Kẽm là một trong những khoáng chất quan trọng nhất của cơ thể, xuất hiện trong mọi tế bào trong cơ thể với nhiều nhiệm vụ cao cả. Thiếu kẽm sẽ làm tổn thương chức năng miễn dịch, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn.
Vai trò của kẽm
Kẽm thúc đẩy hơn 100 enzim và các chất liên quan giúp phục vụ phản ứng sinh hóa của cơ thể, đồng thời duy trì một hệ miễn dịch khỏe mạnh, chống viêm, làm liền vết thương một cách nhanh chóng… Kẽm hỗ trợ quá trình phát triển thể chất cũng như đóng vai trò quan trọng trong quá trình mang thai, cải thiện chất lượng tinh trùng. Thiếu kẽm, rụng trứng và thụ tinh khó có thể diễn ra dẫn đến hiện tượng hiếm muộn.
Có rất nhiều loại kẽm, trong đó quan trọng nhất là kẽm gluconat. Chất này có thể rút ngắn thời gian bị cảm lạnh, kháng viêm giúp vết thương mau liền đồng thời kích thích vị giác, giúp ăn ngon miệng hơn. Nếu bị cảm lạnh, bệnh nhân có thể bổ sung tầm 15 đến 25g kẽm một ngày, trong khoảng từ 2 đến 4 tiếng đồng hồ khi có triệu chứng bị cảm. Ngưng bổ sung kẽm ngay khi cảm thấy cơ thể đã trở lại bình thường vì kẽm có thể khiến bệnh nhân buồn nôn khi đang đói. Bên cạnh đó quá nhiều kẽm sẽ cản trở quá trình hấp thu các khoáng chất quan trọng không kém đối với cơ thể như đồng, sắt, nên khi sử dụng, bệnh nhân phải lưu ý đến liều lượng mình dùng.
Ảnh hưởng và nguyên nhân của việc thiếu kém
Thiếu kẽm là hiện tượng cơ thể không có đủ kẽm với một vài nguyên nhân như sau cơ thể khó hấp thụ kẽm hay vừa bị mất một số lượng kẽm nhất định. Thiếu kẽm gây ra chứng chậm phát triển, rụng tóc, tiêu chảy, chán ăn và rối loạn chức năng sinh dục. Bên cạnh đó, các cơ quan phơi nhiễm như mắt và da cũng rất dễ bị tổn thương. Cân năng bị tụt giảm liên tục, vết thương mưng mũ lâu lành hay đầu óc cả ngày lơ mơ cũng là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị thiếu kẽm, Tuy nhiên, do triệu chứng bệnh khá chung chung, nên bệnh nhân chỉ có thể xác định chính xác được bệnh khi tới gặp bác sĩ.
Hiện tượng thiếu kẽm ở các bà mẹ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bé trong thai kỹ. Trẻ từ 7 đến 12 tháng tuổi cần một chế độ dinh dưỡng chứa nhiều kẽm bên cạnh sữa mẹ, nếu cần, hãy tham khảo bác sĩ khi quyết định cho bé uống thêm viên bổ sung kẽm. Cho con bú cũng sẽ làm giảm lượng kẽm trong cơ thể mẹ, nên các mẹ cần chú ý chế độ ăn uống hàng ngày, bổ sung thêm kẽm để đảm bảo sức khỏe của mình.
Theo số liệu thống kê, có khoảng 30% đến 50% những người nghiện rượu bị thiếu kẽm. Rượu làm giảm khả năng hấp thụ và tăng khả năng thất thoát kẽm qua đường nước tiểu. Thêm vào đó, người nghiện rượu thường không hấp thụ số dinh dưỡng cần có nên việc họ bị thiếu kẽm là điều dễ hiểu. Bệnh rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy cũng có thể làm mất kẽm, đặc biệt với những bệnh nhân đã qua phẫu thuật. Tiêu chảy cũng khiến bệnh nhân mất đi một lượng kẽm nhất định. Uống viên bổ trợ kẽm là lựa chọn không tồi.
Việc bổ sung kẽm vô cùng quan trọng vì thiếu kẽm, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ bị tổn hại, vì hệ miễn dịch cần kẽm để phát triển và kích hoạt tế bào lympho T-, một loại tế bào bạch cầu giúp chống nhiễm trùng. Bổ sung kẽm giúp tăng số lượng tế bào, giảm khả năng viêm nhiễm, tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể chống các tác nhân gây bệnh. Tuy kẽm là một chất quan trọng nhưng các bạn hãy cẩn thận khi bổ sung quá nhiều kẽm vào cơ thể, do nó làm mất cân bằng các chất điện giải.
Theo lời khuyên của các bác sĩ, các bạn nên bổ sung kẽm theo phương pháp tự nhiên là ăn uống. Kẽm có nhiều trong hải sản, thịt bò, thịt lợn, thịt gà, lúa mì, bí ngô, hạt bí, đậu, cacao, socola và các loại hạt.
Dược sĩ Hưng
SORENTO ONE
CHO TIÊU HÓA KHỎE – CHO TRẺ HAM ĂN
Xem chi tiết sản phẩm tại đây.
Bài viết liên quan
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Bệnh viêm phổi không điển hình ở trẻ
- Thiếu Oxy não là gì?
- Điều nên biết về U xơ tử cung
- Chăm sóc gan và một số điều cần lưu ý
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng thực phẩm
- Viêm khớp ngón tay cái
- Bệnh về gan gây cản trở khả năng đi lại
- Liệu ăn quá nhiều chất xơ có bị co thắt…
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng men vi sinh