HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Các bệnh khác

    Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng bệnh quai bị

    Bệnh thường phát triển thành dịch ở những tập thể đông đúc như nhà trẻ, trường học. Đây là một bệnh nhẹ nhưng có thể gây những biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, đặc biệt là vô sinh. Hiện chưa có thuốc đặc trị.  

    NGUYÊN NHÂN
     
    Bệnh quai bị do virus gây nên, rất dễ lây qua đường hô hấp và đường ăn uống, qua những giọt nước bọt khi bệnh nhân nói, ho, hắt hơi.
     
    Bệnh thường hay gặp ở trẻ nhỏ, cả trẻ lớn chưa được tiêm phòng quai bị và lứa tuổi vị thành niên chưa có miễn dịch quai bị, người lớn cũng có thể mắc nhưng tỷ lệ là thấp hơn.
     
    Thời gian lây là từ 6 ngày trước khi toàn phát và đến 2 tuần sau khi có triệu chứng bệnh lý.
     
    trẻ bị quai bị
    Bệnh quai bị thường gặp ở trẻ trên 2 tuổi
     
    DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG
     
    Bệnh quai bị gặp chủ yếu là viêm tuyến nước bọt (tuyến mang tai). Kể từ khi virus quai bị vào cơ thể cho đến khi có triệu chứng lâm sàng đầu tiên thời gian kéo dài khoảng từ vài ba tuần lễ. Giai đoạn này người ta gọi là thời kỳ nung bệnh.
     
    Bệnh xuất hiện sốt cao đột ngột, đau đầu, mệt mỏi toàn thân, ăn ngủ kém. Với các triệu chứng này ở giai đoạn tiên phát có thể nhầm với một số bệnh khác.
     
    Sau khi sốt cao từ 1 đến 3 ngày thì tuyến nước bọt bị sưng to
     
    Đầu tiên là sưng một bên, sau vài ngày tiếp tục sưng tuyến nước bọt còn lại. Đặc điểm của sưng tuyến nước bọt là sưng 2 bên thường không đối xứng (có nghĩa một bên sưng to, một bên nhỏ hơn). Tuyến nước bọt có khi sưng lên rất to làm cằm, cổ bạnh ra làm biến dạng cả mặt. Da vùng tuyến nước bọt sưng, căng, bóng, không đỏ, sờ vào vùng da đó thấy nóng và bệnh nhân kêu đau.
     
    Người ta thường quan sát 3 điểm đau điển hình của bệnh quai bị trong dấu hiệu viêm tuyến nước bọt là góc thái dương-hàm, điểm mỏm xương chũm và góc xương hàm dưới. Nhiều bệnh nhân vì đau mà gây nên khó nhai, khó nuốt. Sốt thường kéo dài trong vòng 10 ngày, sau khi hết sốt thì hiện tượng sưng tuyến nước bọt cũng giảm dần.
     
    Hậu quả của viêm tuyến nước bọt do virus quai bị là không bị hóa mủ (trừ khi có bội nhiễm thêm vi khuẩn khác), đây là một đặc điểm nên lưu ý trong chẩn đoán bệnh quai bị.
     
    Tuy nhiên, có khoảng 25% người bị nhiễm virus quai bị mà không có triệu chứng bệnh lý, đây là những đối tượng có khả năng truyền bệnh mà người xung quanh không biết. Bệnh thường tự khỏi sau 1 tuần đến 10 ngày. Sau đó, bệnh nhân được miễn dịch suốt đời.
     
    BIẾN CHỨNG
     
    – Viêm não – màng não:  Đây là biến chứng thường gặp ở trẻ em, chiếm tỷ lệ 25%, với các triệu chứng sốt cao, nhức đầu, ói mửa, đôi khi có co giật, một số trường hợp có biểu hiện liệt giống sốt bại liệt. Tuy nhiên, diễn tiến của viêm não – màng não quai bị thường ít để lại di chứng.
     
    – Viêm tinh hoàn: 20 – 30% các trường hợp gặp ở trẻ em trai trong tuổi dậy thì. Viêm tinh hoàn xuất hiện trong khoảng 7 – 10 ngày sau khi sưng tuyến mang tai. Phần lớn viêm tinh hoàn chỉ xảy ra ở một bên với biểu hiện sốt cao, lạnh run, nôn ói, đau bụng, tinh hoàn sưng to và đau nhức. Bệnh nhân đau tinh hoàn sắp sưng, sau đó tinh hoàn sưng to gấp 3 – 4 lần bình thường. Thường thì sưng 1 bên, cũng có thể sưng 2 bên. Tình trạng này kéo dài khoảng 3 – 7 ngày thì giảm bớt, sau 2 tháng mới đánh giá được tinh hoàn có teo hay không. Tỷ
    lệ teo tinh hoàn do quai bị là 30 – 40%. Nếu bị teo tinh hoàn 2 bên thì khả năng vô sinh rất cao.
     
     Viêm tinh hoàn
    Viêm tinh hoàn. (Ảnh minh họa)
     
    – Viêm buồng trứng ở em gái dậy thì:  Đau bụng, rong kinh và thường khó phát hiện hơn viêm tinh hoàn ở nam, chiếm 7% các trường hợp mắc bệnh ở tuổi sau dậy thì (hiếm khi vô sinh). Nếu nhiễm bệnh ở phụ nữ có thai 3 tháng đầu có khả năng gây dị dạng thai, sẩy thai. Nếu mắc bệnh vào 3 tháng cuối có thể tăng nguy cơ thai chết lưu hoặc đẻ non.
     
    – Viêm tụy tạng (0,4%): đau nặng vùng thượng vị, trong nước tiểu có đường.
      
    – Biến chứng vào các thần kinh sọ não (0,1%) gây điếc một bên hoặc cả 2 bên tai. Các biển chứng gây viêm thần kinh, viêm tủy, viêm nhiều rễ thần kinh có thể xảy ra nhưng rất hiếm gặp.
     
     ĐIỀU TRỊ
     
    Đây là bệnh do virus gây ra nên chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, các trường hợp mắc bệnh phải được nghỉ ngơi tại chỗ; ăn thức ăn mềm, dễ nuốt. 
     
    Khi bị mắc bệnh, người bệnh cần vệ sinh răng miệng thường xuyên; cần được cách ly trong khoảng 2 tuần kể từ khi có triệu chứng sưng ở mang tai. 
     
    Trẻ em bị bệnh không được đến trường, vì như vậy sẽ là nguồn lây bệnh cho các trẻ khác. 
     
    Người lớn mắc bệnh cũng cần được cách ly như trẻ nhỏ tại phòng riêng. 
     
    Các đồ vật có liên quan đến chất tiết mũi, họng cần phải được diệt khuẩn tốt. 
     
    Trường hợp viêm tinh hoàn, chú ý mặc quần lót nâng tinh hoàn để giảm đau; nghỉ ngơi là chủ yếu, hạn chế vận động.
     
     Trường hợp bệnh nhân đã giảm sốt mà sốt trở lại hoặc đau vùng bụng dưới cần đưa đến cơ sở y tế để khám và điều trị tránh biến chứng nặng hơn.
     
    Bài thuốc uống trị quai bị

    Bài 1. Huyền sâm 15 g, hạ khô thảo 6 g, bản lam căn 12 g, sắc uống.

    Bài 2. Vỏ cây gạo 40 g, cạo bỏ vỏ giấy bên ngoài, thái lát, sao vàng, sắc uống.

    Bài 3. Củ sắn dây 16 g, bạc hà 6 g, cúc tần sao 10 g, thăng ma 10 g, thạch cao sống 10 g, cam thảo 6 g, hoa cúc 15 g, hoàng cầm (nam) sắc uống.

    Bài 4. Quả ké 12 g, sài đất 12 g, bồ công anh 12 g, sắc với 3 bát nước lấy nửa bát, uống mỗi ngày 2 lần.

    Bài 5. Hạ khô thảo 20 g, cây mũi mác 30 g, kim ngân 20 g sắc uống trong ngày.

    Bài 6. Trường hợp sốt cao, mệt mỏi, chán ăn: Thổ linh 20 g, sài đất, ngân hoa, thương nhĩ, đinh lăng, hương nhu mỗi thứ 16 g, mã đề 12 g sắc uống ngày 1 thang.

    Bài 7. Khi bị biến chứng viêm tinh hoàn: Lệ chi 20 g, thương nhĩ, ngân hoa, hoàng bá, hạ khô thảo, thổ linh, sài đất, đinh lăng, cối xay mỗi thứ 16 g, cam thảo 10 g sắc uống ngày 1 thang. Cho bệnh nhân nằm nghỉ, tránh vận động.

    Thuốc bôi, đắp hoặc dán ngoài

    Bài 1. Hạt gấc (đốt thành than) 3-4 hạt, cói hoặc chiếu rách 1 nhúm (chừng 5 g), đốt thành than. Hai vị trộn đều, hòa với dầu vừng, bôi vào chỗ sưng.

    Bài 2. Nhân hạt gấc (giã nát, đốt thành than) 4-5 hạt, giấm thanh 5 ml, tinh cối đá (đã vô trùng) 6-10 g, tất cả trộn đều, bôi vào chỗ sưng mỗi ngày 4-5 lần.

     
    Hạt nhân gấc rất tốt cho người bị quai bị
    Hạt nhân gấc rất tốt cho người bị quai bị
    Bài 3. Nhân hạt gấc 2-3 hạt, giấm thanh hoặc rượu trắng 10 ml, đem hạt gấc mài vào giấm hay rượu rồi bôi nhiều lần vào chỗ sưng.
     
    Bài 4. Hạt cam thảo dây lượng vừa đủ, tán thành bột, trộn với lòng trắng trứng gà rồi bôi lên chỗ sưng viêm, mỗi ngày thay thuốc một lần. Một công trình nghiên cứu trên 485 ca quai bị cho thấy, có 402 ca đạt hiệu quả ngay từ lần đầu.

    Bài 5. Xích tiểu đậu 30 g, đại hoàng 15 g, thanh đại 30 g, tất cả tán bột, mỗi lần dùng 5 g trộn đều với lòng trắng trứng gà bôi lên nơi sưng nhiều lần trong ngày.

    Bài 6. Giấm chua để lâu ngày, tỏi lượng vừa đủ. Giã nát tỏi, trộn với giấm, bôi lên chỗ tổn thương, mỗi ngày 2-3 lần.

    Bài 7. Bột tiêu 1 g, bột mì 8 g, trộn 2 thứ với nước ấm thành dạng hồ rồi đắp lên nơi sưng, mỗi ngày thay thuốc một lần.

    Bài 8. Lá na, lá gấc, lá cà độc dược, 3 thứ rửa sạch, giã nhỏ, đắp vào nơi sưng.

    Bài 9. Giun đất 2-3 con cho vào cốc, thêm một ít đường rồi đảo đều, sau nửa giờ dùng bông sạch thấm chất dịch do giun tiết ra rồi bôi lên nơi sưng, mỗi ngày 2-3 lần.

    Bài 10. Cóc 1 con, rửa sạch, chặt bỏ đầu từ phía dưới 2 u to, lột lấy da, dùng kéo cắt thành những miếng như cao dán rồi dán lên nơi sưng, sau chừng 8 giờ thì thay miếng khác. Thường sau 3 ngày thì khỏi.

    Bài 11: Bồ công anh tươi 60 -120g, đem rửa sạch cả lá và rễ, thêm vào một lòng trắng trứng gà (thêm ít dấm cũng được), trộn đều, đem đắp chỗ đau, sau khi khô bỏ đi thay miếng khác.

    Bài 12: Lấy một nắm hoa cúc tươi (hoặc lá hoa cúc dại) rửa sạch giã nát như bùn, thêm ít dấm, đắp chỗ đau, khô bỏ đi, thay miếng khác.

    Bài 13: Lấy 1 – 2 miếng củ cải muối để lâu, đem đắp vào chỗ đau, ngày 2 – 3 lần.

    Bài 14: Lấy 50 gam xương rồng bà, giã nát, đắp vào chỗ đau, ngày 2 – 3 lần.

    Bài 15: lấy 50 – 100g rau sam giã nát, đắp vào chỗ sưng, ngày 2 – 3 lần.

    Bài 16: lá hẹ 600g, giã nát, bỏ vào thêm 3g muối ăn, trộn đều chia làm 3 phần đắp vào chỗ đau, khô thay miếng khác. Ngày 3 – 5 lần.

    Các bài thuốc bôi trên làm hằng ngày đến khi hết sưng thì thôi. 

     
    Món ăn trị bệnh quai bị

    1. Đậu xanh 30 g, cải trắng 3 cây. Đậu xanh ninh cả vỏ cho nhừ rồi cho rau cải vào nấu chín, chia làm 2 lần ăn trong ngày, liên tục trong 3-5 ngày.

    2. Đậu xanh 200 g, đậu tương 50 g, đường trắng 30 g. Ninh nhừ 2 loại đậu rồi cho đường quấy đều, chia 2-3 lần ăn trong ngày.

    3. Hoa kinh giới 10 g, bạc hà 10 g, sắc lấy nước rồi nấu với 50 g gạo tẻ thành cháo ăn trong ngày.

    4. Mướp đắng 100 g bỏ ruột, thái miếng, chế thành các món ăn để dùng trong vài ngày.

    Chú ý: Để tăng hiệu quả điều trị, nên dùng kết hợp một bài thuốc uống, một bài thuốc bôi đắp và một món ăn bài thuốc.
      

    PHÒNG BỆNH
     
    Tiêm vắc xin cho trẻ phòng bệnh quay bị
    Tiêm vắc xin phòng bệnh quai bị cho trẻ.
     
    Bệnh nhân cần được cách ly tối thiểu 15 ngày kể từ ngày phát bệnh.
     
    Cụ thể: Cách ly người bệnh ở nhà, không tiếp xúc với những người xung quanh, khi tiếp xúc phải mang khẩu trang. Thời gian cách ly người bệnh trong khoảng 10 ngày kể từ khi bắt đầu sưng tuyến mang tai. Ở trường học, khi phát hiện trẻ mắc bệnh quai bị, cần cho nghỉ học ngay để tránh lây cho trẻ khác.
     
    Thường xuyên rửa tay với xà phòng, đảm bảo vệ sinh cá nhân hằng ngày. Làm sạch đường hô hấp bằng cách súc miệng với dung dịch nước muối hoặc các dung dịch sát khuẩn đường mũi họng. Hạn chế tiếp xúc với người bị  bệnh. Hạn chế tới những nơi tập trung đông người, đặc biệt tại các phòng chật hẹp nơi đang có dịch. Tăng cường sức đề kháng bằng ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tập luyện thể dục và nghỉ ngơi hợp lý.
     
    Gây miễn dịch chủ động bằng vắc xin. Các vắc xin quai bị đang được sử dụng là vắc xin sống giảm độc lực chỉ cần tiêm một mũi duy nhất vào dưới da. Virus đã được xử lý giảm độc lực khi tiêm vào cơ thể, không còn khả năng gây bệnh và có tác dụng kích thích cơ thể sản xuất ra kháng thể chống lại virus gây bệnh quai bị.
     
    Để tránh cho trẻ bị tiêm nhiều mũi thuốc vắc xin hiện đã có loại vắc xin kết hợp chống 3 bệnh: Sởi, quai bị, rubella.
     
    Loại vắc xin kết hợp này được cơ thể dung nạp tốt, có tác dụng gây miễn dịch chắc chắn và bền vững.

     

     

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi đã mua Canxi King cho cháu nhà tôi uống. Sản phẩm rất tốt và dễ uống.
    Nguyễn Minh, Khu D8, Thành Công, Đống Đa, Hà Nội
    Khi sử dụng V-Sorento – Hỗ trợ chữa trị viêm đại tràng, các triệu trứng viêm đại tràng của tôi đã được cải thiện rõ rêt.
    Nguyễn Cường, 60 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang