HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Xương khớp

    Tìm hiểu về bệnh đau thần kinh tọa

    Nguy cơ mắc bệnh đau thần kinh toạ ngày càng cao, căn bệnh này có thể gặp ở mọi đối tượng và mọi độ tuổi. Bệnh nhân không chỉ là người làm công việc có tính chất nặng nhọc như khuân xếp, bốc vác mà hiện nay còn gặp nhiều ở đối tượng là nhân viên văn phòng. Chỉ cần ngồi quá lâu, sai tư thế hay có những hoạt động mạnh đều có thể ảnh hưởng đến cột sống mà gây ra bệnh. Khi đã mắc phải bệnh này thì bệnh nhân phải chịu những cơn đau dai dẳng và gặp khó khăn trong chế độ sinh hoạt hàng ngày, chưa kể việc điều trị lại rất mất thời gian và tốn kém chi phí. Vì thế chúng ta cần biết nhũng nguyên nhân nào gây nên bệnh để phòng, và cách điều trị như thế nào để sớm khắc chế được căn bệnh này.
    1. Nguyên nhân gây đau thần kinh tọa
    – Thoát vị đĩa đệm: là nguyên nhân hay gặp nhất.
    – Bất thường cột sống thắt lưng cùng (mắc phải hoặc bẩm sinh):
    • Mắc phải: Viêm nhiễm tại chỗ hoặc vùng lân cận (nhiễm lạnh, nhiễm trùng: giang mai, nhiễm virus herpes, HIVCMV virus, nhiễm độc chì, bệnh lý đái tháo đường. Viêm cơ tháp vùng chậu (thường gặp ở các vận động viên chơi thể thao khi có các động tác sai tư thế). Hội chứng hẹp ống sống (hay gặp ở người già). Hội chứng viêm mặt nhỏ của khớp cột sống: do vận động mạnh hoặc sai tư thế gây chệch khớp cột sống. Do di căn cột sống (ung thư tiền liệt tuyến, ung thư vú di căn, u buồng trứng, u tiểu khung). Chấn thương cột sống thắt lưng như trượt đốt sống, gẫy đốt sống gây chèn ép rễ dây thần kinh tọa.
    • Bẩm sinh: các tác giả cho rằng trước khi chẩn đoán các nguyên nhân dị tật bẩm sinh gây đau thần kinh tọa nên loại trừ thoát vị đĩa đệm thắt lưng và chỉ xem các yếu tố dị tật là điều kiện thuận lợi.

    bệnh đau thần kinh tọa

    Thoái hóa đĩa đệm với sự hình thành gai xương

    – Các nguyên nhân trong ống sống như: u tủy, u màng não tủy, u dây thần kinh tủy (neurinoma), u mỡ vùng tủy, viêm màng nhện tủy khu trú. Áp xe ngoài màng cứng vùng thắt lưng.
    Nguyên nhân hiếm gặp (đôi khi chỉ chẩn đoán được trong cuộc mổ): khó chẩn đoán như dãn tĩnh mạch quanh rễ, dãn TM màng cứng, phì đại dây chằng vàng. Rễ Thần kinh L5 và S1 to hơn bình thường.
    2. Triệu chứng của bệnh đau thần kinh tọa
    – Lúc đầu, bệnh nhân đau mỏi cột sống, sau một thời gian đau lan xuống mông và bắp chân. Đau tăng lên khi ho, hắt hơi.
    – Cột sống bị lệch vẹo sang bên (do tư thế chống đau).
    – Đi lại đau và có dấu hiệu đi cách hồi (đi được vài trăm mét phải nghỉ một lát vì đau, đoạn đường của lần đi sau sẽ ngắn hơn so với lần đi trước).
    – Giảm cảm giác đau và tê bì mé ngoài cẳng chân hoặc mé ngoài mu bàn chân, khe giữa ngón cái và ngón thứ hai.
    – Yếu sức cơ ngón chân cái, yếu động tác gấp bàn chân về phía mu chân, thậm chí liệt một vài nhóm cơ cẳng chân; khi đi bộ bằng dép không có quai hậu thì hay bị tuột.
    – Cơ mông, cơ cẳng chân bị teo.
    – Cảm giác chân lạnh, có khi phù nhẹ, ra mồ hôi lòng bàn chân.
    – Đôi khi nằm ngửa không duỗi được thẳng 2 chân, phải co chân đau.
    Ngoài các triệu chứng lâm sàng nói trên, để chẩn đoán quyết định, người bệnh cần phải được chụp cắt lớp vi tính cột sống; chụp bao rễ cản quang hoặc chụp cộng hưởng từ.
    3. Điều trị đau thần kinh tọa
    Để điều trị đau thần kinh tọa Trước hết phải cố gắng phát hiện được nguyên nhân. Tốt nhất là kết hợp các biện pháp nội khoa, đông y, ngoại khoa, tâm lý, vật lý trị liệu và phục hồi chức nǎng. Phẫu thuật chỉ có chỉ định trong một số rất ít các trường hợp. Người bệnh nên đến gặp bác sĩ để có chỉ định về thuốc men và các biện pháp điều trị hỗ trợ.
    – Nghỉ ngơi:
    Điều đầu tiên đối với bệnh nhân là nghỉ ngơi và bất động khi đau nhiều, giường nằm cần phẳng và cứng. Để đỡ đau có thể nằm co chân lại hay nằm sấp. Khi có nguy cơ lún và di lệch cột sống (lao, viêm, ung thư…) các bác sĩ sẽ cố định bằng bột, đai nẹp, yếm, áo chỉnh hình thắt lưng. Chỉ sau khi bệnh đã ổn định, người bệnh mới được dần dần vận động lại. Để tránh tải trọng quá mức lên cột sống bệnh nhân có thể đeo đai lưng.
    – Phương pháp vật lý trị liệu:
    Trong điều trị bệnh đau thần kinh tọa, phương pháp vật lý trị liệu đã cho kết quả khá tốt. Có thể dùng các biện pháp chườm nóng, chiếu tia hồng ngoại,sóng ngắn, từ trường, điện dẫn thuốc lên vùng cột sống thắt lưng nhằm giảm đau và giảm co cứng cơ.
    Khi có điều kiện có thể sử dụng liệu pháp tắm cát, tằm bùn và đắp bùn, tắm nhiệt, tắm suối khoáng, liệu pháp biển (điều trị bằng nước biển, bùn biển, rêu và khí hậu biển). Người ta cũng áp dụng cả các phương pháp đông y như xoa bóp, châm cứu, ấn huyệt, thủy châm.
    – Thuốc điều trị đau thần kinh tọa:
    Bao gồm các thuốc chống viêm, Gần đây người ta bắt đầu sử dụng laser để điều trị đau thần kinh tọa rất có hiệu quả. Một số ít trường hợp đặc biệt, sau khi điều trị nội khoa 6 tháng mà không đỡ hay có biến chứng thì có thể phải phẫu thuật mới mong nhanh
    4. Phòng bệnh đau thần kinh tọa
    Để phòng bệnh đau thần kinh tọa, cần tập thể dục vừa sức thường xuyên để nâng cao thể lực, áp dụng các bài tập tăng cường sự dẻo dai, khỏe mạnh của các khối cơ lưng cạnh cột sống, cơ bụng và tăng sự mềm mại của cột sống. Tránh mọi chấn thương cho cột sống, tránh ngã dồn mông xuống đất. Điều trị kịp thời các bệnh thoái hóa cột sống. Người bị đau thắt lưng tránh tuyệt đối các động tác thể thao hoặc vận động quá mức như golf, bóng chuyền, tennis, vác balô nặng. Không nên nằm đệm quá dày và mềm, giường lò xo.
    Các động tác sinh hoạt, lao động hằng ngày phải thích nghi với tình trạng đau cột sống thắt lưng. Bảo đảm tư thế đúng khi đứng, ngồi, mang vác… hay nhấc vật nặng. Cần đứng trên tư thế thẳng, không rũ vai, gù lưng. Để tránh khom lưng, khi đọc và viết lâu, nên ngồi gần bàn viết, ghế không quá cao hoặc bàn viết không quá thấp. Nếu phải ngồi lâu, nên thường xuyên đứng lên và làm các động tác thể dục giữa giờ.
    Trong lao động chân tay, cần chú ý tránh khiêng vác vật nặng, nhất là bê vật nặng ở tư thế cúi lom khom. Để tránh tải trọng quá mức lên cột sống, bệnh nhân có thể đeo đai lưng khi mang vác vật nặng; hãy để cho trọng lượng của vật chia đều cả hai bên cơ thể, không bao giờ mang vật nặng ở một bên người hay trong thời gian dài. Khi muốn nhấc một vật nặng lên, nên co đùi gấp gối đôi chân gập lại vừa phải nhưng vẫn giữ lưng thẳng. Không nên giữ thẳng hai chân và cúi cong người xuống khi nhấc.
     Dược sĩ Hưng

    513JointKing-dieu-tri-thoai-hoa-khop1

    JOINTKING – SỰ HỒI SINH CỦA KHỚP
    Xem chi tiết sản phẩm tại đây.

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi đã mua Canxi King cho cháu nhà tôi uống. Sản phẩm rất tốt và dễ uống.
    Nguyễn Minh, Khu D8, Thành Công, Đống Đa, Hà Nội
    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương
    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần