HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Các bệnh khác

    Ung thư da

    I. NGUYÊN NHÂN

    Nguyên nhân chính là do da bị tổn thương bởi tia cực tím.

    Tia cực tím có thể xuyên qua da và làm tổn thương các tế bào, chịu trách nhiệm cho phần lớn các trường hợp ung thư da cũng như các vết nhăn và nốt tàn nhang do tuổi tác.

    Những người thỉnh thoảng tiếp xúc với ánh nắng gắt trong một khoảng thời gian ngắn hạn (như những người làm việc trong văn phòng thỉnh thoảng đi tắm nắng trên bãi biển vào những ngày nghỉ) có nguy cơ bị ung thư tế bào hắc tố rất cao so với các nông dân, công nhân làm đường hoặc những người thường xuyên làm việc dưới ánh nắng mặt trời nhiều giờ mỗi ngày.

    Tuy nhiên sự phơi nhiễm với ánh sáng mặt trời thường xuyên không giải thích được một số trường hợp ung thư các vùng da ít tiếp xúc với ánh sáng, như lòng bàn chân chẳng hạn.

    Di truyền và gia đình cũng đóng một vai trò không nhỏ.

    Ngoài ra, đôi khi ung thư da còn do tiếp xúc quá thường xuyên với độc chất hoặc tia xạ

    Tia cực tím nguyên nhân chính gây ung thư da

    Ánh mặt trời là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh ung thư da

    II. CÁC LOẠI UNG THƯ DA

    Có nhiều loại ung thư da, nhưng ba loại thường gặp nhất là ung thư biểu mô tế bào đáy, ung thư biểu mô tế bào vảy và ung thư tế bào hắc tố.

    1. Ung thư tế bào đáy

    Là loại ung thư da hay gặp nhất chiếm khoảng 75% các loại ung thư da, nhưng thường chỉ xâm lấn tại chỗ, rất ít di căn xa. Nguồn gốc tế bào của loại ung thư này chưa rõ ràng.

    Biểu hiện là:

    – Khối u nhỏ, hình tròn, hơi nổi cao, bóng (như hạt ngọc trai), trên có các mạch máu giãn, thâm nhiễm cứng,

    – Màu da bình thường hay có hiện tượng tăng sắc tố, có thể loét, dễ chảy máu, vị trí ở vùng da hở.

    – Ung thư biểu mô tế bào đáy tiến triển chậm, xâm lấn tổ chức xung quanh gây biến dạng và làm rối loạn chức năng của một số cơ quan bộ phận như mũi, miệng và mắt. Nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời cắt bỏ rộng thương tổn, tiên lượng của bệnh rất tốt.

    Ung thư tế bào đáy

    Một số biểu hiện của ung thư tế bào đáy

    2. Ung thư biểu mô tế bào gai

    Là loại u ác tính xuất phát từ các tế bào sừng của thượng bì. Ung thư biểu mô tế bào gai chiếm khoảng 20% các loại ung thư da, đứng thứ hai sau ung thư tế bào đáy. Ngoài khả năng xâm lấn tại chỗ các tế bào ung thư có thể di căn xa ở hạch hoặc các cơ quan khác. Mức độ di căn tùy thuộc vào kích thước và vị trí của thương tổn.

    Tỉ lệ ung thư biểu mô tế bào gai khác nhau giữa các chủng tộc và vùng lãnh thổ. Thường ung thư này hay xuất hiện trên các thương tổn da có sẵn như các vết loét mạn tính, sẹo bỏng, một số bệnh da mạn tính. Ở Việt Nam hay gặp trên các bệnh nhân có hẹp bao qui đầu chưa được điều trị. Do đó, những người có hẹp bao qui đầu nên đi phẫu thuật cắt rộng bao qui đầu càng sớm càng tốt.

    Biểu hiện:

    – Những khối u sùi, thâm nhiễm cứng, chắc, màu hồng đến màu đỏ, loét dễ chảy máu, đóng vẩy tiết nâu đen.

    Phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn tổ chức ung thư ở giai đoạn sớm khi chưa có di căn giúp có một tiên lượng tốt. Nhưng nếu bệnh nhân đến muộn khi đã có di căn hạch thì tỉ lệ sống sau 5 năm rất dè dặt, đặc biệt là những thương tổn ở sinh dục, chân, tay, tai.

    3. Ung thư tế bào hắc tố

    Là một loại ung thư da ác tính của các tế bào hắc tố với tỉ lệ di căn và tử vong cao. Loại ung thư này thường gặp ở người da trắng và chiếm khoảng 5% các loại ung thư da. Ung thư tế bào hắc tố có thể xuất hiện trên các nốt ruồi có từ trước, nhưng cũng có thể xuất hiện trên da hoàn toàn bình thường.

    Biểu hiện: Các u hoặc đám tăng sắc tố không đều màu đen, nâu lẫn lộn, không đối xứng, phát triển nhanh trong thời gian ngắn, bờ khúc khuỷu, kích thước lớn hơn 0,6cm, có thể loét, di căn nhanh nhất là khi thương tổn được can thiệp ngoại khoa như dùng laser, plasma hay phẫu thuật không đúng cách.

    Trong trường hợp nghi ngờ:

    – Cần phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ thương tổn và làm xét nghiệm mô bệnh học để xác định chẩn đoán.

     – Cắt sinh thiết chỉ nên thực hiện khi thương tổn quá rộng không thể phẫu thuật ngay lấy bỏ toàn bộ thương tổn.

    – Tiên lượng của bệnh hoàn toàn phụ thuộc vào mức độ xâm lấn của các tế bào u. 95% bệnh nhân bị ung thư tế bào hắc tố thể nông bề mặt, sống trên 5 năm sau khi được phẫu thuật cắt bỏ khối u.

    – Ngoài ra, một số ung thư da khác ít gặp hơn như ung thư tế bào xơ, ung thư các tế bào nội mạc mạch máu, ung thư tế bào Merkel, ung thư tế bào tuyến bã.v.v.

    III. CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ GÂY UNG THƯ THƯỜNG GẶP

    Các yếu tố sau có thể làm tăng nguy cơ ung thư da của bạn:

    – Da trắng:

    Da ít hắc tố (melanin) có khả năng bảo vệ chống tia cực tím thấp.

    Nếu bạn có mái tóc hoe vàng hoặc nâu đỏ, mắt sáng màu, da dễ bị tàng nhang hoặc dễ sạm nắng, nguy cơ ung thư da của bạn cao gấp 20-30 lần hơn so với những người có đặc điểm tương ứng sậm màu hơn.

    – Tiền sử da sạm nắng:

    Sạm nắng là một hiện tượng tự bảo vệ của da chống lại các tia mặt trời có hại.

    Cứ mỗi lần phơi nắng, bạn lại làm tăng nguy cơ ung thư da.

    Những người từng bị sạm nắng nặng một hoặc nhiều lần khi còn nhỏ có nguy cơ ung thư da tăng cao lúc trưởng thành.

    – Phơi nắng quá nhiều:

     Những người tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời, nhất là không dùng kem chống nắng hoặc quần áo, có nguy cơ cao bị ung thư da. Tắm nắng cũng có tác hại tương tự.

    – Khí hậu nhiệt đới hoặc vùng núi cao: 

    Những người sống trong vùng nhiệt đới, nóng ấm và nhiều ánh sáng mặt trời có nguy cơ ung thư da cao hơn người ở xứ lạnh. Cũng tương tự cho người sống ở vùng cao, nơi ánh sáng mặt trời gay gắt hơn và chịu ảnh hưởng của tia cực tím nhiều hơn.

    – Nốt ruồi:

    Những người bị loạn sản nơ-vi có nguy cơ cao bị ung thư da. Những nốt ruồi này trông bất thường và lớn hơn những nốt ruồi thông thường. Nếu bạn có những nốt ruồi loại này, nên theo dõi thường xuyên sự biến đổi của nó. Ngoài ra, những người có quá nhiều nốt ruồi có nguy cơ cao gấp 15-20 lần bình thường.

    – Các sang thương da tiền ung thư:

    Mắc một số sang thương da, như chứng dày sừng quang hóa, có thể tăng nguy cơ phát triển ung thư da. Chúng thường là những mảng gồ ghề, có vảy, màu nâu hoặc hồng sậm, thường thấy ở da mặt, cẳng tay, bàn tay của những người có nước da trắng bị sạm nắng thường xuyên.

    – Tiền sử gia đình có người bị ung thư da: 

    Nguy cơ ung thư da của bạn tăng lên nếu cha mẹ ruột hoặc anh chị em ruột đã bị bệnh này.

    Tiền sử bản thân từng bị ung thư da, sẽ có nguy cơ cao tái phát.

    – Hệ miễn dịch bị suy yếu: Những bệnh nhân ghép cơ quan phải sử dụng các thuốc ức chế hệ miễn dịch, người mắc bệnh ung thư máu,… có nguy cơ cao ung thư da.

    – Da mỏng: Da bị mỏng do bỏng hoặc tổn thương bởi các bệnh lý khác, hoặc một số biện pháp điều trị bệnh vẩy nến,…có thể làm tăng nguy cơ ung thư da.

    – Tiếp xúc với những nguy hại của môi trường, như môi trường hóa chất, thuốc diệt cỏ,…cũng tăng nguy cơ ung thư da.

    Nói chung nguy cơ mắc ung thư da của bạn tăng lên theo tuổi, thường nhất là sau 50 tuổi. Tuy nhiên một số trường hợp vẫn thấy ung thư ở người trẻ từ 20-40.

    IV. PHÒNG NGỪA

    Bôi kem chống nắng giảm ung thư da

    Bôi kem chống nắng giảm nguy cơ gây ung thư da

    – Giảm thời gian phơi nắng. Tránh làm việc và tiếp xúc ánh nắng mặt trời quá lâu. Bỏng nắng, sạm nắng,…đều làm tăng nguy cơ ung thư da. Tránh để con bạn phơi nắng nhiều trên bãi biển, hồ bơi,…Tuyết, nước, băng,…đều phản xạ ánh nắng mặt trời. Tia cực tím thường mạnh nhất vào khoảng từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều mỗi ngày. Các đám mây chỉ hấp thụ và che chắn một phần nhỏ các tia nguy hại này.

    – Nên dùng kem chống nắng trước khi tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời. Các loại kem chống nắng hiện nay chứa các chất ngăn chặn tác hại của tia UVA và UVB, thường gặp là: avobenzone, titanium, dioxide, kẽm oxide,… Dùng kem chống nắng cho tất cả những vùng phơi sáng, kể cả môi, 30 phút trước khi ra nắng, rồi thoa lại sau vài giờ (nên thoa nhiều lần hơn nếu bạn đi bơi, tắm biển,…). Bạn cần dùng kem chống nắng cho các em nhỏ cũng như hướng dẫn các bé lớn cách sử dụng.

    – Hãy tránh xa những chiếc giường tắm nắng và những yếu tố làm da rám nắng nhiều hơn.

    – Kiểm tra sức khỏe da thường xuyên, ít nhất mỗi 3 tháng, phát hiện sớm những vùng da phát triển bất thường, các nốt ruồi thay đổi kích thước, tính chất,… Kiểm tra những vùng da thường xuyên phơi sáng cũng như lòng bàn tay, bàn chân và da vùng sinh dục. 

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang
    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần
    Tôi đã mua Canxi King cho cháu nhà tôi uống. Sản phẩm rất tốt và dễ uống.
    Nguyễn Minh, Khu D8, Thành Công, Đống Đa, Hà Nội