HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Thuốc quý quanh ta

    Hoa tầm xuân làm thuốc

    Trong dân gian tầm xuân còn có tên gọi khác như hoa dã tường vi, thập tỉ muội…thường được dùng làm cây cảnh sân vườn, trang trí trên ban công, hiên nhà hay ở ngoài hàng rào. Nhưng ít ai biết được rằng, hoa tầm xuân còn được biết đến là một vị thuốc tốt trong việc hỗ trợ và điều trị một số bệnh.

    Trong Đông y, tất cả các bộ phận của cây tầm xuân được dùng làm thuốc (hoa, quả, lá, rễ), với các công dụng thanh nhiệt, lợi thấp, hoạt huyết, chỉ huyết, trừ phong, giải độc, tiêu viêm, giảm đau nhức. Thường dùng chữa chứng hoàng đản (vàng da), thuỷ thũng, lỵ, tiêu khát, bĩ tích, đái dầm. Hoa dùng chữa cảm nắng nóng mùa hè (trúng thử) nôn ra máu, chảy máu cam, rong huyết, rét cơn, bướu giáp, tiểu đường. Lá có tác dụng sinh cơ, chữa ung nhọt, viêm loét chi dưới, nhọt độc, phù nề. Rễ chữa hoàng đản, phế ung, chảy máu các loại, viêm khớp, liệt mặt, liệt nửa người do tai biến mạch máu não sau tăng huyết áp, ngứa lở ngoài da, lở loét miệng, bỏng…

    hoa tầm xuân làm thuốc

    Tầm xuân không những làm cảnh mà còn có tác dụng chữa bệnh rất  hiệu quả

    Tầm xuân là loài cây nhỏ, họ Hoa hồng, thân cành mềm mại, có thể đan tết thành nhiều hình dạng khác nhau theo ý muốn. Có thể đặt ở phòng khách, phòng sách, với vẻ cổ kính và tao nhã sẽ làm tăng thêm vẻ xuân sắc cho căn nhà. Dùng hoa tầm xuân để trang trí cho hành lang mái hiên là hợp lý nhất. Mùa xuân thì thưởng hoa, mùa hè thì ngắm cành lá. Cành lá tầm xuân rủ xuống đung đưa theo gió tạo nên cảnh sắc đầy khêu gợi. Theo quan niệm của Y học cổ truyền, tầm xuân có công dụng thanh nhiệt lợi thấp, trừ phong, hoạt huyết chỉ huyết, giải độc giảm đau, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như hoàng đản, thuỷ thũng, lỵ tật, tiêu khát, bĩ tích, đái dầm ở trẻ em… Tuỳ theo từng bộ phận của tầm xuân mà tác dụng chữa bệnh cũng có những đặc điểm khác nhau.

    Theo tài liệu của Nga. Hoa tầm xuân có tác dụng tương tự hoa hồng nên có thể thay thế cho nhau để chữa bệnh khi cần thiết.

    Quả tầm xuân có lượng vitamin C cao gấp 50 lần quả chanh và 100 lần quả táo. Ngoài ra còn có nhiều B1, B2, phốt pho, kali. Để chữa cảm cúm viêm phổi tốt hơn thì có thể phối hợp 2 phần quả tầm xuân khô với 1 phần lá tầm ma (urtica dioica) khô. Sắc uống ngày 2 lần và mỗi lần 1/2 cốc cùng mật ong. Nếu phối hợp nước chiết quả tầm xuân với nước củ cà rốt thì ta có một hỗn hợp chứa đủ các vitamin cần thiết cho cơ thể.

    Hoa tầm xuân dùng để chữa các chứng bệnh

    * Cảm nắng, cảm nóng vào mùa hạ có các triệu chứng tức ngực, buồn nôn và nôn, có thể có nôn ra máu, môi khô miệng khát, chán ăn, mệt mỏi: Dùng Hoa tầm xuân 3 – 9g sắc uống hoặc Hoa tầm xuân 5g, Thiên hoa phấn 10g, Sinh thạch cao 30g, Mạch môn 15g, sắc uống hoặc Hoa tầm xuân 10g và Hoa đậu ván trắng 10g, hãm với nước sôi, chế thêm một chút đường phèn, uống thay trà.

    * Nôn ra máu và chảy máu cam: Dùng Hoa tầm xuân 6g, Bạch cập 15g và Rễ cỏ tranh 30g, sắc uống.

    * Ngược tật (sốt rét): Dùng Hoa tầm xuân sắc uống thay trà.

    * Bướu tuyến giáp: Dùng Hoa tầm xuân 5g, Hoa hậu phác 5g, Hoa chỉ xác 5g và hoa hồng 5g, sắc uống.

    * Đái đường và viêm loét niêm mạc miệng mạn tính: Dùng sương đọng trên hoa tầm xuân vào buổi sớm 30 ml pha chút nước ấm uống hàng ngày.

    công dụng của hoa tầm xuân

    Hoa tầm xuân có tác dụng chữa nhiều bệnh

    Lá tầm xuân có tác dụng sinh cơ và làm liền nhanh vết thương

    * Ung nhọt có mủ nhưng chưa bị loét: Dùng Lá tầm xuân sấy khô tán bột, trộn với mật ong và giấm đắp lên tổn thương.

    * Viêm loét chi dưới: Dùng Lá tầm xuân không kể liều lượng nấu nước rửa vết thương.

    * Nhọt độc sưng nề nhiều: Dùng Lá và Cành non tầm xuân rửa sạch, giã nát với một chút muối ăn rồi đắp lên tổn thương.

    Rễ tầm xuân vị đắng hơi sáp, tính bình, có công dụng thanh nhiệt lợi thấp, trừ phong, hoạt huyết và giải độc, được dùng để chữa nhiều chứng bệnh

    * Liệt mặt và di chứng liệt nửa người do cao huyết áp: Dùng Rễ tầm xuân 15 – 30g sắc uống.

    * Chảy máu cam mạn tính: Dùng Vỏ rễ tầm xuân 60g hầm với thịt vịt già ăn.

    * Ghẻ về mùa hè: Dùng Rễ tầm xuân tươi sắc uống thay trà.

    * Đau răng và viêm loét miệng: Dùng Rễ tầm xuân sắc uống hoặc ngậm.

    * Viêm khớp, liệt bại nửa người, kinh nguyệt không đều, khí hư và tiểu tiện không tự chủ: Dùng Rễ tầm xuân 15 – 30g sắc uống.

    * Hoàng đản (vàng da do nhiều nguyên nhân): Dùng Rễ tầm xuân 15 – 24g hầm với 60g thịt lợn nạc, chế thêm một chút rượu vang, chia ăn vài lần trong ngày.

    * Đái dầm trẻ em, người già đi tiểu đêm nhiều lần: Dùng Rễ tầm xuân 30g sắc uống hoặc hầm với thịt lợn ăn.

    * Phế ung (áp xe phổi): Dùng Rễ tầm xuân 15g, Hạt bí đao 30g, Ý dĩ 30g, sắc uống.

    *Thương tổn do trật đả và trĩ xuất huyết: Dùng Rễ tầm xuân tươi 30g rửa sạch, giã vắt nước cốt uống.

    *Vết thương chảy máu: Dùng Rễ tầm xuân lượng vừa đủ, sấy khô tán bột rắc vào tổn thương, cũng có thể trộn với dầu vừng để đắp.

    *Rong huyết: Dùng Rễ tầm xuân 30g, Ngải cứu già đốt tồn tính 10g, Cỏ nhọ nồi 30g, Tiên hạc thảo 30g, sắc uống hàng ngày.

    *Bỏng: Dùng Rễ tầm xuân tươi nấu nước rửa hàng ngày hoặc bột Rễ tầm xuân trộn với dầu vừng đắp

    hoa tầm xuân

    Quả tầm xuân có lượng vitamin C cao gấp 50 lần quả chanh và 100 lần quả táo

    Quả tầm xuân vị chua, tính ấm, có công dụng lợi tiểu thanh nhiệt, hoạt huyết giải độc. Được dùng để chữa các chứng bệnh

    * Phù do viêm thận: Dùng Quả tầm xuân 3 – 6g, Hồng táo 3 quả sắc uống; hoặc Quả tầm xuân 20g, Đại hoàng 3g, sắc chia uống 3 lần trong ngày.

    * Tiểu tiện khó khăn: Dùng Quả tầm xuân 10g, Mã đề 30g và Biển súc 30g, sắc uống.

    * Đau bụng khi hành kinh: Dùng Quả tầm xuân 120g sắc lấy nước hoà thêm một chút đường và rượu vang uống ấm.

    * Táo bón: Dùng Quả tầm xuân 10g, Đại hoàng 3g, sắc uống sẽ giảm dần chứng táo bón

    Kết luận

    Sự tích hoa tầm xuân là 1 câu truyện rất cảm động về tình cảm chị em: Ngày xưa, có hai chị em mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Hàng ngày cô chị phải vào rừng chặt củi bán lấy tiền nuôi em. Một hôm, nhân lúc cô chị đi vắng, một con quỷ đã bắt cậu em, cho vào lồng và treo lên cành cây cao được bao quanh một loại dây leo có rất nhiều gai. Cô chị vì quá thương em nên chăng quản gai sắc cào nát da thịt đã dũng cảm bám dây leo lên cứu cậu em trai của mình. Những giọt máu đào của cô chị rơi đến đâu thì tự biến thành những chùm hoa làm đẹp cho dây leo đến đấy. Có lẽ vì vậy, người đời sau còn gọi hoa tầm xuân là hoa chị em (Tỉ Muội). Biết được điều này, người ta hẳn quý tầm xuân vì giá trị làm thuốc mà lại còn thêm yêu loài hoa này vì vẻ đẹp của giá trị tinh thần.

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang
    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương
    Khi sử dụng V-Sorento – Hỗ trợ chữa trị viêm đại tràng, các triệu trứng viêm đại tràng của tôi đã được cải thiện rõ rêt.
    Nguyễn Cường, 60 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội