HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Xương khớp

    Tìm hiểu bệnh đau khớp gối

    Vì đau đớn mà rất nhiều người không thể thực hiện những hoạt động thường ngày như ra khỏi giường, đi lên xuống cầu thang và lái xe. Nào bạn hãy tưởng tượng là bạn có thể quay ngược thời gian, cải thiện cơn đau gối, tăng sự vận động và có thể thực hiện được những hoạt động bạn yêu thích. Bước đầu tiên bạn hãy trả lời những câu hỏi sau :

    Bạn có những dấu hiệu tương tự như dưới đây không ?
    • Mỗi sáng bạn thấy đỡ cứng khớp rất nhanh
    • Bạn thấy cơn đau lan nhói khi bạn đi bộ hoặc chạy
    • Sau khi ngồi lâu thì đứng lên rất đau
    • Bạn nghe thấy tiếng lắc rắc, lục cục trong xương bánh chè khi di chuyển đầu gối.
    • Đầu gối đau khi leo cầu thang
    • Đầu gối sưng to
    • Thấy cơn đau ở vị trí dưới xương bánh chè
    Nếu bạn trả lời “ ” cho tất cả các dấu hiệu trên thì bạn có thể bị một trong những vấn đề sau:
    • Giãn hoặc rách dây chằng
    • Căng hoặc đứt gân
    • Viêm gân bánh chè
    • Tổn thương sụn – rách mặt cung của sụn
    • Bị nhuyễn sụn ở xương bánh chè
    • Viêm khớp dạng thấp
    Để bạn hiểu rõ hơn nguyên nhân gây đau khớp xuât hiện như thế nào, trước hết hãy tìm hiểu cấu tạo của khớp.
    đau khớp gối
    Các khớp đầu gối được cố định với nhau bởi rất nhiều gân và dây chằng
    Giải phẫu cơ bản cấu trúc đầu gối
    • Các khớp đầu gối được cố định với nhau bởi rất nhiều gân và dây chằng
    • Dây chằng nối xương với xương ( tại các khớp) và gân nối cơ với xương.
    • Giữa các đầu xương là các lớp sụn cho phép các đầu xương trượt lên nhau một cách trơn tru.
    • Bất kì thành phần nào kể trên cũng gây đau đầu gối.
    Những nguyên nhân cơ bản gây đau đầu gối
    Bây giờ bạn đã hiểu khớp gối được cấu tạo như thế nào và bây giờ hãy tìm hiểu những tổn thương thường gặp phải gây đau khớp.
    Có rất nhiều nguyên nhân gây đau khớp gối nhưng những nguyên nhân cơ bản nhất là:
    Giãn hoặc rách dây chằng:
    Giãn dây chằng:
    Dây chằng giống sợi dây cao su, bình thường nó có khả năng co giãn. Nhưng khi dây chằng bị kéo căng quá, cũng giống như sợi dây cao su nhão, nó sẽ không bao giờ trở về trạng thái bình thường được nữa.

    Rách dây chằng:
    Trong một số trường hợp nghiêm trọng đầu dây chằng bị đứt không kết nối với xương nữa gây đau đớn nghiêm trọng và gây bất động khớp. Dây chằng bị rách được những dòng máu nhỏ chảy bên trong phục hồi chậm chạp. Ví dụ trong trường hợp điển hình như tổn thương dây chằng chéo trước (ACL). Dây chằng chéo trước bị tổn thương do những hành động xoắn đột ngột. Loại tổn thương này và một số loại tổn thương đầu gối khác là dạng tổn thương điển hình do chơi thể thao hoặc đi lại quá nhiều.
    Căng hoặc đứt gân:
    Căng gân:
    Gân là giúp cơ co giãn và có tính mềm dẻo hơn dây chằng. Gân rất dễ bị giãn đặc biệt là khi bạn không khởi động cơ trước khi tập các bài tập vận động mạnh. Nếu cơ bị lạnh hoặc bị mệt mỏi thì nó sẽ không hoạt động hiệu quả cao như bình thường. Do đó sẽ bị quá tải với các hoạt động và dễ bị chịu quá nhiều áp lực nếu điều này xảy ra.
    Sự căng cơ nhẹ và các vết rách nhỏ trên gân không phải lúc nào cũng đáng chú ý vì gần như nó không gây đau nhiều nếu được nghỉ ngơi và có cơ hội để tự chữa lành. Nếu tình trạng gắng sức này kéo dài và càng nhiều tia gân bị rách thì sẽ dẫn đến sưng, viêm và gây đau.
    Rách gân:
     rách gân
    Những nguyên nhân cơ bản gây tổn thương dây chằng và gân
    Nếu quá nhiều tia rách thì gân sẽ bị rách trầm trọng và giống như dây chằng nó không thể trở lại trạng thái ban đầu được nữa.
    Những nguyên nhân cơ bản gây tổn thương dây chằng và gân
    Bất kì tổn thương nào tác động lên khớp gối cũng có thể gây đau, không thể làm việc được và có khả năng bất động vĩnh viễn. Tổn thương khớp gối xảy ra ở trong tất cả các môn thể thao hoặc các động tác gây xoắn vặn hoặc thay đổi tư thế đột ngột như chơi vợt bong, tennis, đá bóng, bóng bầu dục, bóng rổ, lướt sóng hoặc trượt tuyết.

    Viêm gân bánh chè:
    Viêm gân quanh khớp gối thường liên quan đến xương bánh chè và gân bánh chè. Gân bánh chè nối bánh chè với xương chày. Viêm gân bánh chè xảy ra khi gân và các cơ nhỏ xung quanh nó bị viêm và tấy lên.
    Những nguyên nhân cơ bản gây tổn thương dây chằng và gân
    Tổn thương gân bánh chè xảy ra do vận động quá mức đặc biệt trong các hành động nhảy nhiều như bóng chuyền, bóng rổ. Đây là lí do viên gân bánh chè được gọi là “ Gối của những người nhảy”.

    Tổn thương sụn – rách sụn chêm:
    Sụn bị rách xảy ra ở cả người trẻ và người già và là nguyên nhân phổ biến gây đau khớp gối. Hai nguyên nhân cơ bản gây tổn thương sụn chêm là bị chấn thương ( thường gặp trong môn điền kinh) và do quá trình thoái hóa (( người già thì sụn giòn hơn). Cơ chế rách sụn chêm xảy ra khi gập đầu gối và xoay.

    Bị nhuyễn sụn ở xương bánh chè:
    Chứng nhuyễn sụn gây ra cơn đau dưới xương bánh chè vì sụn bị mềm đi. Được xem là “căn bệnh đầu gối của người chạy”, căn bệnh này xảy ra phổ biến ở lứa tuổi 15 đến 35 , những người khỏe mạnh hoặc vận động viên điền kinh. phụ nữ thường dễ mắc phải hơn nam.
    Viêm khớp mãn tính
    Có tới hàng trăm chứng bệnh viêm khớp khác nhau, viêm khớp xương mãn tính là điển hình nhất, và hơn 20 triệu người dân Mỹ mắc căn bệnh này.
    Viêm xương khớp mãn tính là căn bệnh có tình chất thoái hóa và có tính quá trình, khi đó sụn giữa các khớp gối dần dần hư mòn. Sụn có thể xem như talong cao su trong lốp xe hơi, nó có tính bền nhưng cũng dễ bị hư mòn qua thời gian sử dụng. Những thay đổi của viêm xương khớp mãn tính dẫn đến hậu quả bị viêm và cơn đau làm suy nhược cơ thể.
    Những dấu hiệu của viêm xương khớp mãn tính bao gồm :
    • Buổi sáng cơn cứng khớp mất đi nhanh chóng
    • Sưng và cứng khớp gối
    • Đau nhói và đau âm ỉ, nóng trong khớp
    • Đau khi đứng
    • Đau khi đi lại một khoảng cách ngắn
    • Đau và cứng sau một thời gian bât động như ngồi xem phim
    • Đau khi thay đổi tư thế như ngồi sang đứng
    • Gập gối hoặc bất động đầu gối
    • Uống thuốc không có tác dụng
    Nguyên nhân gây viêm xương khớp mãn tính:
    Tuổi càng cao thì càng có nguy cơ mắc bệnh. Thường thì ở cùng độ tuổi trước 45, đàn ông dễ mắc bệnh hơn phụ nữ. Sau độ tuổi 55, phụ nữ thì dễ bị hơn.
    Hầu hết các trường hợp viêm khớp mãn tính là không rõ lí do và được gọi là Bệnh viêm khớp mãn tính nguyên cấp. Khi bệnh viêm khớp mãn tính xác định được lí do thì gọi là viêm khớp thứ cấp. Các nhân tố liên quan đến viêm khớp gối mãn tính là : những tổn thương trước đó hoặc do phẫu thuật, chế độ ăn uống không đủ chất, nâng vật quá nặng, thiếu luyện tập thể dục hoặc do di truyền.

    Viêm thấp khớp gối
    Viêm thấp khớp gối là tình trạng viêm ở khớp và các thành phần bao quanh khớp như gân, dây chằng và cơ.
    Mặc dù không phổ biến như viêm xương khớp mãn tính nhưng viêm khớp dạng thấp là một trong những căn bệnh gây suy nhược cơ thể nhất trong hàng trăm dạng viêm khớp. Bênh viêm khớp dạng thấp là căn bệnh mãn tính và điển hình bởi các cơn đau cấp và sau đó dịu đi. Cứ 100 người thì có 1 người mắc bệnh này và tỉ lệ mắc bệnh ở nữ cao gấp 3 lần nam giới.Tất cả mọi người đều có nguy cơ mắc bệnh nhưng thường phổ biến ở độ tuổi từ 30 đến 60 tuổi.
    Nguyên nhân gây ra viêm khớp dạng thấp:
    • Bệnh viêm khớp dạng thấp là căn bệnh tự miễn. Nguyên nhân chính xác chưa được xác định.
    • Một vài người cho rằng hệ miễn dịch tấn công nhầm vào các thành phần khỏe mạnh xung quanh khớp gối gây nên bệnh viêm khớp dạng thấp.
    • Có giả thuyết khác cho rằng một loại vius hoặc vi khuẩn nào đó gây ra căn bênh này ở những người mang gien thấp khớp di truyền. Kết quả là rât nhiều thành viên trong gia đình cùng bị căn bệnh này. Cũng có giả thiết cho rằng căn bệnh này có thể do stress quá mức như: cái chết của người thân, li dị, mất việc hoặc bị thương nghiêm trọng…
    Triệu chứng:
    • Cơn đau dao động lên xuống
    • Đỏ tấy
    • Đau và sưng khớp, đi lại khó khăn
    • Bị nổi u ( Các thành phần dưới da bị phồng lên)
    • Một số triệu chứng khác như mất cảm giác ngon miệng, sốt, mệt mỏi và thiếu máu
    Cách điều trị bênh đau đầu gối
    Bây giờ bạn đã có kiến thức chung về tổn thương đầu gối và các tình trạng khác nhau, bạn có thể chủ động kiểm soát cơn đau đầu gối.
    Ở bất cứ dạng đau nào, ở mức độ nào thì biện pháp tối ưu vẫn là sự kết hợp giữa hiểu biết về bệnh, nghỉ ngơi, bảo vệ khớp gối, dung thuốc và đôi khi phải phẫu thuật.
    Phương pháp không phẫu thuật
    Đối với hầu hết các tổn thương khớp gối thì giữ ổn đinh khớp gối và tăng sức khỏe cho khớp gối là yếu tố quyết định để giảm đau và bảo vệ khớp gối không bị tổn thương tiếp hoặc bị lặp lại tổn thương cũ.
    Kỹ thuật chiro rất có hiệu quả trong việc chữa trị căn bệnh này nhưng đòi hỏi bệnh nhân phải có sự kiên nhẫn.
    Các mẹo nhỏ để sống chung với bệnh đau khớp gối
    • Tránh để không bị căng khớp gối khí không cần thiết
    • Hãy khởi động khớp gối trước khi tập thể dục nặng
    • Giữ đầu gối ấm vì gân và dây chằng dễ bị tổn thương khi gặp lạnh
    • Nếu bạn bị đau gối khủng khiếp và không thể mang vật nặng hãy hỏi ý kiến của bác sỹ chiro có thể họ yêu cầu bạn chụp phim X-Quang hoặc Cộng hưởng từ.
    • Cố gắng kiểm soát cân nặng vì quá béo sẽ tăng áp lực lên khớp gối
    • Khi đi bộ hoặc chạy trên nền cứng hãy đi đôi giày phù hợp
    • Đeo dây đeo đầu gối ProlotexTM SOOTHING FIT mỗi ngày để giảm cơn đau.

    Dược sĩ Hưng


    513JointKing-dieu-tri-thoai-hoa-khop1

    JOINTKING – SỰ HỒI SINH CỦA KHỚP

    Xem chi tiết sản phẩm tại đây.

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương
    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang
    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần