HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Sức khỏe người cao tuổi

    Phát hiện và điều trị chứng sa sút trí tuệ ở người già

    PHÁT HIỆN SỚM CHỨNG SA SÚT TRÍ TUỆ Ở NGƯỜI GIÀ
     
    Dù do nguyên nhân nào thì người mắc bệnh này cũng sẽ trải qua sự suy giảm không thay đổi được cả về chức năng và trí tuệ, kéo dài từ 2 đến 10 năm. Cuối cùng, bệnh nhân trở thành người lệ thuộc hoàn toàn và thường tử vong do các bệnh nhiễm trùng.

    Tần suất mắc bệnh sa sút trí tuệ tăng nhanh theo tuổi. Ở tuổi sau 60, tỷ lệ này tăng gấp đôi mỗi 5 năm. Ở tuổi 60-64, chỉ có 1% bị sa sút trí tuệ, nhưng đến tuổi trên 85 thì tỷ lệ này là 30-50%.



    Cần phân biệt sa sút trí tuệ và quên lành tính do tuổi. Quên lành tính do tuổi là tình trạng giảm trí nhớ do tuổi cao, là kết quả của tiến trình hoạt động thần kinh chậm dần do tuổi tác. Khởi đầu của quên lành tính là tình trạng khó nhớ thông tin mới và chậm nhớ lại thông tin cũ do suy giảm khả năng tập trung và chú ý. Tuy nhiên, khi cho bệnh nhân thời gian và có biện pháp động viên thì việc sinh hoạt hằng ngày của họ vẫn bình thường 



    Biểu hiện thường gặp nhất của sa sút trí tuệ giai đoạn sớm là giảm trí nhớ gần. Bệnh nhân có thể quên điều mình vừa nói và lặp đi lặp lại câu này nhiều lần trong vài phút. Họ thường xuyên quên nơi để những vật dụng cá nhân. Tình trạng quên kéo dài và dẫn đến tâm lý hoang tưởng là bị mất trộm. 



    Trong giai đoạn sớm này, bệnh nhân cũng gặp khó khăn khi tìm từ diễn đạt ý mình muốn nói hoặc giải thích một điều gì đó. Họ thường phải nói vòng vo, chẳng hạn như không nhớ từ cà vạt nên phải mô tả nó là một vật quấn quanh cổ áo. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể quên hay khó khăn trong việc sử dụng hoặc làm những công việc hằng ngày như lái xe, giữ tiền, nấu ăn… 



    Những biểu hiện khác của sa sút trí tuệ giai đoạn sớm là thay đổi cá tính, rối loạn cảm xúc và giảm sự phán đoán. Người bệnh có những hành động không giống như họ đã từng làm, chẳng hạn như một người keo kiệt đột nhiên tặng cho hội từ thiện vài chục triệu đồng. Những thay đổi tính khí khác như trầm cảm hay hoang tưởng cũng thường xảy ra. Cần lưu ý trong giai đoạn sớm này, hoạt động xã hội của người sa sút trí tuệ vẫn không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, họ thường có những thay đổi về tính khí như cáu gắt, tàn nhẫn, kích động…

    sa sút trí tuệ

     Ở người già, các cơ quan đều bị suy giảm chức năng.

    Sự ổn định trí tuệ của bệnh nhân cũng khá mỏng manh. Trong những tình huống khó khăn hay bức xúc thì sự suy giảm trí tuệ có thể biểu lộ rõ rệt, chẳng hạn như khi phải đi một quãng đường xa để thăm con cháu thì họ có thể đi lạc hay mất định hướng, đi vòng vo.



    Ở mức độ trung bình, bệnh nhân bị giảm khả năng thực hiện các công việc thường ngày như tắm rửa, mặc đồ, vệ sinh cá nhân. Họ không thể nhớ được thông tin mới, mất định hướng về không gian và thời gia, có thể quên những sự vật xung quanh mình như quên nhà vệ sinh, phòng ngủ ở đâu. Người bệnh cũng dễ bị ngã hoặc có tai biến do sự nhầm lẫn và giảm phán đoán. Những rối loạn hành vi có từ giai đoạn sớm vẫn kéo dài đến giai đoạn trung bình và nặng. Hoang tưởng và ảo giác xuất hiện ở khoảng 25% bệnh nhân. Ví dụ: Khi bệnh nhân mất khả năng nhận ra chính bản thân mình trong gương thì họ lại nghi ngờ là có người lạ vào nhà. Sự lệch lạc này có thể ngày càng nặng và kéo dài. Bệnh nhân cũng có những biểu hiện rối loạn hành vi và trở nên kích động.



    Ở giai đoạn nặng, bệnh nhân không thể thực hiện những sinh hoạt hàng ngày như ăn uống, vệ sinh cá nhân, đi lại và lệ thuộc hoàn toàn vào người thân. Trí nhớ ngắn hạn, dài hạn bị mất hoàn toàn. Bệnh nhân không nhận biết được kể cả những người rất thân của mình, mất đi những khả năng vận động phản xạ khác như nuốt (nên dễ bị rối loạn dinh dưỡng và sặc thức ăn). Kết hợp với tình trạng kém dinh dưỡng và ít vận động, nằm liệt giường, bệnh nhân có thể bị loét da.



    Ở giai đoạn muộn của sa sút trí tuệ, bệnh nhân sẽ bị tăng tần suất các tai biến; chẳng hạn như biến chứng của việc mất nước, kém dinh dưỡng, viêm phổi hít, loét da. Sự lệ thuộc hoàn toàn vào người khác có khi đưa bệnh nhân đến tình huống phải vào nhà dưỡng lão. Nếu tiếp tục ở tại nhà, người chăm sóc và bệnh nhân phải được trang bị những thiết bị cần thiết khác.



    Khi nghi ngờ người thân bị sa sút trí tuệ, bạn hãy đưa họ đến khám tại các phòng khám chuyên khoa tâm thần, thần kinh hoặc lão khoa.


    THUỐC DÙNG TRONG HỘI CHỨNG SA SÚT TRÍ TUỆ
     

    SSTT thường gặp 5-10% ở người từ 65 tuổi trở lên, 20% người trên 80 tuổi, 47% người trên 85 tuổi. Trong số này có tới 50-70% người mắc bệnh Alzheimer, 15-20% do nhồi máu não, số còn lại vừa bị Alzeihmer vừa có nguyên nhân mạch máu. Bệnh thường gặp ở người cao tuổi, nhưng hội chứng này không phải là hậu quả của quá trình lão hoá, có thể có nhiều nguyên nhân:



    Người già hay mắc chứng sa sút trí tuệ.


    Do thoái hoá thần kinh như Alzheimer, Parkinson, Pick Huntington, teo não, xơ cứng rải rác. Do bệnh mạch máu, do chấn thương, do các u ác tính, do nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương, do rối loạn nội tiết, do nhiễm độc rượu hoặc dung môi hữu cơ hoặc kim loại nặng, đặc biệt do thuốc (thuốc an thần, thuốc ngủ, thuốc chẹn H2, digoxin, thuốc làm dịu chẹn H1, thuốc chống trầm cảm, các AINS, meperidin, propoxyphen).



    Bệnh Alzheimer chiếm tỷ lệ cao trong SSTT. Đó là một chứng thoái hoá dần dà ở hệ thần kinh trung ương. Tăng nồng độ hymocystein huyết thanh dễ nhận thấy và thường tăng quá mức Al (nhôm) ở dịch thẩm phân, tuy nhiên vai trò của Al trong bệnh Alzeihmer chưa được biết rõ. Giảm sút sinh tổng hợp acetylcholin là điều chắc chắn.



    Điều trị



    Một số thuốc hay được dùng trong sa sút trí tuệ:

    • Tiền chất acetylcholin như lecithin, cholin đơn độc thường không được coi như tạo ra cải thiện, tuy nhiên cholin alfoscerat (biệt dược gliatilin – Italia) có phần nào hữu ích.
    • Những chất ức chế cholinesterase khác được thử nghiệm ở bệnh Alzheimer như metrifonat, physostigmin cũng chưa có kết quả rõ ràng.
    • Fampridin làm tăng giải phóng acetylcholin từ các đầu dây thần kinh đang được thử nghiệm nhưng ít chứng cứ về lợi ích trên lâm sàng.
    • Vài chất chủ vận tiết cholin, ghi nhận có cải thiện hạn chế nhưng lưu ý là pilocarpin có thể làm bệnh nặng thêm.
    • Tacrin với biệt dược cognex với giả thuyết cho rằng bệnh Alzheimer gây ra tổn thương đến hệ thống tiết cholin, được FDA thừa nhận dùng trong bệnh Alzheimer từ nhẹ đến vừa đã đem lại chút ít hy vọng, tuy nhiên chỉ có khoảng 1/3 bệnh nhân đáp ứng với thuốc này. Thuốc lại đắt tiền.
    • Giả thiết về các gốc tự do có thể khởi động cơ chế gây ra thoái hoá thần kinh ở bệnh Alzheimer đã thúc đẩy việc nghiên cứu các thuốc như vitamin E làm chậm sự tiến triển của bệnh, ginkgo biloba, idebenon, selegilin… với tư liệu chống ôxy hoá nhưng kết quả thực tế còn cần được xác định.
    • Các thuốc hướng trí tuệ (nostropic) như codergocrin mesylat, piracetam được coi như làm tăng trí nhớ và nhận thức, tăng cường chuyển hoá hướng trí tuệ cũng còn ít chứng cứ hữu ích cũng cần được xác định
    • Các thuốc nostropic khác cũng đã được dùng như ceribrolysin, citicolin, buflomedil, viapocetin, raubacin, meclofenoxat… với các tác dụng kích thích chuyển hoá, cải thiện sử dụng glucose ở mô não, kích thích sinh tổng hợp phospholipid, tăng cường vi tuần hoàn não, chống thiếu máu cục bộ não, phục hồi chức năng ở neuron thần kinh… đang được sử dụng rộng rãi trong bổ trợ hội chứng SSTT.
    • Memantin là chất đối kháng thụ thể N-methyl-D-Aspartat cũng được dùng trong bệnh Alzheimer từ vừa đến nặng, cho rằng có tác động qua thích ứng hiệu lực của glutamat là chất dẫn truyền thần kinh.
    • Việc dùng estrogen có thể làm giảm nguy cơ và làm chậm lại sự diễn biến bệnh Alzheimer ở phụ nữ qua tuổi mãn kinh cũng đang được nghiên cứu, kiểm chứng nhưng cho đến nay vẫn chưa chứng minh được hiệu lực hữu ích.



    Một vài loại vaccin dùng cho bệnh Alzheimer đang được xúc tiến khẩn trương.



    SSTT là một trạng thái bệnh lý đáng sợ nhất của tuổi già, một ám ảnh thực sự với người cao tuổi. Bệnh gây ra vấn đề lớn cho y tế xã hội và kinh tế, trong khi người già đang tăng trong dân số. Bệnh cần được phát hiện sớm các SSTT mà nguyên nhân của nó có thể chữa trị được. 



    (Theo Sức Khỏe Đời Sống)

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang
    Tôi đã mua Canxi King cho cháu nhà tôi uống. Sản phẩm rất tốt và dễ uống.
    Nguyễn Minh, Khu D8, Thành Công, Đống Đa, Hà Nội
    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương