HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Các bệnh khác

    Hội chứng cai rượu – Nguyên nhân và cách điều trị

    Ở Mỹ, khoảng 50% người dùng bia rượu thường xuyên và 30% có các vấn đề liên quan đến rượu như sử dụng rượu khi lái xe, bỏ học, mất việc do rượu. 14% tần suất suốt đời của lệ thuộc rượu. Tỷ lệ lạm dụng rượu ở nữ là 5% và ở nam là 10%. Các rối loạn liên quan đến rượu thực sự là mối quan tâm của Tổ chức Y Tế Thế Giới. Nó đứng hàng thứ 3 sau bệnh tim mạch và ung thư.

    Những người nghiện rượu thường uống từ 400 – 500ml, có thể tới 1 lít và vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, thời gian uống rượu cũng liên quan với nguy cơ xảy ra hội chứng cai rượu cấp, thời gian nghiện rượu thường trên 10 năm, thời gian nghiện rượu càng dài thì khả năng xảy ra hội chứng cai rượu càng cao, biểu hiện lâm sàng cũng nặng hơn.
     
    Hội chứng cai rượu là gì?
     
    Hội chứng cai rượu là một loạt các triệu chứng xuất hiện sau khi bỏ rượu hoặc uống giảm số lượng đáng kể so với trước ở người nghiện rượu. Hội chứng cai rượu biểu hiện ở nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng, thậm chí rất nặng và có thể nguy hiểm đến tính mạng.
     
    Ở người nghiện rượu có tình trạng "quen rượu" hay nói khác đi, các cơ quan trong cơ thể đặc biệt là hệ thần kinh đã trở nên phụ thuộc vào rượu. Rượu khi vào cơ thể đã làm giảm hoặc mất tác dụng của chất Gamma aminobutiric acide- là một chất ức chế thần kinh, làm ảnh hưởng tới các chất dẫn truyền thần kinh khác như: glutamate, adrenaline, noradrenaline và trục nội tiết dưới đồi – tuyến yên. Khi ngừng hoặc giảm uống rượu cơ thể không kịp thích nghi nên kết quả là hàng loạt triệu chứng của hội chứng cai rượu xảy ra.
     
    Bên cạnh việc chủ động bỏ rượu (chỉ ở một số rất ít người), có nhiều yếu tố khiến cho người nghiện bỏ rượu đột ngột dẫn đến xuất hiện hội chứng cai rượu như bệnh nhân bị sốt virut, nhiễm khuẩn (hay gặp viêm phổi, nhiễm trùng tiết niệu, viêm màng não mủ, nhiễm khuẩn huyết…), xuất huyết tiêu hóa do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản ở bệnh nhân xơ gan rượu, chấn thương sọ não, tụ máu dưới màng cứng mạn tính, các stress trong gia đình và xã hội… Các yếu tố này có thể cộng hưởng với nhau khiến cho bệnh nhân đang uống một lượng rượu rất lớn đột ngột phải dừng khiến cho cơ thể không kịp thích nghi.
     
    Đa số các trường hợp nghiện rượu nặng là những người nghèo nên rượu họ uống hàng ngày không phải là rượu tinh khiết mà thường là rượu có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng, lượng aldehyde trong những loại rượu này có nồng độ rất cao và trong nhiều trường hợp còn có chứa cả methanol, một loại rượu cực độc chỉ được dùng làm dung môi trong công nghiệp, vì vậy, hội chứng cai rượu ở những đối tượng này thường kèm thêm những tổn thương nặng ở các cơ quan như gan, thận, mắt, tim, thần kinh với một tình trạng suy dinh dưỡng hết sức nặng nề.
     
     
    Hội chứng cai rượu có biểu hiện từ nhẹ đến nặng thậm chí rất nặng gây ảnh hưởng đến tính mạng
     
    Biểu hiện của bệnh
     
    Run rẩy: Bắt đầu khoảng 5-10 giờ sau lần uống cuối và đạt đến đỉnh điểm sau 24-48 giờ. Tiếp theo chứng run rẩy là mạch nhanh, tăng huyết áp, thở nhanh, vã mồ hôi, buồn nôn, lo lắng, bồn chồn, mộng mị và mất ngủ.
     
    Ảo giác do rượu: Triệu chứng này bắt đầu 12-24 giờ sau lần uống cuối, có thể kéo dài 2 ngày. Thường người cai rượu thấy vô số vật nhỏ, tương tự nhau và động đậy. Đôi lúc họ còn nhận ra hình như có nhiều con côn trùng bò qua lại hay tiếng đồng tiền xu rơi.
     
    Co giật do cai rượu: Co giật có thể xảy ra 6-48 giờ sau lần uống cuối cùng và thông thường có nhiều cơn co giật xảy ra liên tiếp trong nhiều giờ. Nguy cơ lớn nhất sau 24 giờ là bị bệnh động kinh, thể cơn lớn.
     
    Run sảng: Thường xảy ra 2-3 ngày sau lần uống cuối, có thể trễ hơn, sau 1 tuần. Đỉnh điểm thường là 4-5 ngày sau lần uống cuối. Tình trạng này gây ra nguy hiểm cho nhịp thở, tuần hoàn và nhiệt độ bệnh nhân; có thể khiến tim đập rất nhanh, huyết áp tăng quá mức hoặc là một tình trạng mất nước nguy hiểm. Tình trạng sảng run còn giảm lượng máu đến não, gây nôn, mê sảng, mất phương hướng, đờ đẫn, mê man, tính khí giận dữ bất thường, niềm tin bất hợp lý hoặc vã mồ hôi, rối loạn giấc ngủ và nhiều ảo giác.
     
    Mất nước do sốt, co giật toàn thân, tiêu chảy, nôn, kèm theo mất kali, magiê máu có thể dẫn tới rối loạn chuyển hóa nghiêm trọng.
     
    Kèm theo các biểu hiện của hội chứng cai rượu là một tình trạng suy kiệt nặng; nhiễm khuẩn ở một số nơi như đường hô hấp, tiết niệu; các triệu chứng của xơ gan: hoàng đản, cổ chướng, tuần hoàn bàng hệ, lách to và các biểu hiện của tiền hôn mê gan, hôn mê gan thực sự khiến cho bệnh cảnh lâm sàng của hội chứng cai rượu thêm nặng nề và phức tạp.
     
     
    Điều trị hội chứng cai rượu cần có thời gian và sự giúp đỡ của bác sỹ và người nhà bệnh nhân
     
    Điều trị hội chứng cai rượu
     
    Đối với tình trạng bệnh nhân run rẩy
     
    Điều trị ngoại trú nếu tình trạng bệnh nhân cho phép như: bản thân bệnh nhân có động lực muốn cai , tình trạng nghiện rượu ít trầm trọng, mới xẩy ra  trong thời gian gần đây và bản thân bệnh nhân có nghề nghiệp và có quan hệ gia đình tốt. Còn các trường hợp khác đều phải nhập viện.
     
     Các biện pháp cụ thể:
    • Ngừng hoàn toàn việc uống rượu.
    • Bồi phụ nước bằng đường uống tối thiểu 3 lít/24h giờ các dung dịch đường hay muối.
    • Điều chỉnh các rối loạn nước và điện giải tuỳ theo điện giải đồ( đặc biệt chú ý các trường hợp giảm ma nhê và can xi máu).
    • Bồi phụ vitamin, đây là việc bắt buộc để phòng ngừa các biến chứng về thần kinh: vitamin B1 liều 1g/24 giờ tiêm bắp kết hợp với vitamin B6 500mg đường uống, vitamin B12 1000 mg/24 giờ đường uống, vitamin PP 50-500 mg/24 giờ đường uống, Acide pholique 10-30 mg đuờng uống, tất cả dùng trong 8 ngày …
    • Sau đó thay thế bằng Becozym uống 2- 4 v/24 giờ trong thời gian khoảng 3- 4 tháng. Để điều trị các triệu chứng tâm thần người ta có thể dùng  nhóm thuốc benzodiazepine: Valium10 mg 6 giờ uống 1 lần trong 24 giờ; Tranxen 50-100mg/24 giờ hoặc Xanax 2-4 mg/24 giờ hay một thuốc an dịu khác như Equanil 800-1200mg/24 giờ. Các thuốc được dùng cho đến khi các triệu chứng biến mất thường trong thời gian khoảng 4-5 ngày. Ở đây người ta nhấn mạnh tính thực tiễn của các Benzodiazepine trong trường hợp này ngoài tính hiệu quả của nó trong điều trị các triệu chứng tâm thần nó còn có tác dụng  đặc biệt là phòng ngừa được cơn động kinh. Nói chung liều lượng thuốc được duy trì tối đa trong khoảng 48 giờ sau đó giảm dần trong vòng 1 tuần.
    Đối với tình trạng bệnh nhân bị các cơn co giật
     
    Động kinh nguồn gốc do nghiện rượu không cần một điều trị kháng động kinh kéo dài như trong bệnh động kinh thực sự  mà ở đây chỉ cần ngừng uống rượu trong một thời gian dài.
     
    Việc điều trị cơn động kinh ở đây là điều trị triệu chứng bằng các thuốc chống co giật tác dụng nhanh như: Rivotril 1mg tiêm bắp sau thay thế bằng đường uống hoặc Valium 10 mg tiêm bắp rồi chuyển sang dùng đường uống.
     
    Đối với tình trạng bệnh nhân sảng run và ảo giác
    • Đây là tình trạng cần nhập viện cấp cứu.
    • Sau khi nhập viện cần khám lâm sàng toàn diện, tìm kiếm các ổ nhiễm trùng, làm điện não đồ nếu điều kiện cho phép.
    • Để bệnh nhân nằm ở buồng đủ sáng, có mặt người thân hoặc nhân viên y tế, không trói trừ trường hợp kích động nguy hiểm cho bản thân và xung quanh.
    • Bồi phụ nước với số lượng lớn bằng đường uống khoảng 5-6 lít /24 giờ với các dung dịch giầu muối khoáng và đường.
    • Nếu bệnh nhân kích động mạnh thì cần sử dụng các thuốc an thần kinh an dịu như  Loxapac 1-2 ống nhắc lại sau 24 giờ và truyền dịch qua đường tĩnh mạch dung dịch glucoza 5% 500ml + 2g NaCl  + 1g  KCl  truyền 8-10 lần mỗi ngày.
    • Dùng vitamin đường tiêm  bắp hoặc tĩnh mạch: Vitamin B1 1g/24 giờ và Vitamin B6 500mg/24 giờ.
    • Thuốc an thần: Valium 10-20 mg 3 lần/24 giờ hoặc Equanil 1400-2400mg / 24 giờ. Có thể dùng an thần kinh như Tiapridal 200 mg 4 lần /24 giờ hoặc Largactil 300mg /24giờ (cần chú ý đến tác dụng hạ huyết áp và gây động kinh của các an thần kinh).
    • Điều trị chống ảo giác có thể dùng Haloperidol 15-30 mg/24 giờ đường uống hay tiêm bắp.
    Kết luận
     
    Nói tóm lại để tránh được các biến chứng nói trên điều quan trọng cơ bản lâu dài là phải kiêng dùng rượu hoặc dùng rượu điều độ có chừng mực. Điều này nói thì dễ nhưng thực tế rất khó  cần có sự nhận thức của mỗi cá nhân và sự quan tâm của toàn thể xã hội.
     
     

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần
    Khi sử dụng V-Sorento – Hỗ trợ chữa trị viêm đại tràng, các triệu trứng viêm đại tràng của tôi đã được cải thiện rõ rêt.
    Nguyễn Cường, 60 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương