HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Bệnh tiêu hóa

    Phân biệt bệnh táo bón và bệnh kiết lỵ

    I. TÁO BÓN.

    Bình thường số lần đại tiện từ một đến hai lần trong một ngày, phân mềm đóng thành khuôn, lượng phân từ 200g đến 400g. khi bị táo bón thì quá hai ngày mới đại tiện, mỗi lần đại tiện rất khó hoặc lượng phân mỏi lần ra ít hơn bình thường hoặc khô cứng.
    Bình thường thành phần nước có trong phân là 75%; phân khô không bón, thành phần nước <= 70%.
    Táo bón do rất nhiều yếu tố khác nhau gây nên, có thể do những tổn thương thực thể, do phản xạ, do thói quen, do chế độ ăn uống… để giải thích các nguyên nhân,ta cần nhắc lại sơ bộ quá trình tạo thành phân và thải tiết phân:
    1.Quá trình thải tiết phân bình thường.
    Thức ăn sau khi được tiêu hoá và hấp thụ ở ruột non, tới đại tràng phần lớn nước được hấp thụ lại phân khô và đóng thành khuôn sẽ đi xuống đại tràng sicma, được tích chứa ở đó. Khi lượng phân nhiều đến một mức nào đó sẽ đi xuống trực tràng và kích thích niêm mạc trực tràng, gây nên phản xạ mót rặn: co cơ nâng hậu môn, mở cơ vòng hậu môn, đại tràng co bóp mạnh, đồng thời cơ hoành và các cơ thành bụng co, làm tăng áp lực trong ổ bụng; tất cả dẫn đến hiện tượng tống phân ra ngoài.
    Đại tiện vừa là một phản xạ tự động vừa là một phản xạ có ý thức; để điều hoà sự hoạt động của đại tiện, có sự tham gia của dây thần kinh X và của hệ giao cảm.
    Như vậy, táo bón có thể do: những cản trở cơ giới ngăn sự lưu thông của phân (khối u,hen…; đại tràng hút lại quá nhiều nước làm phân khô; cơ ở đại tràng, trực tràng và hậu môn bị liệt hoặc quá tăng trương lực; rối loạn phản xạ và rối sự điều hoà thần kinh thực vật.
    2. Triệu chứng.
    2.1. Đi đại tiện khó khăn, nhiều ngày mới đi một lần, mỗi lần đại tiện phải rặn nhiều, phải vận dụng nhiều cơ thành bụng và cơ hoành để tống phân ra ngoài. phân rắn thành cục, mật độ cứng có thể dính theo máu tươi do cọ xát vào niêm mạc hậu môn làm rách những mạch máu nhỏ, có khi dính theo những chất nhầy niêm dịch của đại tràng, trực tràng.
    2.2. Nếu táo bón kéo dài có thể gây nên những biến loạn toàn thân như nhức đầu, đánh trống ngực, thay đổi tính nết (hay cáu gắt…).
    2.3. khám người bệnh ta có thể thấy nhiều cục phân cứng lổn nhổn ở vùng đại tràng xuống và đại tràng sichma, thăm trực tràng có khi sờ thấy phân rất cứng.
    3. Nguyên nhân
    Như trên ta đã biết, táo bón có thể do rất nhiều nguyên nhân gây nên, tuỳ theo mỗi loại nguyên nhân khác nhau, táo bón sẽ kết hợp với các triệu chứng khác nhau, do đó trước một người bị táo bón muốn tìm nguyên nhân cần phải:
    •  Hỏi kỹ người đó về tiền sử nghề nghiệp, thói quen, chế độ làm việc và ăn uống; rối loạn chức năng của tiêu hoá và toàn thân.
    • Thăm khám bộ máy tiêu hoá và toàn than, chú ý thăm trực tràng.
    • Tuỳ theo nguyên nhân và điều kiện làm xét nghiệm cần thiết như: xét nghiệm phân, soi trực tràng chụp khung đại tràng có thuốc cản quang.
    • Ta có thể chia nguyên nhân tào bón làm hai loại chính.
    3.1. Táo bón chức năng. Khi không có tổn thương ở đại tràng, trực tràng và hậu môn, loại nguyên nhân này rất hay gặp.
    3.1.1. Táo bón trong thời gian ngắn:
    – Những bệnh toàn thân: tình trạng nhiễm khuẩn sốt nhiều, sau phẫu thuật mất nhiều máu.. những nguyên nhân này gây mất nước trong cơ thể do đó phân khô và táo.
    – Do thuốc: một số thuốc làm giảm nhu động của ruột hoặc làm phân khô lại như: thuốc phiện tanin, thuốc an thần, thuốc có chất sắt.
    – Do phản xạ: những cơn đau dữ dội ở bụng làm mất phản xạ đại tiện cơn đau quặn thận, quặn gan.
    3.1.2. Táo bón mạn tính:
    • Do chế độ ăn uống: ăn ít ra, uống ít nước, ăn sữa bò (trẻ còn ăn sữa), thiếu vitamin B1.
    • Do nghề nghiệp và thói quen: những nghề phải ngồi nhiều ít hoạt động, nghề tiếp xúc với chì, ngộ độc chì mạn tính, ảnh hưởng đến sự hoạt động của ruột. Do thói quen không đại tiện đúng giờ giấc, quên đại tiện làm rối loạn phản xạ mót rặn.
    • Do suy nhươc: những người già, suy nhược, mắc bệnh mạn tính phải nằm lâu. Tất cả những nguyên nhân kể trên là nhu động ruột và trương lực các cơ thành bụng giảm gây nên táo bón.
    • Rối loạn tâm thần: lo lắng, buồn rầu không để ý đến đến đại tiện, mất phản xạ mót rặn…
    3.2. Táo bón do tổn thương thực thể
    3.2.1. Tổn thương ở trong ống tiêu hoá
    • Những cản trở đường đi của phân: những khối u của trực tràng, đại tràng… ngoài dấu hiệu táo bón có thể đại tiện ra mũi, máu, có hội chứng bán tắc ruột, thăm trực tràng, soi trực tràng và chụp đại tràng tháy khối u.
    • Những tổn thương bẫm sinh của đại tràng: bệnh đại tràng dài, đại tràng lớn, phân tích chứa lạitrong đại tràng nhiều và bị lậu nên bị hút nước lại nhiều làm cho phân khô và táo bón. Ta có thể xác định bằng cách chụp khung đại tràng.
    • Viêm đại tràng mạn tính: nhất là có thể co thắt và đau quặn bụng từng cơn.
    • Những tổn thương của trực tràng và hậu môn
    • Trĩ và nứt hậu môn: mỗi lần đại tiện rất đau, người bệnh không giám đại tiệnvà gây nên táo bón.
    • Hẹp trực tràng và hậu môn, di chứng của bệnh Nicolas Favre: Đại tiện rất khó, phân nhỏ.
    3.2.2. Tổn thương ở ngoài ống tiêu hoá.
     Từ ngoài đè vào làm cản trở đại tiện :
    • Phụ nữ có thai, nhất là những tháng cuối, thai to đè vào trực tràng.
    •  Khối u của cổ tử cung, khối u tiền liệt tuyến, khối u của các phần tiểu khung.
    • Các dây chằng dính sau mổ, hay sau viêm xung quanh đại, trực tràng làm co hẹp, đại trực tràng.
    – Tổn thương ở não, màng não
    • Hội chứng màng não: táo bón do rối loạn thần kinh thực vật.
    • Tăng áp lực sọ não: cũng giống như hội chứng màng não.
    • Tổn thương ở tuỵ: táo bón do mất phản xạ mót rặn, người bệnh không đại tiện được.
    II. HỘI CHỨNG KIẾT LỴ.
    Kiết lỵ là một thể đặc biệt của táo bón, một hội chứng tiêuhoá gồm những rối loạn gồm những rối loạn về đại tiện và những cơn đau đặc biệt. Nguyên nhân phần lớn là do những tổn thương thực thể ở đại tràng và trực tràng gây nên.
    1. Triệu chứng
    1.1. Rối loạn về đại tiện. Người bệnh đại tiện rất nhiều lần, mỗi lần ra rất ít phân, có khi không có phân, mót rặn nhiều nhưng rất khó đại tiện. Vì vậy, ta có thể coi kiết lỵ là một thể đặc biệt của táo bón.
    1.2. Tính chất của phân. Phân thường rất ít, lẫn với chất nhầy niêm dịch mủ nhầy, máu tươi, máu lẫn niêm dịch, bọt và hơi; có khi chỉ có máu và niêm dịch không có phân.
    1.3. Đau và mót rặn: một lần đại tiện thấy đau quặn từng cơn ở dọc theo khung đại tràng, nhất là vùng đại tràng, sichma và trực tràng, kèm theo đau có phản xạ mót rặn, đau buốt mót rặn ở hậu môn bắt người bệnh phải đại tiện ngay. Sau khi đại tiện thì đau và mót rặn hết, trong một ngày có rất nhiều cơn, gây nên đại tiện nhiều lần.
    1.4. Các triệu chứng khác.
    • Triệu chứng tiêu hoá: tuỳ theo nguyên nhân, có thể có những dấu hiệu như nôn, sôi bụng, bán tắc ruột…
    • Về thăm khám: ta chú ý phải thăm trực tràng cho tất cả những người bệnh có hội chứng kiết lỵ, và coi như là một thủ thuật bắt buộc để phát hiện sớm nguyên nhân kiết lỵ do ung thư trực tràng. Ngoài ra thăm khám chung về tiêu hoá để phát hiện các nguyên nhân khác như khối u đại tràng, viêm đại tràng…
    • Triệu chứng toàn thân: tuỳ theo nguyên nhân, có thể có dấu hiệu, nhiễm khuẩn, suy môn…
    1.5. Xét nghiệm: đứng trước một người bệnh có hội chứng kiết lỵ,ta cần làm các xét nghiệm sau:
    •  Các xét nghiệm về phân tìm ký sinh vậ, vi khuẩn, tế bào.
    • Soi trực tràng và nếu cần thì sinh thiết niêm mạc trực tràng.
    •  Chụp khung đại tràng, trực tràng có thuốc cản quang
    2. Nguyên nhân.
    2.1. Lỵ do amip: là nguyên nhân thông thường nhất, do ký sinh vật amip gây nên những ổ loét ở đại, trực tràng, kích thích niêm mạc đại trực tràng nên có những dấu hiệu rất điển hình.
    • Dấu hiệu nhiễm khuẩn nhẹ.
    •  Đau quặn và mót rặ, phân nhiều, lẫn nhiều niêm dịch.
    • Trong phân có amip (soi tươi). Rất hay táiphát, kéo dài.
    2.2. Lỵ trực khuẩn.
    • Dấu hiệu nhiễm khuẩn rõ rệt.
    • Đau quặn và mót rặ, phân nhiều, lẫn nhiều niêm dịch, ít khi có máu (đại tiện giống như khạc đờm).
    • Phân có trực khuẩn lỵ (cấy).
    2.3. Ung thư trực tràng : nên chú ý khi hội chứng kiết lỵ kéo dài những người bệnh già. Ung thư kích thích niêm mạc trực tràng gây nên :
    Ít khi đau nhưng mót rặn nhiều.
    • Phân có máu và niêm dịch, có khi ra máu tươi.
    • Thăm trực tràng thấy khối u cứng, chảy máu; nếu nghi ngờ, nên sờ trực tràng và làm sinh thiết.
    2.4. Ung thư đại trang sichma.
    • Mót rặn nhiều có khi đại tiện có máu và niêm dịch.
    • Có dấu hiệu bán tắc hoặc tắc ruột.
    • Khám thấy khối u, soi và chụp đại tràng sẽ phát hiện được chính xác.
    2.5. Các khối u xung quanh trực tràng. U tiền liệt tuyến, u cổ tử cung… có thể kích thích niêm mạc trực tràng gây nên phản xạ mót rặn và tiết nhiều niêm dịch.
    Dược sĩ Hưng

    bioking-men-tieu-hoa-song

    BIO KING – SỨC MẠNH MEN TIÊU HÓA
    Xem chi tiết tại đây.

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi đã mua Canxi King cho cháu nhà tôi uống. Sản phẩm rất tốt và dễ uống.
    Nguyễn Minh, Khu D8, Thành Công, Đống Đa, Hà Nội
    Khi sử dụng V-Sorento – Hỗ trợ chữa trị viêm đại tràng, các triệu trứng viêm đại tràng của tôi đã được cải thiện rõ rêt.
    Nguyễn Cường, 60 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần