HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Các bệnh khác

    Bệnh nấm miệng candida ở trẻ em

    1. Đặc điểm của nấm candida

    – Bình thường nấm candida thường trú trên cơ thể và không xâm lấn gây bệnh.
     
    – Có 40 – 60% dân số là người lành mang Candida trên cơ thể.
     
    – Candida bình thường tồn tại ở da, hệ tiêu hóa, cơ quan sinh dục nữ… và có nhiều chủng khác nhau, trong đó chiếm tỉ lệ cao nhất là chủng candida albicans 70%.
     
    – Trẻ thường nhiễm candida trong lúc sinh khi mẹ bị nấm candida âm đạo lúc mang thai.
     
    – Miệng trẻ sơ sinh có pH thấp thuận lợi cho nấm phát triển.
     
    – Nấm candida có 0,5 – 20% số nhũ nhi khỏe mạnh và 50% trẻ nhiễm HIV-AIDS.
     
    Những yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của candida
     
    – Hệ miễn dịch của trẻ chưa trưởng thành.
     
    – Vệ sinh răng miệng kém, đặc biệt ở các bé đang điều trị chỉnh hình nha có mang các dụng cụ chỉnh nha gây khó khăn cho vệ sinh răng miệng.
     
    – Các bệnh gây suy giảm hệ miễn dịch: HIV – AIDS, ung thư.
     
    – Dùng thuốc corticoid – kháng sinh kéo dài – thuốc ức chế miễn dịch – hóa trị liệu ung thư.
     
    – Suy dinh dưỡng.
     
    – Chấn thương tại chỗ. 
     
    – Đái tháo đường.
     
    – Giảm chức năng tuyến nước bọt.
     
    2. Triệu chứng của bệnh
     
    – Không triệu chứng, có thể do phát hiện tình cờ trong khi thăm khám một bệnh khác hay do tình cờ thấy những mảng trắng trên niêm mạc má hay lưỡi. 
     
    – Trẻ biếng ăn, hay có thể thay đổi vị giác ăn không cảm thấy ngon miệng.
     
    – Đau rát họng, kích thích.
     
    – Nôn ói.
     
    – Nếu nặng: gây khó nuốt (nếu nấm lan xuống thực quản) hay khàn giọng (nếu nấm lan xuống thanh quản).
     
    bệnh nấm miệng
     
    Biểu hiện của bệnh nấm miệng Candida ở trẻ
     
    Khi tiến hành khám miệng bé bị nấm miệng candida sẽ thấy
     
    – Các mảng trắng như sữa, hay kem, phủ trên nền hồng ban – dính chặt vào niêm mạc lưỡi, má… khó bóc tách và khi cố bóc tách có thể gây chảy máu.
     
    Đa số biểu hiện dưới dạng giả mạc trắng, một số biểu hiện với dạng bạch sản, tăng sản lưỡi, hay dạng viêm lưỡi có dạng hình thoi ở giữa lưỡi. Với trẻ hay dùng thuốc corticoid hít, hay xông trong điều trị dự phòng suyễn mà không súc miệng sau xịt, cũng có thể bị nấm miệng candida dưới dạng hồng ban thường thấy ở vùng vòm họng. 
     
    3. Cách chẩn đoán bệnh
     
    – Chẩn đoán chủ yếu dựa khám lâm sàng.
     
    – Xét nghiệm hiếm cần thiết và chỉ thực hiện trong trường hợp khó chẩn đoán, kém đáp ứng điều trị… sẽ thấy các tế bào hạt men nẩy mầm, sợi tơ nấm giả khi nhuộm Gram, soi tưoi, hay sinh thiết và có thể định danh chủng nấm candida khi quệt cấy bệnh phẩm. 
     
    Một số chẩn đoán nhầm thường gặp khi chẩn đoán bệnh nấm miệng candida                                 
     
    – Lưỡi bản đồ: đây là tình trạng mà bà mẹ hay thường bị nhầm lẫn với nấm miệng candida nhất, và hay tự ý mua thuốc kháng nấm rơ miệng cho trẻ. Tình trạng rơ miệng không đúng này không những không cần thiết, mà đôi khi làm tăng thêm tình trạng khó chịu, tổn thương lưỡi và thậm chí biếng ăn của bé vì làm tổn thương các nụ vị giác trên lưỡi do rơ lưỡi không cần thiết và không đúng. Điều cần lưu ý là lưỡi bản đồ không phải là tình trạng nhiễm nấm candida miệng, với mảng có bờ giới hạn rõ trên lưỡi, và đôi khi gây loét lưỡi.
     
    – Dính sữa hay thức ăn: các mảng trắng dễ dàng làm sạch khi rơ miệng bằng gạc sạch. Dính sữa và thức ăn thường gặp tuổi ăn dặm và đặc biệt ở trẻ bú sữa công thức.
     
    – Loét miệng dạng aptơ: có thể kèm theo sốt, đau họng và khó nuốt. Điều trị tình trạng này chủ yếu là nâng đỡ, giảm sốt, giảm đau và bổ sung vitamin.
     
    – Trẻ bị bệnh tay chân miệng: trẻ có lở, loét miệng và thường kèm hồng ban mụn nước ở lòng bàn chân, bàn tay, gối, mông và có thể kèm sốt và/ hoặc các biến chứng nặng khác về thần kinh, tim, phổi… Trong điều trị giảm đau họng của bệnh tay chân miệng có thể dùng thuốc ngậm hỗn dịch kháng acid và đôi khi sự dính các thuốc này trên miệng, lưỡi bé có thể bị chẩn đoán nhầm là bị nhiễm candida ở miệng.
     
    4. Cách điều trị và phòng bệnh
     
    Nếu đang cho con bú, trẻ sơ sinh đã có nấm miệng, và sẽ là tốt nhất nếu là cả hai điều trị. Nếu không, có khả năng các nhiễm trùng trở lại. Bác sĩ có thể kê toa một loại thuốc kháng nấm nhẹ cho em bé và kem chống nấm cho vú. Nếu em bé sử dụng một núm vú hoặc nguồn cấp từ chai, rửa sạch núm vú và núm vú trong dung dịch nước và giấm phần bằng nhau hàng ngày và phơi khô để ngăn chặn sự phát triển nấm. Ngoài ra, nếu sử dụng một máy bơm vú, rửa sạch các bộ phận có thể tháo rời tiếp xúc với sữa trong một dung dịch dấm và nước.
     
    Với trẻ khỏe mạnh thì rơ miệng tại chỗ bằng thuốc kháng nấm nystatin dạng uống nghiền nát hay dạng bột hòa nước là chọn lựa an toàn, tuy nhiên dạng hoạt chất này có vị khó chịu và một số trẻ không chấp nhận mùi vị này. Miconazole oral gel rơ miệng tại chỗ hiệu quả hơn nystatin, mùi vị được các trẻ chấp nhận tốt. Hơn nữa, dạng bào chế dạng gel thuận tiện cho bà mẹ trong sử dụng và không mắc công phải nghiền thuốc. Fluconazole không được chấp thuận dùng cho trẻ có hệ miễn dịch bình thường, mặc dù có hiệu quả. Thuốc tím Gentian có thể hiệu quả nhưng gây loét niêm mạc và bẩn da áo quần. Cha mẹ tuyệt đối không nên dùng mật ong rơ lưỡi cho trẻ nhũ nhi vì mật ong có thể chứa bào tử vi khuẩn clostradium botulinum, chuyển dạng thành vi khuẩn sống gây nguy hiểm cho trẻ.
     
    Vì rơ miệng có thể kích thích gây nôn ói cho trẻ nên để có hiệu quả và dễ chịu cho bé thì thời điểm thực hiện tốt nhất là lúc bụng bé đói. Mẹ cần vệ sinh tay sạch sẽ, rồi lấy miếng gạc rơ miệng quấn quanh ngón tay (ngón chọn để rơ miệng phải có kích cỡ phù hợp độ rộng của miệng bé) và nhúng trong nước chín để nguội để làm mềm miếng gạc, tránh ma sát làm đau bé. Mẹ cần dùng miệng gạc thấm thuốc chống nấm nystatin đã được nghiền nát hay miconazole oral gel với lớp mỏng vừa đủ. Nếu bé nấm miệng nhiều nơi thì mẹ nên vệ sinh theo thứ tự hai bên má trước, vùng khẩu miệng và lưỡi sau cùng từ ngoài vào trong để giảm thiểu nguy cơ nôn ói cho trẻ.
     
    Khi đã điều trị đúng cách và đủ liều mà nấm miệng vẫn kéo dài hoặc tái phát sau điều trị thì bé có thể bị tái lây nhiễm từ các dụng cụ sinh hoạt có nhiễm nấm Candida chưa được làm sạch hoặc thay thế như núm vú giả, bàn chải và đồ chơi bị nhiễm, núm vú bà mẹ mang nấm Candida (núm vú mẹ đau, rát, bỏng, ngứa hay hồng ban…), dùng kháng sinh kéo dài, hay bé bị suy giảm miễn dịch.
     

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần
    Tôi đã mua Canxi King cho cháu nhà tôi uống. Sản phẩm rất tốt và dễ uống.
    Nguyễn Minh, Khu D8, Thành Công, Đống Đa, Hà Nội
    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang