Viêm khớp tự phát thiếu niên rất hay gặp trong thực tế lâm sàng, diễn biến phức tạp, khó nhận biết và nhìn chung vẫn còn gây rất nhiều khó khăn cho các bác sĩ trong việc chẩn đoán, điều trị và theo dõi bệnh. Nó là bệnh tự miễn, nguyên nhân chưa rõ ở trẻ em, được định nghĩa là tình trạng viêm khớp mạn tính kéo dài ít nhất 6 tuần, khởi phát bệnh trước 16 tuổi.
Các dạng viêm khớp tự phát thiếu niên
Viêm một khớp hay vài khớp (Viêm thiểu khớp)- loại phổ biến nhất
Viêm thiểu khớp ảnh hưởng đến 2/3 số trẻ em và thanh thiếu niên và thường bị 1 hoặc 2 đầu gối.
Viêm thiểu khớp là loại thường gặp nhất của viêm khớp tự phát thiếu niên và chúng không hoặc ít để lại tổn thương cho xương khớp.
Đây là loại viêm khớp có nguy cơ lớn dẫn tới viêm mắt, vì vậy, bạn cần kiểm tra mắt thường xuyên. Viêm mắt không có hiện tượng đau và đỏ mắt những gây giảm thị lực nếu không được điều trị.
Viêm đa khớp – loại phổ biến thứ 2 của bệnh viêm khớp tự phát thiếu niên
Đây là loại viêm khớp tự phát thiếu niên gây sưng, đau ở ngón tay, ngón chân, cổ tay, mắt cá chân, hông, đầu gối, cổ và quai hàm.
Loại này có thể ảnh hưởng đến nhiều khớp trong khoảng thời gian vài tháng.
Bạn có thể cảm thấy không khỏe và mệt mỏi, đôi khi bị sốt nhẹ.
Các triệu chứng có thể ảnh hưởng tới cuộc sống khi về già, nhưng cũng có trường hợp các triệu chứng thuyên giảm.
Viêm khớp vảy nến
Tuổi khởi phát bệnh thường từ 7 – 11 tuổi với các biểu hiện ở khớp thường xuất hiện trước khi có các tổn thương ở da. Thường viêm một vài khớp, có thể gặp ở cả khớp lớn và khớp nhỏ, không đối xứng, trong đó khớp gối thường gặp nhất, sau đó đến khớp ngón tay, ngón chân. Triệu chứng ngón tay/chân hình khúc dồi và những tổn thương lõm hoặc bong ở móng tay/chân là những triệu chứng rất gợi ý cho chẩn đoán bệnh. Những tổn thương da của bệnh hay gặp ở da đầu, quanh rốn, kẽ mông là những vùng dễ bị bỏ sót. Tiến triển của thể bệnh viêm khớp vảy nến này rất đa dạng, có trường hợp những tổn thương khớp rất nhẹ, nhưng cũng có những trường hợp tổn thương khớp nặng gây dính, biến dạng khớp.
Tổn thương mắt trong bệnh viêm khớp thiếu niên tự phát
Viêm màng mạch nhỏ gặp ở 20-50% trẻ em gái bị viêm vài khớp đặc biệt là những trường hợp có kháng thể kháng nhân dương tính. Thường bệnh không có triệu chứng vị thế đòi hỏi trẻ có viêm khớp cần phải được đi khám bác sĩ nhãn khoa thường xuyên để phát hiện và điều trị kịp thời
Viêm mống mắt cũng là tổn thương ở mắt thường đi kèm với viêm khớp. Bởi vậy với những trẻ viêm khớp mãn tính thì ngay từ lần đầu tiên phát hiện bệnh nên cho trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt. Với thể viêm vài khớp trong năm đầu nên đi khám mắt 3 tháng một lần và 6 tháng một lần từ năm thứ 2 trở đi. Với thể viêm nhiều khớp nên khám mắt 6 tháng một lần. Đối với những tổn thương viêm màng mạch nho chỉ cần điều trị nhỏ corticoid cũng đáp ứng rất tốt. Tuy nhien có những trường hợp tổn thương nặng phải thay thủy tinh thể do đục thủy tinh thể
Điều trị viêm khớp tự phát thiếu niên
Mục đích của điều trị là kiểm soát tiến triển của bệnh càng sớm càng tốt nhằm hạn chế đến mức tối đa những thương tổn gây phá hủy và biến dạng khớp, tối ưu hóa các vận động khớp nhằm đạt tới chức năng khớp bình thường cho bệnh nhân. Điều trị bao gồm các biện pháp không dùng thuốc, dùng thuốc và điều trị ngoại khoa.
Các biện pháp không dùng thuốc:
Vật lý trị liệu nhằm duy trì đến mức tối đa tầm vận động của khớp, tránh cứng khớp, dính khớp. Có thể dùng các biện pháp như sóng ngắn, tia hồng ngoại, tắm suối khoáng, tập các bài tập phục hồi chức năng vận động khớp… Tuy nhiên trong thời gian đau nhiều có thể tạm thời bất động khớp nhưng cần lựa chọn tư thế sao cho giữ được biên độ vận động lớn nhất.
Cố gắng duy trì các sinh hoạt thường ngày của trẻ như khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động xã hội, học tập ở trường lớp bình thường như những đứa trẻ khác. Tuy nhiên trong những đợt tiến triển nên cho trẻ nghỉ ngơi, chế độ dinh dưỡng tốt và đặc biệt có giấc ngủ đầy đủ.
Ngoài ra khi các bạn bị viêm khớp tự phát nên dùng các loại thực phẩm chức năng có tác dụng hồi phục các thành phần cấu tạo nên khớp, đây là giải pháp hữu hiệu và hầu như không gây tác dụng phụ.
Dược sĩ Hưng
JOINTKING – SỰ HỒI SINH CỦA KHỚP
Xem chi tiết tại đây.
Bài viết liên quan
- Điều trị thoái hóa khớp với liệu pháp hay
- U xơ cổ tử cung và một số thông tin…
- Những điều cần biết về chứng nóng gan
- Phòng ngừa táo bón cho trẻ trong độ tuổi đi…
- Điều cần biết về bệnh Viêm loét dạ dày
- Nguyên nhân nào khiến trẻ bị thiếu cân?
- MỘT SỐ LOẠI THỰC PHẨM HỖ TRỢ CẢI THIỆN THỊ…
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Nguyên nhân khiến phụ nữ bị rụng tóc và ngứa…
- Cứng khớp do thiếu canxi