HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Các bệnh khác

    Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nữ giới

    1. Nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiết niệu ở phụ nữ

    Trong cấu tạo của hệ thống đường tiết niệu, có một số nét cần lưu ý đặc biệt như: niệu đạo của phụ nữ ngắn hơn niệu đạo của đàn ông và ở gần 2 cơ quan (âm đạo và lỗ hậu môn) rất dễ gây nhiễm trùng cho niệu đạo, từ đó gây viêm nhiễm ngược dòng lên các cơ quan khác của hệ tiết niệu. Có rất nhiều loại vi sinh vật có thể gây nhiễm trùng đường tiết niệu ở phụ nữ nhưng đáng lưu ý nhất là các vi khuẩn thuộc đường tiêu hóa như: E.coli, enterobacter, klebsiella, proteus; thứ đến là một số cầu khuẩn như là S.epidermidis (tụ cầu da), S.saprophyticus (tụ cầu hoại sinh), lậu cầu, chlamydia, mycoplasma… hoặc nấm candida albicans. Đặc biệt, các loại vi khuẩn này có thể vừa gây nhiễm trùng đường tiết niệu vừa gây nhiễm trùng đường sinh dục, nhất là do quan hệ tình dục không đảm bảo vệ sinh.

    Một số yếu tố thuận lợi gây nhiễm trùng đường tiết niệu ở phụ nữ

    Do niệu đạo của phụ nữ ngắn lại gần một số cơ quan thường có mang vi khuẩn, cho nên nữ giới mắc bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu tiểu nhiều hơn nam giới. Trong các yếu tố thuận lợi gây nhiễm trùng đường tiết niệu ở nữ giới, người ta cũng thường đề cập đến thói quen nhịn tiểu do nhiều lý do khác nhau, ví dụ như: ngại đi tiểu nhất là mùa đông, ở nơi công cộng mà nơi đi vệ sinh không kín đáo, đi tàu xe dài ngày… Thêm vào đó, có một số phụ nữ bị nhiễm trùng đường tiết niệu  do ngại uống nước. Người ta thấy, nhiễm trùng đường tiết niệu có thể do quan hệ tình dục không đảm bảo vệ sinh sạch sẽ đường sinh dục, tiết niệu hoặc quan hệ tình dục với người đã mắc bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu đã có sẵn như: viêm đường sinh dục do lậu cầu, mycoplasma, chlamy- dia, vi nấm hoặc do tắc nghẽn bàng quang bởi sỏi; hoặc mắc một số bệnh như: đái tháo đường, nằm bất động dài ngày; hoặc ít cử động như: trong bó bột do gãy xương đùi, khung chậu… Một số thao tác y tế do dụng cụ y tế không vô khuẩn hoặc do bàn tay cán bộ y tế chưa thật sự vô khuẩn cũng có thể gây nên nhiễm trùng đường tiết niệu như: nong niệu đạo, thông niệu đạo, thăm dò bàng quang, tán sỏi… Người ta cũng đã ghi nhận trong mốt số trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu do dụng cụ phòng tránh thai như màng ngăn âm đạo hoặc bao cao su. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu không xác định được yếu tố thuận lợi.
     
    2. Biểu hiện của bệnh
     
    Nhiều trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu có cả giai đoạn cấp tính và giai đoạn mạn tính. Trong trường hợp cấp tính có thể có sốt, tiểu buốt, tiểu máu hoặc tiểu mủ (lậu cấp tính), buồn nôn, nôn. Nhiễm trùng đường tiết niệu mạn tính thường hay đau thắt lưng và nhất là phía bên đường tiết niệu bị viêm nhiễm. Một số trường hợp có thể có đầy hơi, chướng bụng đặc biệt là viêm nhiễm do sỏi đường tiết niệu (sỏi thận, sỏi niệu quản), hiện tượng tiểu dắt, tiểu buốt, tiểu són cũng thường bắt gặp. nhiễm trùng đường tiết niệu ở phụ nữ nếu không được điều trị triệt để và kịp thời có thể gây nên áp-xe quanh thận, viêm bể thận và suy thận cấp tính hoặc bị nhiễm trùng máu. Những phụ nữ đang mang thai nếu bị nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gây sảy thai, sinh non hoặc gây nhiễm trùng sơ sinh cho trẻ.
     
    3. Cách chẩn đoán và phòng bệnh
     
    Điều quan trọng nhất là khi nghi ngờ bị nhiễm trùng đường tiết niệu cần đi khám bệnh ngay, nhất là khám ở những cơ sở y tế có các điều kiện tối thiểu để xác định căn nguyên gây nhiễm trùng đường tiết niệu. Khi khám bệnh, bác sĩ ngoài khám lâm sàng, hỏi tiền sử bệnh (tìm yếu tố thuận lợi gây nhiễm trùng đường tiết niệu sẽ chỉ định làm siêu âm, chụp X-quang hệ thống đường tiết niệu, đặc biệt là khi nghi ngờ là nhiễm trùng đường tiết niệu sẽ cho làm xét nghiệm nước tiểu, từ khâu nhuộm soi kính hiển vi cho đến các kỹ thuật cao hơn là nuôi cấy tìm vi khuẩn có trong nước tiểu.
     
    Để phòng bệnh và tránh bệnh lặp lại sau khi điều trị, cần có thói quen uống nhiều nước (2 lít/ngày) để rửa sạch bàng quang, đào thải các thành phần có hại, tránh sự tăng sinh của mầm bệnh. Nên ăn nhiều loại trái cây như cam, chanh, bưởi thường xuyên. Các loại trái cây này làm nước tiểu bị chua, trong môi trường acid vi khuẩn khó phát triển. Khi mắc tiểu, không được nín nhịn mà phải đi ngay, thậm chí không cần chờ đến cảm giác mắc tiểu mới đi mà canh chừng 2 đến 3 giờ là phải tự đi tiểu. Nước tiểu càng ứ đọng thì mầm bệnh càng có cơ hội phát triển.
     
    Sau mỗi lần giao hợp, các chị em nên đi tiểu ngay và vệ sinh sạch sẽ vùng cửa mình để loại bỏ các vi khuẩn được đưa vào niệu đạo và bàng quang. Mỗi ngày phải vệ sinh vùng kín một lần, khi rửa nên thực hiện từ trước ra sau, tránh mang vi khuẩn có sẵn ở âm hộ và hậu môn vào đường tiểu. Trong chu kỳ kinh nguyệt, chị em phải thay băng thường xuyên dù máu có ít hay nhiều. Mọi ứ đọng sẽ là nguyên nhân cho mầm bệnh phát triển và tấn công bàng quang.
     

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi đã mua Canxi King cho cháu nhà tôi uống. Sản phẩm rất tốt và dễ uống.
    Nguyễn Minh, Khu D8, Thành Công, Đống Đa, Hà Nội
    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang
    Khi sử dụng V-Sorento – Hỗ trợ chữa trị viêm đại tràng, các triệu trứng viêm đại tràng của tôi đã được cải thiện rõ rêt.
    Nguyễn Cường, 60 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội