HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Các bệnh khác

    Bệnh hen suyễn

    I ĐỊNH NGHĨA 

    Hen suyễn là bệnh viêm mạn tính đường dẫn khí (phế quản), trong đó giữ vai trò là nhiều tế bào và nhiều thành phần của tế bào. Viêm mạn tính đi kèm với sự quá nhạy cảm của đường dẫn khí dẫn đến các cơn suyễn tái đi tái lại của các triệu chứng khò khè, khó thở, nặng ngực và ho, đặc biệt xảy ra vào ban đêm hay sáng sớm. Các cơn suyễn đi kèm với việc lan rộng – nhưng rất thay đổi – của sự tắc nghẽn đường dẫn khí bên trong phổi mà thường là hồi phục tự nhiên hay do điều trị.

    Hen suyễn là một bệnh lý mạn tính trên đường dẫn khí ở phổi. Các đường dẫn khí này cũng được gọi là các phế quản (ngày xưa gọi là cuống phổi). Hen suyễn là một bệnh mạn tính – bệnh mạn tính có nghĩa là nó không bao giờ mất đi cả. 

    hen suyễn

    Biểu hiện của bệnh hen suyễn

    Hen suyễn là một bệnh lý có hai vấn đề chủ yếu xảy ra sâu bên trong đường dẫn khí của phổi.
     
    Co thắt đường dẫn khí Các cơ quanh đường dẫn khí siết chặt hay thắt chặt lại với nhau. Sự co thắt này cũng còn gọi là “co thắt phế quản”, và có thể gây cản trở không cho không khí được hít vào hay thở ra tại phổi.
     
    Viêm đường dẫn khí Nếu bị hen suyễn đường dẫn khí ở phổi luôn luôn bị viêm, và trở nên sưng nhiều hơn và kích ứng khi bắt đầu có hen suyễn. Bác sĩ của bạn có thể gọi sự sưng này là “viêm”. Viêm có thể làm giảm lượng không khí mà bạn có thể hít vào hay thở ra khỏi phổi của bạn. Trong một số trường hợp, các tuyến nhầy trên đường dẫn khí tiết quá nhiều chất nhày đặc, và hệ quả là làm tắt nghẽn đường dẫn khí. Lúc này bạn có cảm giác ngộp thở dù bạn đang ở nơi đầy không khí.
     
    Sự co thắt và viêm đường dẫn khí đồng thời gây thu hẹp đường dẫn khí, có thể làm thở khò khè, co kéo – cò cữ, thắt chặt lồng ngực, hoặc thở hổn hển. Ở người bị hen suyễn, đường dẫn khí bị viêm ngay cả khi không có những triệu chứng. Trong hình bên dưới, hình bên trái thể hiện phế quản bình thường – lòng phế quản thông thoáng – khí thở lưu thông dễ dàng; hình bên phải thể hiện phế quản bị suyễn – lòng phế quản hẹp – khí thở lưu thông khó khăn.
     
    II. CÁC TÁC NHÂN GÂY HEN SUYỄN:
    • Thuốc lá́
    • Bụi
    • Thú nuôi trong nhà
    • Nấm mốc trong nhà
    • Khói, mùi nặng và các dạng bụi nước
    • Phấn hoa hoặc nấm mốc ngoài trời
    • Vận động thể lực
    • Thời tiết
    • Một số loại thực phẩm: bò, gà, trứng gia cầm, tôm, cua, cá biển, …
    • Các tác nhân khác như: rượu, một số thuốc uống như thuốc chữa tăng huyết áp, thuốc chữa đau khớp, …

    III. DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH HEN SUYỄN

    DẤU HIỆU

     

    Trẻ khó thở có thể là dấu hiệu trẻ bị hen suyễn.

    Trẻ khó thở có thể là dấu hiệu trẻ bị hen suyễn.

     

    1. Ho mạn tính, dai dẳng

    Ho là dấu hiệu cho thấy hệ thống phòng thủ của cơ thể đang cố "trục xuất" các chất kích thích, chẳng hạn như thuốc lá, phấn hoa và nước nhầy từ phổi. Nếu bị ho, có thể bạn bị cảm lạnh hoặc nhiễm khuẩn xoang mũi. Tuy nhiên, một khi triệu chứng này kéo dài, hãy đến gặp bác sĩ.

    2. Thường xuyên bị viêm phế quản khi còn nhỏ

    Khi bạn bị viêm phế quản, các ống phế quản vận chuyển oxy đến phổi bị kích thích và viêm. Việc bạn thường xuyên bị viêm phế quản lúc còn nhỏ có thể làm tăng nguy cơ phát bệnh hen suyễn khi nhiều tuổi hơn.

    3. Hay hắng giọng

    Cổ họng, hốc mũi và các xoang đều có màng nhầy. Nếu những bộ phận trên bị kích thích, cơ thể bạn sẽ sản xuất nhiều nước nhầy hơn. Khi nước nhầy mắc kẹt trong cổ họng của bạn, bạn thường hắng giọng để đẩy nó đi. Việc có màng nhầy bị kích thích trong cổ họng và các bộ phận khác có thể là dấu hiệu của bệnh hen suyễn.

    4. Khò khè bất cứ khi nào bị cảm lạnh

    Một triệu chứng khác của bệnh hen suyễn là thở khò khè, đặc biệt là khi bạn bị cảm lạnh. Khò khè là âm thanh không khí tạo thành khi nó không thể "đi" qua phổi của bạn một cách bình thường.

    5. Thở khò khè hoặc ho sau khi tập thể dục

    Nếu sau khi tập thể dục, bạn thở khò khè hoặc ho, đây có thể là dấu hiệu của bệnh hen suyễn. Đối với một số người, tập thể dục trong thời tiết lạnh có thể gây ra phản ứng này. Do đó, bạn nên theo dõi phản ứng của cơ thể khi tập thể dục trong tất cả điều kiện nhiệt độ để có thể nắm bắt bệnh tình kịp thời.

    Cảm thấy đứt hơi ngay cả khi vận động nhẹ

    Nếu bạn bị đau thắt ngực và hết hơi sau khi vận động nhẹ, tiếp đó phải ngồi xuống và nín thở rồi mới có thể tiếp tục, có thể bạn đã bị hen suyễn.

    6. Thường xuyên ho vào ban đêm

    Những người bị hen suyễn thường bị ho khi họ cố gắng ngủ. Nguyên nhân là do đường thở của bạn tự nhiên bị thu hẹp một chút vào ban đêm. Thêm vào đó, bạn còn thường xuyên bị đánh thức bởi những cơn ho.

    7. Luôn cảm thấy mệt mỏi

    Nếu đường hô hấp bị sưng, bạn sẽ thấy khó khăn hơn khi thở

    Chính điều này làm bạn mệt mỏi. Đó cũng là lý do tại sao nhiều người bị bệnh hen suyễn thường xuyên phàn nàn về tình trạng mệt mỏi của mình.

    Thường xuyên bị mất giọng

    Việc thường xuyên bị mất giọng có thể không phải là triệu chứng của bệnh hen suyễn. Tuy nhiên, nếu dấu hiệu này xảy ra cùng lúc với một số triệu chứng khác thì bạn nên đi kiểm tra sức khoẻ.

    TRIỆU CHỨNG 
     
    Triệu chứng ho bị hen suyễn
    Ho  triệu chứng của bệnh hen suyễn
     
    – Khò khè: tiếng rít thường nghe được khi thở ra. Tiếng rít này dễ dàng được nhận ra bởi bác sĩ của bạn hay chính bạn cũng có thể nhận ra.
     
    – Ho: ho có thể kéo dài và thường hay xảy ra. Ho cũng là dấu hiệu nặng của cơn suyễn ban đêm. Ho rất dễ bị nhầm lẫn với những bệnh khác. Đặc biệt ở Việt Nam, một số bệnh nhân bị ho do hen suyễn được chẩn đoán nhầm là viêm phế quản, viêm họng hay thậm chí được chẩn đoán là ho lao. Một số bệnh nhân bị hen suyễn chỉ có biểu hiện duy nhất là ho, đặc biệt là nửa đêm về sáng.
     
    – Nặng ngực: cảm giác giống như lồng ngực bị bóp chặc.
     
    – Khó thở: thở thấy khó khăn, đặc biệt là thở ra.
     
    Các triệu chứng này có thể xảy ra nếu bạn không điều trị hay điều trị không đúng bệnh hen suyễn của bạn, hoặc khi bạn tiếp xúc với chất kích ứng gây ra cơn hen suyễn của bạn. Hai yếu tố xảy ra trong đường dẫn khí của bạn để gây ra cơn hen suyễn là:
     
    – Co thắt đường dẫn khí Các cơ quanh đường dẫn khí siết chặt hay thắt chặt lại với nhau. Sự co thắt này cũng còn gọi là “co thắt phế quản”, và có thể gây cản trở không cho không khí được hít vào hay thở ra tại phổi.
     
    – Viêm đường dẫn khí: 
     
    Nếu bị bệnh suyễn đường dẫn khí ở phổi luôn luôn bị viêm, và trở nên sưng nhiều hơn và kích ứng khi bắt đầu có hen suyễn. Bác sĩ của bạn có thể gọi sự sưng này là “viêm”. Viêm có thể làm giảm lượng không khí mà bạn có thể hít vào hay thở ra khỏi phổi của bạn. Trong một số trường hợp, các tuyến nhầy trên đường dẫn khí tiết quá nhiều chất nhày đặc, và hệ quả là làm tắt nghẽn đường dẫn khí. Lúc này bạn có cảm giác ngộp thở dù bạn đang ở nơi đầy không khí.
     
    Điểm cốt yếu của hen suyễn là đây: ngay cả khi bạn không để ý đến nó, viêm đường dẫn khí luôn đồng hành cùng bạn. Đường dẫn khí của bạn bị viêm dù bạn đang có triệu chứng hen suyễn hay không có triệu chứng hen suyễn.
     
    Đó là lý do hết sức quan trọng là tại sao bạn phải điều trị hen suyễn mỗi ngày – ngay cả khi bạn cảm thấy khỏe – do ngày càng có nhiều bằng chứng chứng minh rằng – nếu không được điều trị, hen suyễn có thể gây suy hô hấp mạn tính.

    IV. CÁC LOẠI HEN SUYỄN

    • Hen suyễn dị ứng
    • Hen suyễn không thuộc dạng dị ứng
    • Hen suyễn do vận động thể lực
    • Hen suyễn về đêm
    • Hen suyễn trong thai kỳ
    • Hen suyễn do nghề nghiệp
    • Triệu chứng của hen suyễn

    1. Hen suyễn dị ứng:

    Hen suyễn dị ứng bị gây ra do phản ứng dị ứng với các dị ứng nguyên như phấn hoa hay vảy da của thú vật. Một cách điển hình, người bị loại hen suyễn này có tiền sử cá nhân hay tiền sử gia đình bị bệnh về dị ứng, như viêm mũi dị ứng hay sốt cỏ khô, và/hoặc chàm (những bệnh da gây ngứa, nổi ban đỏ và đôi khi có bong nước nhỏ).

    Hen suyễn theo mùa, một dạng của hen suyễn dị ứng, có thể bị gây bùng phát bởi cây cỏ, hoặc hoa phóng thích phấn hoa vào không khí. Ví dụ như, một số người thấy rằng bệnh hen suyễn của họ thường trở nên tệ hại hơn vào mùa xuân khi cây cỏ nở hoa. Một số người khác lại thấy rằng họ bị nặng hơn vào cuối mùa hạ hay đầu mùa thu khi cúc dại (cỏ phấn hương) và nấm mốc từ lá cây có thể là nguyên nhân gây cơn hen suyễn.

    2. Hen suyễn không thuộc dạng dị ứng

    Những người này xảy ra cơn hen suyễn không đi kèm với dị ứng. Mặc dù những người này bị cùng những triệu chứng và các thay đổi tương tự trên đường dẫn khí cũng như những đối tượng bị hen suyễn dị ứng, cơn hen suyễn của những người này không bị gây ra bởi các dị ứng nguyên. Tuy nhiên, cũng giống như bất kỳ người bị bệnh suyễn nào, các cơn hen suyễn có thể bị gây bùng phát hay nặng hơn khi có một hay nhiều hơn các tác nhân gây cơn không thuộc loại dị ứng bao gồm những chất (chất kích ứng) trong không khí bạn thở, như khói thuốc lá, khói đốt gỗ, những chất khử mùi dùng cho phòng ở, mùi ống dẫn gas, mùi sơn mới, các sản phẩm lau nhà, mùi nấu ăn, nước hoa và ô nhiễm không khí bên ngoài.

    Các viêm nhiễm đường hô hấp như cảm lạnh thông thường, cúm hay nhiễm khuẩn mũi xoang cũng có thể gây ra các triệu chứng. Cuối cùng là vận động thể lực nặng, không khí lạnh, thay đổi đột ngột nhiệt độ không khí, và thậm chí hồi lưu thực quản dạ dày (ợ nóng) có thể là các tác nhân gây cơ hen suyễn đối với những bệnh nhân hen suyễn dị ứng hoặc không do dị ứng.

    3. Hen suyễn do vận động thể lực

    Hen suyễn do vận động thể lực, đơn giản nói về các triệu chứng hen suyễn bị kích phát do vận động thể lực hoặc các hoạt động gắng sức. Các triệu chứng này thường được ghi nhận trong hay ngay sau khi vận động. Vận động ngoài trời vào mùa đông dường như là đặc biệt tệ hại đối với những bệnh nhân bị loại hen suyễn này. Tuy nhiên, vận động cũng có thể gây ra các triệu chứng ở những người bị các loại hen suyễn khác.

    4. Hen suyễn về đêm

    Hen suyễn về đêm có thể xảy ra ở bệnh nhân mắc bất kỳ loại hen suyễn nào. Loại hen suyễn này là các triệu chứng hen suyễn dường như trở nên tồi tệ hơn vào giữa đêm, điển hình là giữa 2-4 giờ sáng.

    Tác nhân gây triệu chứng hen suyễn trở nên nặng hơn vào ban đêm có thể bao gồm nhiễm khuẩn xoang hay chảy mũi sau gây ra bởi các dị ứng nguyên như vi trùng trong bụi bặm hay vảy ra của thú vật. Đồng hồ sinh học của bạn có thể cũng sẽ giữ một vai trò nào đó: nồng độ của các chất mà cơ thể bạn sinh ra như adrenaline và corsticosteroid, cả hai chất này đều bảo vệ cơ thể chống lại bệnh suyễn, là thấp nhất trong khoảng thời gian từ nửa đêm đến 4 giờ sáng làm cho người bị hen suyễn dễ xảy ra các triệu chứng trong lúc này.

    5. Hen suyễn trong thai kỳ

    Phụ nữ có thai bị hen suyễn có tỷ lệ biến chứng liên quan đến thai kỳ cao hơn. Trong số những bệnh nhân có thai bị hen suyễn, một phần ba sẽ thấy có cải thiện chứng hen suyễn, một phần ba vẫn duy trì tình trạng cũ, và một phần ba sẽ bị hen suyễn nặng hơn. Cải thiện việc kiểm soát hen suyễn trong thai kỳ đi kèm với tỷ lệ thấp hơn các biến chứng liên quan đến thai kỳ.

    6. Hen suyễn do nghề nghiệp

    Người bị hen suyễn nhạy cảm với các cơn bùng phát bệnh khi tiếp xúc với hơi khói hay bụi gây kích ứng trong mội trường làm việc. Tuy nhiên, bệnh suyễn do nghề nghiệp là nói về chứng hen suyễn mới mắc gây ra bởi sự tiếp xúc với một chất (như hóa chất, protein động vật, …) tại nơi làm việc. Giảm nồng độ trong không khí của các tác nhân gây kích ứng qua việc kiểm soát tốt hơn bụi bặm có thể giảm thiểu được tỷ lệ cơn hen suyễn và giảm bớt sự nhạy cảm.

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Khi sử dụng V-Sorento – Hỗ trợ chữa trị viêm đại tràng, các triệu trứng viêm đại tràng của tôi đã được cải thiện rõ rêt.
    Nguyễn Cường, 60 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang
    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương