HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Các bệnh khác

    Cảnh giác với viêm phổi khi trời rét ở người cao tuổi

    Truy tìm thủ phạm gây viêm phổi ở người cao tuổi

    Nhiều nghiên cứu cho thấy, viêm phổi đã gây ra tử vong cho khoảng 25% cho lứa tuổi trên 65. Ngoài ra, người cao tuổi thường hay mắc các chứng bệnh huyết áp – tim mạch, tiểu đường, ung thư…nên viêm phổi lại càng dễ dàng tấn công hơn.
     
    Nguyên nhân viêm phổi ở người cao tuổi có rất nhiều như do vi sinh vật (vi khuẩn, nấm và virus), do khói bụi (khói thuốc lá, thuốc lào, ô nhiễm môi trường…), hoặc do ít vận động, nằm liệt giường.., trong đó cần đặc biệt chú ý đến nguyên nhân do vi khuẩn và virus. 
     
     
    Viêm phổi là căn bênh vô cùng nguy hiểm đối với ngươi cao tuổi
     
    Viêm phổi ở người cao tuổi khác với người trẻ tuổi, nhiều trường hợp chỉ viêm họng, mũi cũng rất dễ dẫn đến viêm phổi. Một số trường hợp người cao tuổi mắc một số bệnh mạn tính đường hô hấp (bệnh giãn phế quản, khí phế thũng, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hoặc hen suyễn), sức đề kháng của cơ thể giảm xuống thì bệnh bùng phát thành bệnh viêm phổi cấp tính. Đặc biệt là vai trò của một số loài vi khuẩn, bình thường thì chúng sống cộng sinh ở đường hô hấp trên nhưng khi trời lạnh, sức đề kháng suy giảm, chúng tấn công vào đường hô hấp và gây bệnh. Điển hình là vi khuẩn phế cầu (St. pneumoniae), H. influenzae, Staphylococus, Streptococus và một số virus đường hô hấp, vi nấm. Trong một số trường hợp, nhất là người cao tuổi, bệnh viêm phổi thường diễn ra sau khi mắc phải bệnh cúm, cảm lạnh hoặc bị lây bệnh ngay trong bệnh viện (nhiễm khuẩn bệnh viện) do đi khám bệnh hoặc nằm viện điều trị một bệnh nào đó. Đáng lo ngại nhất là người cao tuổi mắc bệnh viêm phổi mà tác nhân gây bệnh là virus, bởi vì với virus thì hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
     
    Cách nhận biết viêm phổi ở người cao tuổi
     
    Đối với người cao tuổi, dấu hiệu lâm sàng của bệnh rất khác so với người trẻ tuổi. Nhiều khi người bệnh không sốt cao, việc đi lại dễ bị ngã, đái dầm dề, tinh thần lú lẫn, có lúc mất định hướng về không gian và thời gian… Thường có dấu hiệu mất nước nặng: môi, lưỡi khô, má hóp và da nhăn nheo.
     
    Một số người cao tuổi mắc một số bệnh mạn tính kéo dài (nằm liệt giường do tai biến mạch máu não hoặc bệnh Parkinson hoặc do biến chứng của thoái hóa khớp, hư khớp rất khó khăn trong việc đi lại) càng dễ mắc bệnh viêm phổi. Tuy vậy, có một số triệu chứng điển hình như thở nhanh nông, đôi khi có thở rít, cánh mũi phập phồng do thiếu dưỡng khí. Triệu chứng ho là hay gặp nhất, đặc biệt là ở những người cao tuổi có bệnh mạn tính về đường hô hấp (viêm họng mạn tính, giãn phế quản, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính). Ho thường có đờm lỏng hoặc đặc quánh, một số trường hợp có dính một ít máu do mao mạch bị vỡ ra, tuy vậy, có một số ít trường hợp không ho.
     
     
    Phổi bình thường và phổi bị viêm
     
    Dấu hiệu hô hấp thường là thở nhanh, nhiều người không ho, không khạc đờm. Hình ảnh Xquang thấy viêm đông đặc phổi biểu hiện bằng hội chứng phế nang cục bộ hoặc rải rác kèm theo có hội chứng phế quản và hội chứng nhu mô có thể làm nhầm lẫn với lao phổi.
     
    Với những biểu hiện không rõ ràng và khác biệt như vậy, việc chẩn đoán viêm phổi ở người cao tuổi gặp nhiều khó khăn. Vì vậy khi khám xét nghiệm lâm sàng, bác sĩ phải cẩn thận, sau đó phải chụp phim để phát hiện tổn thương ở phổi, tiếp theo là xác định nguyên nhân gây bệnh bằng cấy đờm. Ở một số trường hợp người bệnh không ho, khạc đờm được mà phải lấy đờm hoặc dịch tiết phế quản bằng nội soi phế quản, chọc cathéter qua màng nhẫn – giáp… như thế sẽ đạt kết quả tốt hơn.
     
    Phòng và điều trị viêm phổi ở người cao tuổi
     
    Như đã nói ở trên, theo rất nhiều nghiên cứu thì tỷ lệ tử vong do viêm phổi ở người cao tuổi là 25% ở độ tuổi 65, do đó, khi phát hiện người cao tuổi có những triệu chứng của bệnh viêm phổi, thì cần đến khám ngay ở những cơ sở y tế càng sớm càng tốt để tránh gây nguy hiểm cho người bệnh.
     
    Đối với người cao tuổi mắc viêm phổi, nhất là viêm phổi do virut, việc dùng thuốc điều trị rất khó khăn. Vì vậy, cần dùng thuốc gì, dùng trong bao lâu, liều lượng như thế nào là phải được bác sĩ khám bệnh kê đơn và tư vấn sử dụng. Không nên tự mua thuốc để điều trị, nhất là kháng sinh, bởi vì dùng kháng sinh không đúng chỉ định thì bệnh không những không khỏi mà còn nhiều điều bất lợi sẽ xảy ra cho người bệnh. Người cao tuổi cần có chế độ sinh hoạt hợp lý, ở thông thoáng, không hút thuốc lá, thuốc lào.
     
     
    Tránh xa thuốc lá và thuốc lào cũng như có một chế độ ăn hợp lý để giữ gìn sức khỏe của lá phổi
     
    Người cao tuổi cũng cần được giữ ấm và tránh tiếp xúc nhiều với không khí lạnh. Hàng ngày, cần uống đủ lượng nước cần thiết (khoảng từ 1,5 – 2,0 lít), ăn thêm rau xanh trong các bữa ăn và tăng cường ăn trái cây hàng ngày. Vệ sinh họng – miệng hàng ngày như đánh răng, súc họng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy. Vận động cơ thể bằng mọi hình thức tùy theo sức khỏe và điều kiện của từng người. Những người bị liệt cần được nâng dậy và xoa bóp các cơ bắp, bụng và tập hít thở sâu để phục hồi các chức năng của phổi.
     
    Bệnh viêm phổi có lây không?
     
    Bệnh viêm phổi là một căn bệnh nhiễm khuẩn do một loại virus hoặc vi khuẩn gây nên. Do đó, bệnh viêm phổi có thể lây truyền từ bệnh nhân sang những người xung quanh. Bệnh nhân viêm phổi có thể phát tán mầm bệnh như virut, vi khuẩn, nấm… qua những hạt nước bọt nhỏ li ti bắn ra khi ho, hắt hơi hay nói chuyện… Vì vậy những người xung quanh cần thực hiện các biện pháp phòng tránh lây bệnh như sau:
     
    Tránh tiếp xúc gần với bệnh nhân, đặc biệt là không tiếp xúc theo cách mặt đối mặt. Khi chăm sóc bệnh nhân, bạn cần phải đeo khẩu trang, thường xuyên giặt thay khẩu trang mới. Nên có ống nhổ dành riêng cho bệnh nhân mỗi khi ho khạc để hạn chế đờm bọt bắn ra ngoài dính vào các đồ vật trong bệnh phòng.
     
    Hạn chế nói chuyện nhiều với bệnh nhân. Thường xuyên rửa tay sạch với nước và xà phòng diệt khuẩn sau mỗi khi tiếp xúc với đồ dùng của bệnh nhân hay đồ vật trong phòng bệnh, trước khi ăn uống. Không dùng chung đồ dùng với bệnh nhân như bát đũa, cốc uống nước, bàn chải đánh răng, khăn mặt, chăn màn… Luôn thực hiện ăn chín uống sôi.
     

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần
    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương
    Khi sử dụng V-Sorento – Hỗ trợ chữa trị viêm đại tràng, các triệu trứng viêm đại tràng của tôi đã được cải thiện rõ rêt.
    Nguyễn Cường, 60 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội