Trong giai đoạn mọc răng, trẻ hay quấy khóc, cáu kỉnh, biếng ăn, sưng nướu, nhỏ nước miếng liên tục và một số bậc cha mẹ không biết nên cho trẻ ăn gì để giảm đau. Dưới đây là một số thực phẩm giúp làm dịu cơn đau nướu răng, đồng thời cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và vitamin rất tốt cho sự phát triển của trẻ.
Dưa leo: Vài lát dưa leo giúp làm giảm các cơn đau nướu răng.
Chuối: Để trẻ nhai quả chuối chín khi mọc răng. Đây là loại trái cây tốt cho trẻ vì có chứa nhiều loại đường thiên nhiên – sucrose, fructose và glucose kết hợp với chất xơ. Chuối cũng là một loại thực phẩm cung cấp năng lượng tốt cho con trẻ.
Bơ: Bạn cắt quả bơ thành nhiều lát và cho trẻ nhai một lát bơ để giảm đau do mọc răng. Nhai bơ cung cấp nhiều vitamin A và canxi cho trẻ.
Quả đào: Tốt cho trẻ vì nó chứa một lượng dồi dào canxi. Cắt một lát mỏng cho trẻ ngậm để giảm đau.
Thịt gà: Trẻ em thường thích hương vị của thịt gà. Gà xé nhuyễn là thức ăn tốt nhất cho trẻ đang mọc răng. Niềm vui nhai miếng gà xé sẽ giúp giảm bớt cơn đau nhức ở nướu răng.
Đậu lăng: Đậu lăng nấu chín không thể thiếu trong danh sách thức ăn cho trẻ mọc răng khi giúp xoa dịu cơn đau, giúp răng sớm nhú lên.
Cà rốt: Trẻ nhai một lát cà rốt ướp lạnh có thể giúp giảm đau do mọc răng.
Phô mai: Cắt phô mai thành vài mẩu nhỏ để cho trẻ nhai. Đặc tính kết dính của phô mai có thể giúp làm dịu các cơn đau nhức ở nướu răng.
Cách xử trí một số tình huống khi trẻ mọc răng
Khi mới mọc răng, bé thường cho tay hoặc đồ vật vào miệng cắn.
Nếu trong thời gian mọc răng sữa, bé sốt tới 38,5 độ C trở lên, bạn có thể dùng thuốc để hạ sốt. Nếu bé sốt nhẹ hơn thì không cần uống thuốc.
Vào khoảng 6-8 tháng tuổi, trẻ bắt đầu mọc răng sữa. Bé có thể bị sốt nhẹ, chảy nước bọt nhiều, thường đưa tay vào miệng cắn hoặc dùng lưỡi liếm phần lợi phía trước. Bé cũng có thể đi cầu phân nhão, sệt 3-4 lần/ngày, quấy khóc, biếng ăn.
Các dấu hiệu này thường xuất hiện rồi tự hết trong vòng 3-7 ngày (cũng có những
bé không xuất hiện dấu hiệu gì). Khi bé có các triệu chứng trên, cha mẹ cần lưu ý:
– Nếu bé đi cầu phân sệt nhiều lần trong ngày nhưng lượng phân và lượng nước ra ít thì không cần cho uống bù nước, hãy cứ cho ăn uống bình thường. Nếu phân nhiều nước hoặc bé đi quá nhiều lần thì nên đưa đến bác sĩ.
– Hãy mang bé đến bác sĩ nếu tình trạng quấy khóc, không chịu ăn kéo dài trong một tuần lễ, có nguy cơ gây chậm tăng cân, sụt cân. Nếu bé chỉ ăn ít trong vài ngày thì có thể không cần đi khám.
Để con có một bộ răng đẹp
Để răng bé khỏe đẹp, không bị sâu và có các dị tật, cha mẹ cần:
– Giữ vệ sinh răng miệng tốt cho bé: Sau khi ăn, nên cho bé uống một ít nước lọc để súc miệng, sau đó lau răng bằng khăn mềm; hoặc đánh răng cho bé. Nên làm thường xuyên nhiều lần trong ngày.
– Hạn chế các thói quen xấu của bé như ăn bánh kẹo thường xuyên, không đánh răng trước khi ngủ, ngậm vú giả, mút ngón tay. Những thói quen này có thể gây di lệch hàm răng, dẫn đến móm hoặc vẩu.
– Dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý, đặc biệt là đảm bảo chất canxi ngay từ giai đoạn mang thai.
– Không tự ý mua kháng sinh cho con uống để phòng ngừa tình trạng vàng răng vĩnh viễn do thuốc.
– Đưa con đi khám răng định kỳ 6 tháng một lần để kịp thời phát hiện và xử lý các bất thường.
Bài viết liên quan
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Bệnh viêm phổi không điển hình ở trẻ
- Thiếu Oxy não là gì?
- Điều nên biết về U xơ tử cung
- Chăm sóc gan và một số điều cần lưu ý
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng thực phẩm
- Viêm khớp ngón tay cái
- Bệnh về gan gây cản trở khả năng đi lại
- Liệu ăn quá nhiều chất xơ có bị co thắt…
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng men vi sinh