HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Bệnh tiêu hóa

    Bệnh viêm đại tràng là gì?

    Viêm đại tràng là một bệnh tiêu hoá thường gặp, tỷ lệ mắc bệnh trong nhân dân cao ở nhiều nước đang và kém phát triển do mức sống còn thấp nên điều kiện vệ sinh trong ăn uống ít được chú trọng. Bệnh khởi phát từ một đợt viêm đường tiêu hoá cấp tính do nhiễm khuẩn các vi khuẩn hay các ký sinh vật qua ăn uống nhưng không được điều trị triệt để dẫn tới hiện tượng nhờn thuốc, kháng thuốc. Sau nhiều lần tái phát, bệnh chuyển sang Viêm đại tràng mạn tính.
     Bệnh viêm đại tràng mạn tính có biểu hiện là rối loạn tiêu hoá, chướng bụng, đau bụng, phân rối loạn (khi lỏng, khi nát, khi táo), không thoải mái sau khi đại tiện và có cảm giác mót muốn đi nữa,… Bệnh thường xuyên tái phát, ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ gây trở ngại cho sinh hoạt và công việc thường ngày. Việc điều trị bệnh Viêm đai tràng mạn tính hiện nay gặp rất nhiều khó khăn không chỉ ở Việt Nam mà còn tại nhiều nước trên thế giới chính là do tình trạng nhờn thuốc và kháng thuốc, việc điều trị bằng thuốc tân dược hiện nay chủ yếu để khắc phục các triệu chứng (chữa đi ngoài, giảm co thắt ruột, giảm đau,…)
    Nguyên nhân dẫn tới viêm đại tràng
    Bệnh viêm đại tràng
    – Nhiễm khuẩn: Các loại vi khuẩn gây hội chứng lỵ như shigella, samonella…
    – Nhiễm nguyên sinh động vật: Amip, lamblia.
    – Nhiễm ký sinh trùng: Các loại giun sống ký sinh ở đại tràng như giun đũa, giun kim, giun tóc và các loại sán ruột.
    – Chế độ ăn uống: Ăn uống không điều độ kéo dài hoặc các thức ăn gây kích thích, tổn thương niêm mạc ruột.
    – Táo bón kéo dài.
    – Viêm đại tràng thứ phát sau các bệnh khác của hệ tiêu hóa.
    Biểu hiện của bệnh viêm đại tràng
    – Rối loạn tiêu hóa kéo dài: Đi ngoài phân lúc táo, lúc lỏng. Phân thường nát, không thành khuôn, đi từ 2 đến 6 lần trong ngày. Bệnh nhân thường cảm thấy không thoải mái sau khi đi đại tiện, hay có cảm giác mót rặn muốn đi nữa.
    – Bụng trướng hơi: Khu trú dọc khung đại tràng, bệnh nhân luôn cảm thấy căng tức, khó chịu.
    – Đau bụng: Là triệu chứng hay gặp. Đau âm ỉ ở phần dưới bụng hoặc dọc khung đại tràng. Đau tăng sau khi ăn và trước khi đi đại tiện. Sau khi trung tiện hoặc đại tiện thì đau giảm hơn.
    – Tình trạng toàn thân ít thay đổi. Nếu có thay đổi chỉ gặp ở người luôn lo lắng về tình trạng bệnh tật của mình hoặc ăn uống quá kiêng khem.
    Phân loại bệnh viêm đại tràng
    Theo các chuyên gia, dù đại tràng chỉ dài 150 cm nhưng có rất nhiều bệnh lý khác nhau và có thể chia  thành 2 nhóm: bệnh lành tính và ác tính. Trong mỗi nhóm bệnh, tùy theo triệu chứng, mức độ lại có những loại bệnh khác nhau và cách điều trị cũng khác nhau
    Bệnh đại tràng lành tính
    – Triệu chứng chung: Thông thường chúng ta hay nghĩ đến bệnh lành tính là viêm đại tràng. Thực ra, khi có những triệu chứng như đau quặn, mót rặn, đại tiện nhiều lần và phân có nhầy mũi là triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau của đại tràng.
    Bệnh phình đại tràng bẩm sinh: Thường gặp hơn cả là phình đại tràng bẩm sinh do các hạch thần kinh.
    – Triệu chứng: Táo bón, nhiều ngày không đại tiện, phân to và rắn, đôi khi phải dùng thuốc thụt hậu môn thì mới đại tiện được. Một số trường hợp sẽ gây ra chứng tắc ruột do phân, gây đau bụng, nôn, chướng bụng và người bệnh phải đến ngay viện cấp cứu.
    Viêm đại tràng: Trong lòng đại tràng bị tác động của vi khuẩn làm cho viêm đỏ, phù nề, thậm chí có những chỗ bị tổn thương mất một phần niêm mạc ruột thành ổ loét. Trước đây do dân trí, kinh tế xã hội chưa phát triển, vệ sinh ăn uống chưa tốt nên tỷ lệ người bệnh viêm đại tràng còn chiếm trên 6% dân số. Từ sau chiến tranh kết thúc, kinh tế phát triển, văn hóa được nâng cao, tỷ lệ người bị mắc bệnh viêm đại tràng giảm hẳn, chỉ còn chưa đến 7/1000 dân, tỷ lệ nữ nhiều hơn nam, nông thôn bị nhiều hơn thành phố và thường gặp ở người trưởng thành do thói quen sinh hoạt, ăn uống không đảm bảo vệ sinh.
    – Triệu chứng: Đau quặn, mót rặn, phân nhầy mũi, đau quặn từng cơn (do đại tràng co bóp) khắp bụng, nhất là dưới rốn. Cơn đau có thể nặng hay nhẹ, thưa hay dày tùy vào mức độ viêm, cơn đau kèm theo cảm giác muốn đi ngoài mà không đi được.
    – Nguyên nhân: Có nhiều loại vi khuẩn đường ruột có thể gây viêm đại tràng. Nếu do ly a míp gây nên thì người ta gọi bệnh ly (kiết lỵ). Nếu biểu hiện mạnh ở các triệu chứng như đau nhiều, đi đại tiện nhiều lần thì là viêm đại tràng cấp. Viêm đại tràng cấp nếu điều trị không triệt để có thể dẫn đến viêm đại tràng mãn tính.
    Tuy nhiên, có một số bệnh (nữ nhiều hơn nam) bị rối loạn chức năng co bóp của đại tràng, cũng có biểu hiện đau quặn, mót rặn nhưng không đi ngoài nhầy mũi, đây là chứng viêm đại tràng cơ năng, thường xảy ra khi thay đổi thời tiết hoặc ăn các thức ăn lạ như thức ăn tanh (cua, cá…) hoặc thức ăn lên men (dưa, cà…). Đối với những bệnh này thường chỉ cần dùng thuốc điều chỉnh co bóp ruột chứ không phải dùng kháng sinh đường ruột.
    – Phòng bệnh: Có chế độ vệ sinh ăn uống hằng ngày, ăn chín, uống sôi, không ăn thức ăn ôi thiu, không ăn các thức ăn chế biến từ thực phẩm nhiễm bệnh (thịt lợn bị bệnh tai xanh, thịt gà bị bệnh cúm…) không ăn quá nhiều thức ăn lên men chua như dưa, cà… Đồng thời, khi có các triệu chứng nghi ngờ bị viêm đại tràng, cần đến bác sĩ chuyên khoa khám và điều trị đúng thuốc, đúng bệnh và triệt để.
     Ngoài hai bệnh thường gặp nêu trên, còn rất nhiều Bệnh đại tràng khác có những triệu chứng giống như viêm đại tràng như bệnh polyp đại tràng, bệnh túi thừa đại tràng, bệnh đại tràng đôi, đại tràng dài hoặc teo đại tràng…
     Trong đó, bệnh polyp đại tràng là loại bệnh có một hay nhiều cục thịt thừa ở trong lòng đại tràng. Nếu có rất nhiều polyp trong đại tràng thì gọi là đa polyp (polyps). Bệnh có tính di truyền từ mẹ sang con, khi có vài triệu chứng như đau bụng, rối loạn tiêu hóa. Khi mắc bệnh này, nên đến bệnh viện để phát hiện kịp thời và điều trị bằng các phương pháp như nội soi cắt polip hoặc phẫu thuật cắt đoạn ruột bị tổn thương.
      Một bệnh nữa thường gặp (người châu Âu mắc nhiều hơn châu Á, người mập nhiều hơn người gầy) là bệnh túi thừa đại tràng, rất nhiều người chỉ phát hiện được khi tình cờ chụp hoặc soi đại tràng hoặc xuất hiện khi đã có biến chứng khi thủng hay viêm túi thừa. Không có thuốc điều trị bệnh túi thừa đại tràng, chủ yếu là chế độ ăn hợp lý để tránh biến chứng viêm túi thừa phải phẫu thuật cấp cứu .
    Bệnh đại tràng ác tính
         Bệnh ác tính của đại tràng hay gọi là bệnh ung thư đại trực tràng là một bệnh hay gặp. Một số bệnh lý đại tràng nêu trên cũng có thể chuyển thành ung thư như: loét đại tràng lâu ngày, bệnh đa polyp phát hiện muộn có thể một vài polyp biến đổi thành ung thư.
    – Triệu chứng: Đau quặn, mót rặn, đại tiện phân nhầy máu mũi, giai đoạn muộn sẽ làm người bệnh gầy sút cân, thiếu máu, thậm chí một số khối u quá lớn sẽ gây biến chứng tắc ruột.
    – Điều trị: Phẫu thuật cắt bỏ đoạn ruột có khối u và những vùng xung quanh bị nó xâm lấn. Tùy theo kết quả xét nghiệm tế bào để điều trị tia xạ, hóa chất hay miễn dịch kèm theo.
    – Phòng ngừa: Cũng giống như việc phòng bệnh viêm đại tràng, để phòng bệnh ung thư đại trực tràng thì vệ sinh ăn uống và an toàn thực phẩm là phương thuốc hữu hiệu nhất. Các nghiên cứu cho thấy chế độ ăn nhiều chất béo, nhiều thịt làm tăng nguy cơ mắc bệnh, ngược lại chế độ ăn nhiều rau, quả, củ, chất xơ sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh. Tránh các thức ăn lên men, muối chua, các loại thực phẩm có hóa chất, các loại rau quả có dư lượng thuốc tăng trưởng, thuốc trừ sâu, không nên ăn các thực phẩm nướng cháy quá.
    – Xét nghiệm phát hiện khối u sớm:
    Chụp X quang khung đại tràng có thuốc cản quang cũng có thể định hướng trong chẩn đoán bệnh. Xét nghiệm này có thể thực hiện được ở hầu hết các bệnh viện.
    Soi đại tràng ống mềm: Là biện pháp tốt nhất để phát hiện u đại tràng, qua ống soi mềm bác sĩ có thể nhìn thấy toàn bộ tình trạng bên trong của đại trực tràng và có thể lấy được một phần khối u để xác định đó là u lành hay ác.
     Siêu âm, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ cũng góp phần rất quan trọng trong phát hiện ung thư đại trực tràng, nhất là phát hiện xâm lấn, hạch và di căn hạch .
    Gần đây nhất chụp PET là một kỹ thuật đánh giá rõ ràng tổn thương do u gây ra cũng như những di căn của khối u.
    Lưu ý: Bệnh viêm đại tràng mạn có thể nặng thêm nếu bệnh nhân có những vấn đề về tâm lý như trầm cảm, lo âu… Vì vậy, người bệnh cần thực hiện các phương pháp chống stress như tập thể dục, tập dưỡng sinh (thở bằng bụng, vận dụng cơ hoành, ngồi thiền, tập yoga).
    Thực phẩm nên tránh khi bị viêm đại tràng
    Cà phê và trà
    Bệnh viêm đại tràng
    Cà phê, trà chứa chất kích thích, chúng thúc đẩy việc phá vỡ quá trình tiêu hóa ngay cả đối với những người không bị các bệnh viêm đại tràng. Vì vậy, bệnh ngày trở nên trầm trọng, cảm giác đau và khó chịu ngày một tăng lên.
    Đậu
    Đậu là thực phẩm bổ dưỡng, chế biến nhiều món ăn ngon. Do chứa nhiều chất xơ nên rất dễ gây tình trạng đầy bụng cho bệnh nhân viêm đại tràng.
    Các loại hạt
    Nên tránh ăn các loại hạt nếu bạn bị các bệnh về viêm đại tràng cũng như các loại sinh tố làm từ sữa chua, trái cây. Các loại hạt rất khó tiêu hóa và tạo ra “cọ xát” với thành ruột. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể thưởng thức chúng nếu nghiền nhỏ ra sử dụng trong thực đơn hàng ngày.
    Ngô và nấm
    Ngô và nấm chứa nhiều chất xơ, rất khó tiêu hóa. Chúng đi vào hệ thống tiêu hóa gây ra những kích ứng ở đó, dẫn đến tiêu chảy ở người viêm đại tràng.
    Bông cải xanh
    Bệnh viêm đại tràng
    Chất xơ chứa trong bông cải xanh, bắp cải, cần tây rất khó tiêu hóa, nên thường dẫn đến tình trạng đầy bụng, đầy hơi. Khi chế biến, bạn nên cắt nhỏ, nấu chín để tiêu hóa dễ dàng hơn. Hoặc thay thế bằng các thực phẩm khác như súp lơ, cà rốt, khoai lang…
    Thịt mỡ
    Thịt mỡ rất khó tiêu hóa, đặc biệt là đối với bệnh nhân viêm đại tràng. Vì vậy không nên ăn quá nhiều thịt mỡ, nên ăn thịt nạc đã xay nhỏ đồng thời nhai kỹ nếu không muốn tình trạng bệnh của bạn trở nên trầm trọng. Thịt chế biến thành nhiều món dễ ăn, dễ tiêu như: thịt viên, nước sốt thịt, bánh mì thịt…
    – Không nên ăn các loại thực phẩm như: Trứng, sữa, nem rán, thịt mỡ, đậu đen, hành sống, rượu, bia, cà phê, nước ngọt có ga vì các loại thực phẩm này gây đầy hơi, chướng bụng.
    Cũng không nên ăn các thực phẩm có nhiều lactose như sữa, nhiều đường như quả ngọt, mật ong, nhiều sorbitol (có trong một số bánh kẹo ngọt) vì bệnh nhân có biểu hiện kém hấp thu các loại đường này, do đó ăn vào sẽ gây chướng bụng, đầy hơi và tiêu chảy.
    – Tránh dùng thức ăn cứng như rau sống, bắp luộc ảnh hưởng đến vết loét. Khi chế biến thức ăn, nên hấp hoặc luộc, hạn chế xào, rán.
    – Thay đổi chế độ dinh dưỡng là một yếu tố quan trọng trong việc điều trị căn bệnh viêm đại tràng. Bệnh nhân cần tăng cường ăn chất xơ, đồng thời phải kiêng rất nhiều thứ như chất béo, chất kích thích và một số loại thuốc.
     Dược sĩ Hưng

    3D V- serento_H+L (1)

    V-SORENTO – SỨC MẠNH CỦA ĐẠI TRÀNG
    Xem chi tiết tại đây.

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương
    Khi sử dụng V-Sorento – Hỗ trợ chữa trị viêm đại tràng, các triệu trứng viêm đại tràng của tôi đã được cải thiện rõ rêt.
    Nguyễn Cường, 60 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
    Tôi đã mua Canxi King cho cháu nhà tôi uống. Sản phẩm rất tốt và dễ uống.
    Nguyễn Minh, Khu D8, Thành Công, Đống Đa, Hà Nội