay bẩn, do thức ăn hoặc trung gian ruồi nhặng, gián chuột… Người là nguồn lây duy nhất. Vì vậy phòng bệnh là yêu cầu cấp thiết, cụ thể cần được thực hiện nghiêm túc các vấn đề sau:
    Tạo thói quen vệ sinh cá nhân tốt: Không nên ăn sống, ăn đồ lạnh, nên ăn thức ăn chín, uống nước sôi, rửa sạch chân tay, đặc biệt là phải rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; ra ngoài nhất định phải chú ý tới vấn đề vệ sinh và an toàn thực phẩm.
    Khử trùng bát đũa: Dụng cụ dùng trong ăn uống (thớt, kéo, máy nghiền, các đồ đựng) vệ sinh sạch sẽ sau khi dùng, trước khi dùng nên khử trùng.
    Bảo quản thức ăn: Thức ăn đặt trong tủ lạnh nên để trong hộp sạch sẽ. Phải nấu kỹ trước khi ăn.
    Giữ bầu không khí trong lành
    Do vì thời tiết bắt đầu se lạnh, nếu sợ lạnh mà đóng chặt cửa sổ, khiến cho không khí trong nhà không lưu thông có thể giảm thiểu cơ hội cảm nhiễm của khuẩn bệnh.
    Không nên tới bệnh viện tập trung nhiều bệnh nhân, hạn chế tới những nơi công cộng, giảm thiểu tiếp xúc cơ hội tiếp xúc với người bị bệnh tiêu chảy. Chú ý rèn luyện sức khỏe, tăng cường thể chất; đảm bảo ngủ đủ giấc và giàu dinh dưỡng, có tác dụng phòng bệnh truyền nhiễm đường ruột. chú ý giữ ấm, mặc quần áo cho bé sao cho phù hợp theo sự biến đổi của thời tiết.
    Khi bé bị bệnh tiêu chảy sẽ khiến cho thể chất giảm xuống, có thể dẫn tới thiếu nguyên tố vi lượng, khả năng miễn dịch giảm. Tiêu chảy là bệnh thường xảy ra ở trẻ nhỏ, nếu làm tốt công tác phòng bệnh cho bé có thể tránh được bệnh.
     Dược sĩ Hưng

    bioking-men-tieu-hoa-song

    BIO KING – SỨC MẠNH MEN TIÊU HÓA
    Xem chi tiết tại đây.

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi đã mua Canxi King cho cháu nhà tôi uống. Sản phẩm rất tốt và dễ uống.
    Nguyễn Minh, Khu D8, Thành Công, Đống Đa, Hà Nội
    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần
    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương