HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Các bệnh khác

    Bệnh lú lẫn

    1. Nguyên nhân và triệu chứng bệnh
     
    Nguyên nhân gây lú lẫn thường là do bệnh Alzheimer, trầm cảm, tai biến mạch máu não…Có tới 75% trường hợp lú lẫn diễn tiến âm thầm một thời gian khá lâu trước khi được phát giác, thường thì do thân nhân là người đầu tiên nhận ra. Lúc đầu, người bệnh hay kiếm cách phủ nhận, nói lảng, đôi khi bịa rất khéo để che giấu bất hạnh của mình. Thí dụ như khi hỏi họ đang coi phim gì trên truyền hình, thì họ trả lời “đang coi chương trình tôi thích nhất”, mà thực ra họ không nhớ tên của chương trình đó. Nhưng với thời gian, người bệnh không còn che đậy được nữa và triệu chứng lần lần xuất hiện:
     
    – Trí nhớ gần, ngắn hạn mất đi
     
    Ngay sau khi nghe hay đọc một tin tức, họ quên liền. Không uống thuốc mỗi buổi sáng như thường lệ. Không tắt bếp sau khi nấu. Không nhớ chìa khoá nhà để ở đâu. Nhắc đi nhắc lại cùng một câu hỏi nhiều lần.
     
    – Mất ngôn ngữ
     
    Không tìm được từ chính xác để gọi sự vật. Biết nó là con chó, nhưng gọi nó là con mèo vì không sao tìm được từ “chó” trong trí óc. Đang nói chuyện, tự nhiên khựng lại, không biết mình đang nói gì…
     
    – Mất khả năng thực hiện động tác thông thường
     
    Không chải đầu, đánh răng, tắm rửa, không nhớ cách và cơm ăn, mặc quần áo. Họ hành động như một đứa bé chưa được huấn luyện về những động tác thông thường này.
     
    – Mất nhận thức
     
    Không nhớ tên và nhận ra người quen, nơi hay lui tới, vật hay dùng, khó khăn trong việc học hỏi, hội nhập kiến thức mới. Rối loạn khả năng sắp xếp công việc, theo dõi hoàn cảnh chung quanh.
     
     – Mất định hướng không gian và thời gian
     
    Lạc lối trên đường quen thuộc hàng ngày, dáng đi thay đổi: đang đi đột nhiên đứng lại, kéo lê bước đi, hay té ngã.
     
     – Sao lãng vệ sinh cá nhân, quần áo xốc xếch, khuy cúc không cài
     
    Nhiều người bệnh, cứ mỗi khi chiều xuống, mặt trời lặn, là cảm thấy bồn chồn, bực tức, đứng ngồi không yên, mất định hướng. Họ đi lang thang trong nhà, ngoài vườn, tự cô lập, không tham gia sinh hoạt chung. Đây có thể là do bị tước đoạt cảm xúc khi tối trời hay do sự thay đổi hoá chất ở não bộ sau một ngày hoạt động.
     
    2. Cách chăm sóc người bị lú lẫn
     
    – Về ăn uống: Để đảm bảo an toàn cho người bệnh, không nên để bệnh nhân tự nấu ăn hoặc tham gia nấu ăn. Nhắc nhở giờ ăn. Dọn từng món ăn tránh trường hợp họ ngồi bối rối trước mâm cơm không biết chọn ăn món nào. Đôi khi bệnh nhân chỉ thích ăn một món, dễ bị thiếu dinh dưỡng, do vậy thực đơn cần xen kẽ các món ăn khác nhau. Nếu người bệnh quên cách dùng đũa, thìa có thể thay bằng món ăn cầm tay. Cho ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày vì người bệnh thường không chịu ngồi yên trong bữa ăn kéo dài.
     
    – Nghỉ ngơi: Để ngủ ngon giấc ban đêm, nên khuyến khích người bệnh vận động, tham dự nhiều sinh hoạt ban ngày, hạn chế ngủ ban ngày, tránh uống nhiều nước vào buổi chiều, buổi tối để họ khỏi thức dậy đi tiểu ban đêm.
     
    – Uống thuốc: Các loại thuốc phải cất trong tủ có khóa cẩn thận. Cần trực tiếp cho người bệnh uống thuốc đúng giờ, đúng liều lượng. Với người bệnh không chịu uống thuốc, nên nghiền thuốc nhỏ, pha lẫn với chút thức ăn (song phải có tư vấn của bác sĩ để tránh những món ăn tương kỵ với thuốc). Đôi khi phải dỗ như dỗ trẻ em.
     
    – Quần áo, giày dép: Cho người bệnh mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, ít cúc, khóa, móc. Nhiều khi họ chỉ thích mặc một bộ nào đó, do vậy nên có sẵn hai bộ giống nhau để thay đổi mỗi ngày. Dùng loại giày dép thiết kế đơn giản, không dây vì có khi người bệnh quên cách buộc dây giày.
     
    – Không để người bệnh đi lang thang, lạc lối: Thay ổ khóa cửa mở cần chìa, cho người bệnh mang vòng hoặc thẻ có tên, địa chỉ, điện thoại. Nhờ hàng xóm để ý nếu thấy người bệnh đi ra khỏi nhà.

    – Yêu thương, thông cảm với người bệnh: Với thời gian, người bệnh sẽ nặng hơn, trí nhớ hao mòn, khả năng sinh hoạt cá nhân giảm, mất niềm tin, người bệnh trở nên nghi ngờ, bẳn gắt, bướng bỉnh, khó chịu. Đây là lúc người thân vừa đau lòng, vừa khó xử. Khó khăn với bệnh nhân càng làm họ bực tức, chống đối. Do đó người thân cần nhẹ nhàng thông cảm, vỗ về người bệnh để họ cảm thấy an tâm. Con cháu nên tới thăm hỏi thường xuyên, nhất là trẻ nhỏ sẽ khiến người bệnh cảm thấy vui vẻ, được thương yêu.
     

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Khi sử dụng V-Sorento – Hỗ trợ chữa trị viêm đại tràng, các triệu trứng viêm đại tràng của tôi đã được cải thiện rõ rêt.
    Nguyễn Cường, 60 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương
    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang