HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Các bệnh khác

    Bệnh thủy đậu tăng cao vào mùa xuân

    Bệnh thủy đậu dễ nhầm với bệnh zonan,bệnh,biến chứng,viêm tai giữa,viêm thành quản,bệnh viêm đường hô hấp,sởi,bệnh Rubella,viêm da dị ứng,các bệnh sốt phát ban,bệnh ghẻ

    Có thể gây biến chứng nguy hiểm

    Virut gây bệnh thủy đậu rất có ái tính với da, niêm mạc và hệ thống thần kinh. Bản chất của bệnh thủy đậu là một bệnh lành tính nhưng cũng có thể bị biến chứng hoặc biến chứng nguy hiểm. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng trẻ em từ 2 – 10 tuổi hay gặp nhất. Bệnh thường có 2 thể  chính: thể thông thường, điển hình và thể thủy đậu bất thường, biến chứng.

    tiêm vacxin để phòng bệnh thủy đậu ở trẻ nhỏ

     Tiêm vaccin phòng ngừa bệnh thủy đậu.

    Đối với thể thông thường: Khi bệnh khởi phát có sốt nhẹ (khoảng 380C) và viêm long đường hô hấp trên như chảy nước mũi, đau mình, mệt mỏi, trẻ hay quấy khóc, ăn kém. Đôi khi ở thời kỳ này có thể sốt cao 39 – 400C, xuất hiện một số triệu chứng về thần kinh như trằn trọc khó ngủ, mê sảng. Thời kỳ toàn phát, ban xuất hiện khá nhanh, mới đầu là các nốt sẩn đỏ giống với ban sởi xuất hiện ở vùng da đầu, gáy, bụng, lưng, ngực sau vài giờ các ban phát triển thành nốt phỏng rải rác khắp thân mình và tứ chi (trừ gan bàn chân, bàn tay, tính chất này để phân biệt với bệnh tay-chân-miệng).

    Đặc điểm của của nốt phỏng thủy đậu là nước trong, rất nông, tròn hay bầu dục, có vòng đỏ bao quanh, một số nốt thủy đậu hơi lõm ở trung tâm. Nốt phỏng thủy đậu mọc không theo tuần tự, tính chất này để phân biệt với ban của bệnh sởi (ban của sởi mọc tuần tự). Ban, nốt phỏng thủy đậu thì mọc hết đợt này đến đợt khác cách nhau khoảng từ 2 – 3 ngày, vì vậy trên cùng một diện tích da các ban mọc không cùng một lứa (có ban đỏ, có nốt phỏng nước, có nốt đã bong vảy). Một số vùng niêm mạc như trong vòm miệng, niêm mạc âm đạo cũng có thể có các nốt phỏng thủy đậu xuất hiện. Khi các ban và nốt phỏng xuất hiện thường kèm theo ngứa, cho nên bệnh nhân gãi nhiều làm vỡ các nốt phỏng rất dễ lây lan ra các vùng da khác và làm cho nốt thủy đậu nhiễm khuẩn. Đặc diểm của thủy đậu là các nốt phỏng chỉ có một ngăn cho nên khi bị thủng là dịch chảy ra và xẹp ngay. Ngoài ngứa có thể nổi hạch ngoại biên như hạch nách, hạch bẹn, cổ… nhưng hạch chỉ tồn tại trong thời gian ngắn rồi xẹp dần.

    Thời kỳ lui bệnh chỉ sau khoảng từ 24 – 48 giờ, các nốt phỏng sẽ ngả sang màu vàng và vỡ ra, sau khi khỏi thì không để lại sẹo trừ trường hợp bị bội nhiễm vi khuẩn. Thông thường mỗi một nốt thủy đậu kéo dài khoảng 5 – 6 ngày rồi khô lại, đóng vảy. Màu của nốt thủy đậu lúc này là màu nâu xám và bong sau khoảng một tuần lễ.

    Thủy đậu có biến chứng: Thủy đậu bất thường ít gặp, chỉ thấy ở những trường hợp bội nhiễm vi khuẩn thì nốt thủy đậu có mưng mủ, khi khỏi thường để lại sẹo, đôi khi là sẹo rất sâu khó hồi phục, dễ nhầm với nốt đậu mùa. Ở những bệnh nhân mắc bệnh về máu thì nốt thủy đậu có thể có máu hoặc bệnh nhân suy dinh dưỡng nặng thì nốt thủy đậu có thể bị hoại tử.

    Biến chứng của bệnh:

    – Có thể gây viêm tai ngoài, viêm tai giữa, viêm thanh quản. Một số trường hợp nặng có thể gây viêm thận cấp (tiểu ra máu) cũng có thể gây viêm não – màng não hết sức nguy hiểm.

    Dễ nhầm với các bệnh khác

    – Trong giai đoạn đầu của bệnh thủy đậu có thể nhầm với bệnh viêm đường hô hấp, sởi, bệnh Rubella.

    – Một số trường hợp, khi mắc bệnh thủy đậu thể nhẹ (đặc biệt là người trưởng thành) và chỉ có ở tay hoặc chân kèm theo ngứa có thể nhầm với viêm da dị ứng, các bệnh sốt phát ban khác hoặc bệnh ghẻ.

    – Bệnh thủy đậu cũng có thể nhầm với bệnh zona (đây là một bệnh do cùng một loại virut gây bệnh thủy đậu). Bệnh zona thường có các nốt phỏng mọc theo dọc dây thần kinh và thường chỉ có một bên của cơ thể  (một bên lưng, một bên ngực, một bên mặt…). Thông thường, khi người trưởng thành hoặc người cao tuổi mắc bệnh zona thì hầu hết là lúc còn nhỏ đã mắc bệnh thủy đậu, khi khỏi bệnh, virut Varicella Zoster nằm ẩn mình vào thần kinh ở vùng sâu, khi có điều kiện chúng lại xuất hiện và gây bệnh zona.

    Biểu hiện của căn bệnh Zora

    Biểu hiện của Zona

    Cách nhận biết bệnh thủy đậu

    •           Bệnh khởi phát đột ngột

    •           Sốt nhẹ

    •           Ban mọc ngay ngày đầu của bệnh.

    •           Ban chỉ có nốt phỏng nước, không có mủ (nếu không bị nhiễm khuẩn).

    •           Ban mọc không tuần tự, trên một vùng da ban mọc thành nhiều đợt, mỗi đợt cách nhau khoảng từ 3 – 4 ngày.

    Phòng lây bệnh bằng cách ly

    Khi trong gia đình hay nhà trẻ, lớp mẫu giáo có trẻ mắc bệnh thủy đậu, cần cách ly trẻ bệnh với trẻ lành (cho trẻ ở nhà với gia đình không nên đến lớp học). Những người lớn chưa bao giờ bị bệnh thủy đậu cũng cần tránh tiếp xúc với bệnh nhân thủy đậu. Để tránh bệnh thủy đậu lan ra nhiều vùng da trên cơ thể và lây cho người khác thì khi bị bệnh, cần giữ vệ sinh da sạch sẽ không để nhiễm khuẩn và lây lan ra các dụng cụ sinh hoạt, đồ chơi làm lây nhiễm cho trẻ khác. Sau mỗi lần lau, tắm cho trẻ xong cần thấm khô, bôi thuốc nơi tổn thương rồi mặc quần, áo rộng, thoáng. Khi có nhiều nốt phỏng vỡ hoặc có dấu hiệu bất thường, cần cho trẻ đi bệnh viện để được điều trị đề phòng nhiễm khuẩn, nhiễm độc và biến chứng nguy hiểm.

    Mặt khác, bệnh thủy đậu ngoài lây theo đường hô hấp, chúng còn có thể lây trực tiếp từ các nốt phỏng cho nên cần vệ sinh giường, chiếu, đồ dùng sinh hoạt của người bệnh. Cần có chế độ dinh dưỡng cho trẻ thật tốt để nâng cao sức đề kháng. Tốt nhất vẫn là tiêm vaccin phòng bệnh thủy đậu cho trẻ và cả người lớn chưa có miễn dịch với bệnh thủy đậu.

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Khi sử dụng V-Sorento – Hỗ trợ chữa trị viêm đại tràng, các triệu trứng viêm đại tràng của tôi đã được cải thiện rõ rêt.
    Nguyễn Cường, 60 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần
    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang