HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Tư vấn sức khỏe

    Cách tập luyện giúp phòng và điều trị táo bón

    Bệnh táo bón thường gặp ở tất cả các đối tượng, từ trẻ sơ sinh cho đến người già. Hiện nay, đã có nhiều cách chữa trị bệnh táo bón. Tuy nhiên, để chữa trị bệnh tận gốc, bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị, chế độ ăn uống hợp lý thì người bệnh cần phải tập luyện thường xuyên, có như vậy thì việc điều trị bệnh táo bón mới mang lại hiệu quả cao.

    Dưới đây là một số bài tập giúp phòng và hỗ trợ điều trị bệnh táo bón:

    1. Bài tập xoay thân để chữa bệnh táo bón

    Loại bài tập xoay thân là một bộ phận của liệu pháp vận động trong Y học cổ truyền Trung Quốc. Dễ tập, lại tỏ ra có hiệu quả tốt trong việc chữa bệnh táo bón và rối loạn tiêu hóa đường ruột.

    Bệnh táo bón do nhiều nguyên nhân: Do làm việc tĩnh tại trong tư thế ngồi lâu (như thợ may, văn phòng…); thiếu tập thể dục hay lao động chân tay; đi đại tiện không chừng; ăn thiếu chất xơ của tế bào thực vật, ăn khô, thiếu nước… Nhưng nguyên nhân chính là do điều kiện làm việc tĩnh tại gây nên sự giảm yếu sức co rút cơ bắp khi đi đại tiện (bắp thịt cơ hoành, bụng và nhu ruột; làm yếu nhu động ruột, làm tăng sự mất nước ở cặn bã thức ăn).

    Vì thế, chuyển động xoay thân làm tăng cường bắp thịt hông, bụng và khung chậu, kích thích sự tiết ra chất nhầy ở ruột, thúc đẩy sự co bóp nhu động ruột và làm tháo phân ra dễ dàng. Để góp phần điều trị về rối loạn tiêu hóa đường ruột. Sau đây là những điều cần biết:

    Chuẩn bị: Tư thế đứng, chân xoạc ra rộng ngang hai vai, bàn tay chống vào hông, thân trên thẳng, đầu gối hơi gập (xem hình 1) không vượt qua đầu bàn chân.

    trị táo bón

    – Truyền cho thân một chuyển động vòng quanh trên mặt ngang, qua trái về phía trước; qua mặt về phía sau (xem hình 2).

    – Cũng làm như trên (chuyển động vòng quanh) về phía ngược lại. (Hình 2: Những đường chấm…).

    – Truyền cho thân một chuyển động vòng quanh trên trục dọc, qua trái về phía dưới; qua mặt về phía trên (theo chiều kim đồng hồ). (Hình 3: Đường chấm…).

    – Cũng làm như thế (chuyển động vòng quanh) về hướng ngược lại. (Hình 3: Đường liền).

    Chú ý: Chỉ quay hông và bụng (hai vai không chuyển động, hai đầu gối cố định). Đầu tiên, rất khó có thể giữ yên thân trước, nhưng kiên trì tập rồi quen dần và người ta giữ được bất động chủ yếu thân hình và phần dưới cơ thể.

    Nên tập 2-3 lần mỗi ngày với cường độ thay đổi theo điều kiện sức khỏe cho phép và tình hình bệnh tật của mỗi người.

    2. Bài tập thực hiện động tác

    Động tác nằm ngửa ngay chân, khoanh tay ngồi dậy

    Chuẩn bị: Nằm ngửa ngay chân, khoanh tay để trên đầu.

    Động tác: Hít vào tối đa, đưa hai tay xuống để trên ngực, cố gắng từ từ ngồi dậy; Cúi đầu xuống hết sức ép bụng thở ra triệt để từ 1 – 3 hơi thở.

    Tác dụng: Vận động các cơ bám ở cột sống thắt lưng, xương chậu và xương đùi, khí huyết vùng thắt lưng và vùng chậu, bệnh phụ nữ, bệnh bộ sinh dục, bệnh táo bón.

