HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Bệnh Ung Thư

    Phương pháp hóa trị liệu trong điều trị ung thư

    Hóa trị liệu đã chứng minh hiệu quả chữa khỏi bệnh trong ung thư rau thai, ung thư hạch, ung thư tinh hoàn, bệnh bạch cầu cấp dòng lympho…
     
    1. Lịch trình điều trị
     
    Các phác đồ hóa trị liệu có thể kéo dài từ 2-5 ngày, có khi tới 14 ngày, giữa các đợt điều trị là khoảng thời gian bạn được nghỉ ngơi để phục hồi sức khỏe. Thời gian này thường kéo dài từ 2-3 tuần. Bạn nên đến điều trị đúng hẹn, không tự ý rút ngắn hay kéo dài vì điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả điều trị. Nhưng đôi khi việc điều trị phải lui lại vì kết quả của một số xét nghiệm máu. Cần trao đổi trực tiếp với bác sĩ điều trị để biết thêm về vấn đề này.
     
    2. Các đường dùng thuốc
     
    Các thuốc hóa chất được đưa vào cơ thể bằng các con đường: Truyền tĩnh mạch; Tiêm bắp hay dưới da; Đường uống; Tủy sống; Các khoang: màng phổi, màng bụng, bàng quang…
     
    3. Tác dụng phụ của thuốc
     
    Trước khi bước vào điều trị, hầu hết bệnh nhân và gia đình đều quan tâm và lo lắng đến các tác dụng phụ của thuốc. Nhưng bạn nên nhớ một điều: không phải bệnh nhân nào điều trị đều có tác dụng phụ giống nhau, mức độ biểu hiện cũng khác nhau tùy thuộc vào loại thuốc, liều lượng và cũng tùy thuộc vào từng cơ thể người bệnh. 
     
    Một số tác dụng phụ hay gặp: 
     
    Nôn và buồn nôn; Mệt mỏi, chán ăn; Rối loạn tiêu hóa: táo bón hoặc đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày; Tê đầu ngón tay, ngón chân; Rụng tóc; Xám da; Rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ; Sốt nhẹ; Thay đổi các chỉ số về xét nghiệm máu, chức năng gan, thận…; Chảy máu (niêm mạc, tiêu hóa). 
     
    Các tác dụng phụ trên thường chỉ kéo dài trong vài ngày điều trị, sau đó sẽ giảm dần và hết hẳn khi bạn kết thúc điều trị. 
     
    Cách hạn chế tác dụng phụ của thuốc
     
    Ngoài việc dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ điều trị, bạn nên: Ăn uống đủ chất, không ăn kiêng khem, ăn làm nhiều bữa trong ngày; Ăn nhiều hoa quả; Uống nhiều nước (khoảng 1,5 – 2 lít/ ngày), nước hoa quả, đường…; Hạn chế lao động nặng; Dành nhiều thời gian cho nghỉ ngơi, tập thể dục nhẹ nhàng; Vệ sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân tốt. 
     
    Bạn không nên: Uống rượu, bia; Hút thuốc lá; Ăn kiêng thái quá; Tự ý dùng thuốc không theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. 
     
    Tóm lại, với sự phát triển của y học hóa trị liệu là một trong ba phương pháp chính để điều trị bệnh ung thư. Hóa trị liệu ngày càng được phát triển ở Việt Nam và trên thế giới. Phương pháp này gây một số tác dụng phụ nên trong quá trình điều trị, đòi hỏi có sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ và sự tuân thủ nghiêm túc của người bệnh về việc sử dụng thuốc cùng với các lời khuyên của thầy thuốc. 
     
    4. Một số câu hỏi thường gặp về phương pháp hóa trị liệu trong điều trị ung thư
     
    Bao lâu người bệnh cần được hoá trị liệu một lần?
     
    Thường thực hiện hoá trị liệu theo từng chu kỳ. Mỗi chu kỳ có thể kéo dài từ một đến vài ngày, cũng có khi kéo dài đến vài tuần…tuỳ thuộc vào loại bệnh ung thư, công thức hoá trị và sức khoẻ của bệnh nhân. Thường thì hoá trị được thực hiện với nhiều chu kỳ, giữa các chu kỳ sẽ có khoảng nghỉ, mục đích là để cơ thể người bệnh phục hồi, số lượng các tế bào máu trở về bình thường. Khoảng nghỉ này có thể từ một đến vài tuần. Người bệnh nên tuân thủ theo đúng hẹn của bác sĩ. Tuỳ theo bệnh và mục đích điều trị, bác sĩ sẽ quyết định số chu kỳ cần thực hiện. Bệnh nhân không được bỏ dở điều trị hoặc đến không đúng hẹn vì sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả điều trị.
     
    Người bệnh có cảm giác thế nào trong lúc hoá trị liệu?
     
    Mỗi người sẽ có một cảm giác khác nhau, tuỳ thuộc vào giai đoạn bệnh, sức khoẻ của người bệnh trước khi làm hoá trị liệu, công thức hoá trị liệu và liều lượng thuốc. Trong lúc hoá trị liệu, hầu hết mọi bệnh nhân đều cảm thấy mệt mỏi, chán ăn… Vì vậy mỗi người hãy tự sắp xếp cho mình kế hoạch đi lại, ăn uống và nghỉ ngơi sao cho phù hợp.
     
    Người bệnh có thể làm việc trong lúc hoá trị liệu được không?
     
    Điều này hoàn toàn tuỳ thuộc vào sức khoẻ và công việc của bệnh nhân. Tốt nhất là nên giảm bớt khối lượng công việc, giành thời gian nhiều hơn cho nghỉ ngơi. Trong thời gian hoá trị liệu, các bác sĩ thường hay khuyên người bệnh tránh tiếp xúc với chỗ đông người để đề phòng lây nhiễm vi rút, vi khuẩn vì lúc này sức đề kháng của cơ thể bạn không được tốt. Nên thường xuyên rửa tay, giữ vệ sinh ăn uống và uống đủ nước.
     
    Người bệnh có thể uống các loại thuốc khác như thuốc kháng sinh, nhuận tràng, thuốc cảm cúm…trong lúc đang hoá trị liệu được không?
     
    Hoàn toàn có thể được nhưng cần tuân theo chỉ định của bác sĩ. Việc dùng thêm các vitamin, các thực phẩm chức năng, thực phẩm ăn kiêng cũng cần lưu ý vì có một số loại vitamin và thực phẩm có thể gây ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả của thuốc. Khi định dùng thêm bất cứ loại thuốc hay thực phẩm bổ sung nào cũng nên thông báo và hỏi ý kiến bác sĩ đang điều trị hoá chất cho mình để đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị.
     
    Làm thế nào để biết được hoá trị liệu đang có hiệu quả?
     
    Bác sĩ sẽ dựa vào việc thăm khám lâm sàng, kết quả một số xét nghiệm máu, chẩn đoán hình ảnh như chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính…để đánh giá mức độ đáp ứng của người bệnh. Không bao giờ dựa vào biểu hiện của  tác dụng phụ để suy đoán hiệu quả của thuốc. Nhiều người có quan niệm sai rằng càng có nhiều tác dụng phụ thì chứng tỏ thuốc càng có hiệu quả, người bệnh nào không có tác dụng phụ là thuốc không có tác dụng.
     
    Phản ứng phụ và cách khắc phục?
     
    Đây là những chất độc cho cơ thể và gây ra những phản ứng phụ sau:
     
    Buồn nôn và nôn: làm giảm bớt bằng các thuốc chống nôn cho vào dung dịch tiêm truyền làm giảm bớt 95% cảm giác khó chịu và không gây hậu quả xấu.
     
    Làm biến đổi và gây loét thành mạch. Hiện nay để cải thiện tình trạng này, người ta đặt một ống thông trong các tĩnh mạch trung tâm. Như thế sự tuần hoàn máu sẽ nhanh và làm giảm thời gian tiếp xúc giữa hóa chất với thành mạch.
     
    Táo bón: được điều trị bằng thuốc nhuận trường.
     
    Làn da bị khô héo: dùng các loại sản phẩm làm ẩm làn da.
     
    Rụng tóc: xuất hiện từ ngày thứ 20 trở đi được tiên liệu trước bằng cách làm lạnh mái tóc. Một mủ gây lạnh được đội lên đầu trong khi truyền dịch để làm giảm lượng máu lưu hành lên mái tóc và như thế lượng hóa chất tác dụng lên tóc sẽ giảm bớt. Biện pháp này tuy không thuận tiện cho lắm nhưng không gây đau đớn.
     
    Bệnh nhiễm trùng: dễ bị phối nhiễm do thường xuyên lấy máu được điều trị bằng kháng sinh.
     
    Trầm cảm: cần có chuyên viên điều trị nếu xảy ra. Người thân cần hiểu những đau đớn buồn phiền của người bệnh, tạo bầu không khí thông cảm và hiểu biết. Lòng nhân ái là một yếu tố cần thiết với những nhà ung thư học bởi vì sau căn bệnh hiểm nghèo là người bệnh và nỗi đau.
     

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi đã mua Canxi King cho cháu nhà tôi uống. Sản phẩm rất tốt và dễ uống.
    Nguyễn Minh, Khu D8, Thành Công, Đống Đa, Hà Nội
    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần
    Tôi đã sử dụng sản phẩm trà An Bình được một thời gian. Thực sự, sản phẩm rất tốt và tình trạng huyết áp thấp của em được cải thiện rõ rệt. Cám ơn Dược phẩm An Bình rất nhiều!
    Thị Hồng Duyên – Tân Yên, Bắc Giang