Trong cuộc sống thường nhật, cảm giác đau, mỏi ở vùng háng, mông đùi là điều khá quen thuộc đối với mỗi người. Tuy nhiên, nếu những cơn đau diễn ra thường xuyên và kéo dài thì bạn nên cẩn thận bởi có thể bạn đã mắc phải căn bệnh viêm khớp háng.
Khớp háng bình thường và khớp háng bị viêm.
Nguyên nhân gây bệnh viêm khớp háng
- Do bị khớp háng bị tổn thương lâu ngày mà không được chữa trị. Đặc biệt thường xảy ra đối với người lao động nặng thường xuyên, vận động viên thể thao, hoặc sau tai nạn
- Tình trạng thừa cân do béo phì làm gia tăng sức ép lên khớp háng, lâu ngày dẫn đến viêm, đau.
- Tuổi tác càng cao thì hệ thống xương càng dễ bị lão hóa kéo theo các căn bệnh về xương khớp, trong đó có viêm khớp háng.
- Ăn nhiều đường, đồ ngọt khiến lượng đường trong cơ thể bị dư thừa. Tình trạng này kéo dài sẽ làm tăng nồng độ máu, máu ứ tụ ở các khớp dẫn đến viêm.
- Thiếu máu: khi bạn bị thiếu máu, các khe kẽ của khớp, gân cơ quanh khớp bị co rút, teo khô đĩa đệm.
- Viêm khớp: Viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau khớp háng, đặc biệt ở người lớn tuổi.
- Viêm bao dịch hạt: các túi nhỏ chứa dịch nhầy đóng chức năng bảo vệ cơ bắp và dây chằng được gọi là bao dịch hạt. Khi bao dịch hạt bị viêm gây ảnh hưởng trực tiếp tới các khớp háng, khiến bệnh nhân đau nhức.
Tuổi tác là một trong những nguyên nhân gây viêm khớp háng
Triệu chứng thường gặp của bệnh viêm khớp háng
Bệnh viêm khớp háng đường khó phát hiện do các triệu chứng khá giống với các cơn đau mỏi thông thường. Tuy nhiên, nếu để ý lắng nghe cơ thể mỗi ngày, bạn có thể xác định được tình trạng viêm khớp háng qua những biểu hiện sau:
- Đau âm ỉ hoặc dữ dội ở khớp háng. Ngoài ra, cơn đau có thể lan đến các vị trí khác như đùi, mông hoặc đầu gối.
- Khớp háng bị cứng, cảm giác đau sau một giấc ngủ dài hoặc sau khi ngồi lâu
- Cảm giác khó khăn khi dạng chân, bước đi hoặc thực hiện cách động tác như: xoay hông, cúi người.
- Đau xương chậu.
- Khi di chuyển có cảm giác lạo xạo phát ra từ khớp háng.
- Ở trẻ nhỏ, ngoài triệu trứng đau còn có thể lên cơn sốt nhẹ (38oC)
Phương pháp điều trị viêm khớp háng
Để có phương pháp điều trị hiệu quả nhất, bệnh nhân nên đến các trung tâm y tế, bệnh viên để kiểm tra, chụp chiếu. Sau khi xác định được đúng nguyên nhân, tình trạng gây bệnh, có thể tiến hành sử dụng các sản phẩm thuốc phù hợp để bệnh được khắc phục kịp thời.
Ngoài ra, có thể kết hợp các bài tập vật lý trị liệu với các động tác kéo dãn nhẹ nhàng hoặc vận động bơi lội.
Trường hợp bệnh tình nghiêm trọng với những cơn đau dữ dội hoặc khớp háng bị biến dạng thì bệnh nhân bắt buộc phải tiến hành phẫu thuật thay thế khớp.
Các bài tập vật lý trị liệu giúp cải thiện chứng viêm khớp.
Kết luận: Trên đây là những nguyên nhân, biểu hiện điển hình nhất của bệnh viêm khớp háng. Nếu bạn gặp bất kì các triệu chứng nào kể trên, hãy đi khám tại các trung tâm y tế đáng tin cậy để căn bệnh này không trở thành nỗi lo lắng mỗi ngày trong cuộc đời bạn.
Dược sĩ Hưng
JOINTKING – SỰ HỒI SINH CỦA KHỚP
Xem chi tiết sản phẩm tại đây.
Bài viết liên quan
- Điều trị thoái hóa khớp với liệu pháp hay
- U xơ cổ tử cung và một số thông tin…
- Những điều cần biết về chứng nóng gan
- Phòng ngừa táo bón cho trẻ trong độ tuổi đi…
- Điều cần biết về bệnh Viêm loét dạ dày
- Nguyên nhân nào khiến trẻ bị thiếu cân?
- MỘT SỐ LOẠI THỰC PHẨM HỖ TRỢ CẢI THIỆN THỊ…
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Nguyên nhân khiến phụ nữ bị rụng tóc và ngứa…
- Cứng khớp do thiếu canxi