    Động tác xoa vòng ngực, thân bên và bụng

    Lấy tay bên này luồn dưới nách qua bên kia tới tận phía sau lưng rồi vuốt ngang qua vùng ngực đến bên này. Đổi tay và cùng làm động tác y như vậy, dần dần từ trên ngực hạ thấp từng mức đến bụng dưới, mỗi chỗ từ 5 – 10 lần. Cuối cùng vuốt bụng từ dưới lên trên 5 – 10 lần. Thở tự nhiên.

    Động tác đưa tay sau gáy

    động tác đưa tay sau gáy

    Động tác đưa tay sau gáy

    Chuẩn bị: Hai tay chéo nhau, đưa tay sau gáy và hết sức kéo ra sau, đầu bật ra sau.

    Động tác: Hít vào tối đa, giữ hơi và dao động từ trước ra sau từ 2 – 6 cái, thở ra cho khí trọc. Làm như thế từ 1 – 3 hơi thở.

    3. Một số bài tập khác

    Xoa bóp trị táo bón

    – Đối với trẻ nhỏ

    Hãy cho cháu bé nằm ngửa trên giường, dùng 4 ngón chân phải chụm lại, đặt lên rốn của trẻ rồi xoa theo chiều kim đồng hồ, ấn xoa vừa phải không mạnh, không nhẹ đều đều khoảng 300 lần. Làm như vậy trong hai ngày vào buổi sáng khi mới thức dậy.

    – Đối với người lớn

    Người lớn bị táo, khi đại diện hãy dùng lấy ngón tay giữa ấn huyệt thiên khu bên trái (các rốn 3cm), độ 1 phút, sẽ thấy có hiệu quả.

    Để chữa bệnh táo bón lấy tay trái chống eo (ngón cái ở trước, 4 ngón còn lại ở sau), tay phải từ vùng rốn xoa ly tâm ra chung quanh nhiều vòng (với giới hạn trên là dạ dày, giới hạn dưới là xương mu), bắt đầu xoa xuống phía dưới trái, qua bụng dưới, bụng phải rồi trở về vùng dạ dày là 1 lần, tất cả xoa 36 lần. Sau đó, tay phải chống eo, tay trái xoa 36 lần, ngược lại, xoa thành vòng tròn từ ngoài vào trong, tâm điểm là rốn. Cũng có thể xoa bóp kiểu nằm ngửa (một tay không chống eo nữa). Khi xoa, thả lỏng tự nhiên, nặng nhẹ vừa phải, khi quá no, quá đói, mệt nhoài hay cảm xúc không ổn định đều không nên tiến hành xoa bóp.

    Kiên trì xoa bóp vùng bụng lâu dài có thể tăng cường chức năng tiêu hóa của dạ dày, xúc tiến nhu động ruột, phòng ngừa xảy ra táo bón và ung thư. Có thể 2 bàn tay chồng lên nhau xoa bụng thì hiệu quả hơn.

    Hít thở bằng bụng

    Khi hít vào bụng dưới nhô lên (bụng trên cũng phình lên theo), khi thở ra bụng dưới xẹp dần theo cách: xoa lên – hít vào; xoa xuống – thở ra. Có thể tập luyện khi đi, đứng, nằm, ngồi mọi lúc mọi nơi.

    Cách thở trên có tác dụng xoa bóp nội tạng, tăng cường nhu động của đường ruột, tránh rối loạn tiêu hóa và xảy ra táo bón. Phương pháp xoa bụng và hít thở nên kết hợp với nhau.

    Sau khi ăn, không vận động ngay lập tức, phải chờ tối thiểu 1 giờ. Việc tập sau ăn làm tăng gánh nặng cho dạ dày, khiến thức ăn càng khó tiêu hóa.

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương
    Tôi đã mua Canxi King cho cháu nhà tôi uống. Sản phẩm rất tốt và dễ uống.
    Nguyễn Minh, Khu D8, Thành Công, Đống Đa, Hà Nội
    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang