HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Các bệnh khác

    Nguyên nhân gây nấc cụt và mẹo chữa nấc cụt hiệu quả

    Nấc là một hiện tượng trong phản ứng tự nhiên của cơ thể khi dây thần kinh phế vị dẫn truyền thông tin từ bụng lên não bị kích thích. Đây là tình trạng mà bất kỳ ai cũng có thể mắc phải ít nhất vài lần. Một đợt nấc cụt thường chỉ diễn ra vài phút, nhưng cũng có thể kéo dài trong nhiều giờ hoặc 1-2 ngày, thậm chí nhiều năm.
     
    Nấc cụt nếu chỉ diễn ra từ vài phút đến ít hơn 24 giờ thì hiện tượng này thường không ảnh hưởng đến sức khỏe và không cần bất kỳ sự can thiệp nào, mặc dù có nhiều phương thức điều trị tại gia (hay còn được gọi là “mẹo”) được nhiều người áp dụng để rút ngắn thời gian nấc. Nhưng nếu kéo dài quá 48 giờ hoặc tái phát theo chu kỳ thì thường do bệnh lý. Tần số của nấc cụt thay đổi ở mỗi người, khoảng 2-60 cái/phút.
     
    Nguyên nhân nấc cụt
     
    Có nhiều trường hợp tự phát sinh nấc cụt, tuy nhiên nấc cụt có thể phát sinh do nhiều sự kiện đặc trưng như thiếu nước, ăn quá nhanh, đói trong thời gian dài, dùng đồ uống lạnh trong khi đang ăn đồ ăn nóng, ợ, ăn đồ ăn cay hay có gia vị kích thích, cười lớn, ho, uống quá nhiều đồ uống có cồn, khóc lóc (thổn thức gây ra luồng khí đi vào ổ bụng), một số trường hợp hút thuốc (thuốc lá hoặc một số loại khói thuốc khác như ma túy, có thể gây ra ho), thiếu cân bằng điện giải, nói một hơi quá dài, làm sạch cuống họng, do một số loại thuốc kích thích giảm đau mạnh như Heroin, Morphine, và Oxycodone hay do thiếu vitamins.
     
    Nấc có thể xảy ra do áp lực lên thần kinh cơ hoành bởi các kết cấu tổ chức giải phẫu khác, hay do có cảm giác có thức ăn trong thực quản, đôi khi (hiếm) do các khối u hay bệnh lý ở cật. Tổ chức ung thư Hoa Kỳ báo cáo rằng 30% số bệnh nhân của các liệu pháp hóa học trải qua nấc cụt do ảnh hưởng của điều trị.
     
     
    Cách chữa nấc cụt, mẹo chữa nấc cụt
     
    Nấc cụt thông thường tự khỏi mà không cần bất cứ sự can thiệp y học nào; trong hầu hết các trường hợp nó có thể hết đơn giản bằng cách không nghĩ đến nó nữa. Tuy nhiên, có một số cách điều trị được ghi chép lại đối với các trường hợp nấc thông thường. Một số cách chữa trị thông thường tại nhà như : dọa cho người bị nấc sợ, gây cho họ chú ý đến việc khác, uống nước (đôi khi theo những cách không chính thống), hay cố tình thay đổi cách hít thở ….
     
    Nấc cụt xảy ra do sự co thắt đột ngột của cơ hoành, thường sẽ tự hết. Nếu muốn hết ngay, tùy điều kiện và sở thích, bạn có thể áp dụng một trong những cách sau:
     
    – Uống nước từng ngụm nhỏ liên tục, cơn nấc sẽ giảm dần rồi hết.
     
    – Ăn đường: Khi bị nấc, cách chữa mẹo khá hiệu quả ngậm một thìa đường trong miệng. Khi đặt một thìa đường vào cuối lưỡi, cảm giác ngọt sẽ đánh lừa sự khó chịu và làm tan các cơn nấc.
     
    – Áp hai viên đá lạnh vào hai bên hầu. Chỉ cần hơn một phút, bạn sẽ thấy ngay hiệu quả, sự co giật biến mất.
     
    – Cù buồn: Dùng một tăm bông để khua nhẹ trên vòm miệng tạo cảm giác buồn nhồn nhột sẽ có tác dụng chữa mẹo nấc, làm cho người bị nấc quên đi cơn nấc và chứng nấc sẽ tự khỏi.
     
    – Nín thở: Khi bị nấc, có thể dùng tay bịt mũi trong vài giây để ngăn cơn nấc. Khi bịt mũi, miệng ngậm lại để không khí không thoát ra ngoài, giống như chuẩn bị nhảy xuống bể bơi. Ngay khi cơn nấc dừng lại, hãy hít một hơi thật sâu rổi thở đều để kích thích máu lưu thông lên não.
     
    – Nếu muốn chữa nấc cho người khác, bạn có thể làm một động tác gây giật mình (chẳng hạn như hù đột ngột hoặc bất ngờ xuất hiện đập mạnh vào vai, hay đập vỡ một túi giấy được thổi căng bên tai… Việc bất ngờ tạo ra một cuộc tranh luận hay cãi cọ nho nhỏ cũng khiến nạn nhân vì tập trung “chiến đấu” mà hết cả nấc. Cách chữa mẹo này sẽ tạo âm thanh kích thích các dây thần kinh thính giác lan truyền rung động tới các dây thần kinh phế vị chấm dứt nấc.
     
    – Há miệng hít thở sâu, lấy đầy hơi vào lồng ngực nhưng giữ khí lại mà không thở ra trong vòng 10 – 15 giây. Làm lại mấy lần như vậy, bạn sẽ hết nấc.
     
    – Ép nhẹ hai ngón tay vào chỗ động mạch hai bên cổ, tăng dần sức ép cho đến khi có cảm giác tức (trẻ nhỏ sẽ gạt tay ra) thì giảm bớt lực ép. Làm khoảng 5 – 6 lần là khỏi.
     
    – Lấy bột tiêu để trước mũi, hít ngửi, bạn sẽ hắt hơi mạnh và hết nấc.
     
    – Đưa lưỡi ra ngoài hết cỡ và giữ như vậy trong 5 giây. Lặp lại 5 – 6 lần. Cơn nấc sẽ chấm dứt.
     
    – Bịt chặt lỗ tai (tiện nhất là dùng hai ngón tay trỏ) trong khoảng 3 phút, sau đó uống vài ngụm nước lạnh, bạn sẽ hết nấc. Cách làm này khá hiệu quả bởi các dây thần kinh phế vị cũng liên quan tới hệ thống thính giác. Bằng cách kích thích đầu cuối dây thần kinh tại vùng tai, các dây thần kinh phế vị hoạt động tích cực. Tuy nhiên, việc ấn tay phải hết sức nhẹ nhàng và không được đặt  quá sâu vào trong tai.
     
    – Với trẻ em, bạn nên áp dụng những cách “nhẹ nhàng” như cho uống nước từng ngụm, cù nhẹ hay kể chuyện hài hước cho bé cười nắc nẻ, cho trẻ ngậm một thìa đường và nuốt dần…
     
    – Ngoài ra bạn cũng có thể áp dụng cách của ông bà xưa là hãy uống một ly nước bằng mép ly đối diện. Thông thường, khi uống nước, bạn uống ở mép ly gần bạn và môi trên nằm trong vòng tròn của vành ly. Tuy nhiên khi nấc cụt, hãy uống ở mép ly bên kia, sao cho môi dưới nằm trong vòng tròn của vành ly.
     
     
    Phòng tránh nấc cụt
     
    – Để ngăn ngừa cơn nấc, bạn không nên ăn quá nhanh. Ăn quá nhanh cũng là một trong những nguyên nhân gây nấc. Lý do, khi ăn nhanh, thức ăn không được nhai kỹ, tạo nên nhiều khe hở và không khí trong thức ăn theo vào dạ dày. Đây chính là nguyên nhân tác động đến hoạt động của dây thần kinh phế vị, gây nấc.
     
    – Không ăn các gia vị cay, nóng. Nếu hay bị nấc, đừng ăn quá nhiều đồ gia vị cay nóng, các đồ uống có cồn và chất kích thích. Bột ớt, tiêu và nhiều loại gia vị trong thức ăn cũng có thể khiến cho cơn nấc trở nên khó chấm dứt hơn. Lý do, các loại gia vị có thể gây ra tình trạng khó chịu, khó tiêu trong dạ dày. Một số loại gia vị còn tạo sự khó chịu từ thực quản xuống dạ dày và trào lên thực quản, gây nấc.
     
    – Không ăn quá nhiều, quá no. Ăn quá nhiều, quá no cũng có thể dẫn tới hiện tượng nấc. Để khắc phục tình trạng nấc do hoạt động của dây thần kinh phế vị bị dừng lại, nên nhai thật kỹ thức ăn và nuốt  từ từ để làm giảm lượng khí đi vào dạ dày.
     
    – Tránh uống đồ có cồn: Đồ uống có chứa cồn có thể gây kích thích thực quản và dạ dày. Khi uống các loại đồ uống có chứa cồn với một lượng lớn có thể khiến thực quản làm việc nhiều, bị giãn nở và đây cũng là nguyên nhân gây nấc.
     
    Nếu cơn nấc xuất hiện thường xuyên hoặc kéo dài, bạn nên đi khám, vì đôi khi nấc là nấu hiệu của bệnh lý nào đó dẫn đến kích thích cơ hoành, chẳng hạn như bệnh màng phổi, viêm phổi, viêm gan, rối loạn dạ dày – thực quản…
     

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi đã mua Canxi King cho cháu nhà tôi uống. Sản phẩm rất tốt và dễ uống.
    Nguyễn Minh, Khu D8, Thành Công, Đống Đa, Hà Nội
    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần
    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang